Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Những điều cần suy ngẫm
Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng và hậu quả lâu dài của các hành vi bạo lực gia đình đối với trẻ em còn chưa được cảnh báo đúng mức. Trẻ em đặc biệt là trẻ vị thành niên rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ cả về thể chất lẫn tinh thần nhưng thực tế hiện nay nhiều trẻ vẫn còn chịu đựng về những bạo lực trong gia đình gây ra. Điều đáng buồn là nhiều trường hợp trẻ bị bạo lực do bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ, những người ruột thịt trong gia đình. Bản thân cha mẹ, trong 1 số trường hợp, không biết rằng chính mình là người gây bạo lực với con của mình.
Bài học đau lòng
Vừa qua, khoa sức khoẻ Vị thành niên đã tiếp nhận một trẻ nữ 13 tuổi đã tự tử bằng cách uống thuốc trừ sâu. Theo gia đình kể lại, do bức xúc khi bị mẹ và chị gái đánh nên cháu đã hành động dại dột như vậy.
Chuyện xảy ra trong đợt dịch Covid vừa qua, cháu theo học chương trình online của nhà trường nên thường xuyên ở nhà. Ngoài thời gian học, cháu hay vào mạng xem phim ảnh và các trang mạng xã hội khác. Vì thế, mẹ cháu lo lắng và yêu cầu cháu phải thường xuyên mở cửa phòng để mọi người luôn giám sát được. Cháu không hài lòng về điều này vì nghĩ mình đã lớn và cần có không gian riêng tư cho bản thân. Bởi vậy, mỗi khi về nhà là cháu đóng cửa lại, không thực hiện theo yêu cầu của mẹ. Điều này khiến mẹ cháu bực mình vì nghĩ con mình đã không biết nghe lời nên đánh cháu để “dạy dỗ”. Thêm vào đó, chị gái cũng hùa theo mẹ và đánh em. Cháu cảm thấy vô cùng đau đớn về thể xác và tinh thần, cảm thấy rất tủi thân vì những người thân trong gia đình đã không chia sẻ, che chở mà còn hành hạ cháu. Vì vậy, cháu đã mua thuốc trừ sâu và uống để tự tử. Điều may mắn là cháu được phát hiện sớm và đưa đến Bệnh viện để cấp cứu kịp thời. Sau khi ổn định về chức năng sống, cháu đã được chuyển đến khoa sức khoẻ Vị thành niên- Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại khoa Sức khoẻ Vị thành niên, các bác sỹ đánh giá cháu có những tổn thương về tâm lý và cần phải điều trị hỗ trợ. Ngoài ra, các bác sỹ cùng với nhà tâm lý cũng đã gặp gia đình để trao đổi và hướng dẫn về việc giáo dục đối với trẻ.
Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tinh trạng tinh thần của cháu được cải thiện và cháu được ra viện để tiếp tục học tập và hoà nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng lo lắng về tương lai của cháu vì khi về nhà nếu tình trạng bạo hành gia đình vẫn tiếp tiếp xảy ra thì việc trẻ chọn đến cái chết là điều khó tránh khỏi và hậu quả lần sau sẽ còn đau lòng hơn. Trong khi đó trên thực tế hiện nay, vai trò bảo vệ và chăm sóc trẻ em của gia đình, cộng đồng chưa thực sự được quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên
Bạo lực trẻ em trong gia đình có thể hiểu là tình trạng trẻ em bị người trong gia đình hành hạ, đánh đập, tác động tới cả tinh thần và thể xác gây tổn thương nghiêm trọng đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này nhưng trước hết ở nước ta phải kể đến nhận thức của các gia đình như phong tục, thói quen. ″Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” bấy lâu nay khiến cho các bậc phụ huynh xem chuyện đánh con mình là “bình thường” và đó là quyền của cha mẹ phải dạy cho con nên người. Tuy nhiên, chính những quan điểm sai lầm và không đúng mực này có thể gây ra những hậu quả đau lòng và đáng tiếc do chính sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như quyền được bảo vệ của trẻ em.
Những điều cần suy ngẫm
Hiện nay một số bậc cha mẹ vẫn cho rằng việc đánh con được xem như một “hình thức giáo dục của gia đình”. Chính việc nhận thức đó đã dẫn đến nhiều trường hợp cha mẹ quá lạm dụng “roi vọt” trong việc dạy dỗ, vô tình họ đã biến con mình trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình.
Những hành vi bạo lực gia đình sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến thể chất và tinh thần của trẻ đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên. Vị thành niên là giai đoạn biến động lớn về tâm sinh lý nên trẻ cần được lắng nghe và chia sẻ nên những hành động bạo lực về thể chất và tinh thần đều có thể dẫn đến những tổn thương tâm lý lâu dài. Nghiêm trọng hơn, một số trẻ có những suy nghĩ bồng bột và có thể những hành vi nguy hiểm như bài học đau lòng trên. Vì thế, cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục giúp các bậc phụ huynh thay đổi các nhận thức và hành vi trong cách giáo dục con mình đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên. Ngoài ra, mọi người dân cũng cần nâng cao nhận thức xã hội, cộng đồng về pháp luật cũng như quyền được bảo vệ của trẻ em..
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh
Khoa Sức khỏe Vị Thành Niên
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ba triệu chứng đau tái phát thường gặp nhất mà bác sĩ nhi khoa hay gặp là đau bụng, đau ngực và đau đầu. Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác.
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 1055 lượt xem
Trẻ 6 tháng tuổi có nổi gờ xương trên đỉnh đầu là do thóp chưa liền hay bị làm sao?
Bé nhà em đang được 6 tháng. Tuy nhiên trên đỉnh đầu của bé lại có cái gờ xương nổi lên. Khi bé được 5 tháng rưỡi thì em cho bé đi khám ở khoa Thần Kinh ở bệnh viện Xanh Pôn. Bác sĩ kết luận là thóp đầu của bé chưa liền hẳn, khi nào bé được 1 tuổi thì đến khám lại. Em rất lo, không biết bé như vậy có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1035 lượt xem
Viêm thanh khí phế quản xuất hiện nhiều nhất trong những tháng lạnh – từ tháng 10 đến tháng 3. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ngày nay không nghiêm trọng, nhưng một khi trường hợp nghiêm trọng có thể cần phải nằm viện.
Virus enterovirus D68 gây ra chứng bệnh gì? Sự nguy hiểm của chúng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Thử nghiệm lâm sàng là gì? Các thử nghiệm lâm sàng được tiến hành như nào? Rủi ro và lợi ích của các thử nghiệm lâm sàng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc về việc thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và gia đình.
Viêm nắp thanh quản xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào nắp thanh quản và các mô lân cận khác, khiến chúng sưng lên, chặn đường thở và ngăn cản việc hít thở.