Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 7-8 tháng
1. Trẻ 7 - 8 tháng ăn dặm như thế nào?
Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có dấu hiệu bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế ít đi, tuy nhiên, người mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa thay thế với tần suất 3 - 5 lần/ngày. Bởi sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo nhất, giúp trẻ dễ hấp thu và dễ tiêu hóa. Sữa mẹ cũng đóng vai trò như một chất kháng khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là nguồn dưỡng chất chống lại bệnh dị ứng. Đặc biệt, các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối không dùng sữa bò cho trẻ dưới 1 tuổi.
Từ 7 - 8 tháng tuổi, thức ăn đặc trở thành nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Đây cũng là thời điểm trẻ mọc răng nên mẹ hãy tập cho bé cách nhai thức ăn. Tuy nhiên, trong những tháng đầu bé mọc răng thì các loại thức ăn có vị mặn hoặc có đường nằm ngoài danh mục được khuyến cáo.
Bé có thể thử nhiều loại ngũ cốc, bột dinh dưỡng khác nhau. Bên cạnh sữa mẹ và sữa thay thế, bột dinh dưỡng đóng hộp đem lại đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ. Các bậc phụ huynh nên lựa chọn các loại bột dinh dưỡng đến từ các hãng sản xuất sản phẩm dinh dưỡng uy tín. Còn nếu cha mẹ sử dụng bột tự chế biến cần đảm bảo vệ sinh và đầy đủ dưỡng chất.
Cho bé ăn trái cây sẽ là lựa chọn hợp lý cho trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi, do trái cây sẽ bổ sung nhiều chất xơ và các vitamin. Nhưng, bạn cần lưu ý lượng trái cây, hoa quả khi cho trẻ ăn, nó phụ thuộc vào trọng lượng của bé và việc cơ thể bé đáp ứng tốt như thế nào khi dùng trái cây và rau. Độ đặc của thức ăn có thể được tăng lên dần dần tùy theo mức độ cho phép của cơ thể em bé.
Rèn thói quen tự lập cho trẻ là điều vô cùng tốt mà cha mẹ nên tập dần cho các con, nhất là trong việc ăn uống. Ví dụ, với những loại thực phẩm như : rau cải nấu mềm, trái cây rửa sạch gọt vỏ, bánh quy, bánh mì nướng... bạn hoàn toàn có thể để đưa cho trẻ tự cầm và ăn
Tuy nhiên, đối với những loại thức ăn mà trẻ có thể tự cầm và ăn, chỉ nên đưa cho bé một ít, tuyệt đối tránh những thức ăn như táo cắt khoanh, cắt lát mỏng, xúc xích, các loại hạt , kẹo tròn, rau cải chưa nấu..... nó rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị ngạt thở.
2. Món ăn dặm cho cho trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi
Món ăn thứ nhất có thể là bột ngũ cốc. Bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc nấu lên rồi xay ra, thêm dần ít muối, ít dầu ăn để kích thích trẻ ăn ngon miệng. Các chuyên gia lưu ý cha mẹ nên sử dụng vô cùng ít muối trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ. Ngoài ra bạn nên thay bột bằng hoa quả nghiền cho lạ miệng (có thể thay một số ngày trong tuần) và chú ý đến việc cho bú sữa.
Nhiều trường hợp, khi bé ăn xong sẽ không muốn uống sữa, cha mẹ đừng quá lo lắng và cũng đừng ép trẻ phải ăn sữa. Khi được bổ sung đa dạng các loại thức ăn đặc, bé sẽ ăn tăng dần số lượng bữa ăn trưa và bỏ dần bữa sữa, bạn có thể cắt bữa sữa của buổi trưa.
Trong độ tuổi này, cha mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành 5 bữa/ngày. Mỗi ngày cho trẻ ăn 2 bữa bột 10% mỗi bữa 200ml
Dưới đây là 1 gợi ý về thực đơn cho trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi.
- Sáng: Bú mẹ (hoặc sữa bột); sau 1 giờ sẽ cho uống thêm một chút nước quả (bằng muỗng); khoảng 10g sẽ ăn rau củ nghiền hoặc cháo pha sữa.
- Đến trưa sẽ ăn bột thành phần gồm: 10g bột gạo, 200ml nước, thịt lợn băm 10g, thêm 10g rau xanh và 5g dầu ăn. Bữa ăn thêm buổi chiều của bé thêm một hộp sữa chua hoặc nhấm nháp một chiếc bánh qui bơ, dễ tan ít đường , vẫn cho bé uống sữa sau đó.
- Bữa ăn tối nếu bé bú sữa mẹ thì bạn có thể cho bé ăn thêm bữa ăn dặm, không muộn quá, chọn thực đơn dễ tiêu, tránh các loại rau có ga làm đầy bụng như cải bắp, su hào...
Tóm lại, ở độ tuổi từ 7 - 8 tháng, các bậc phụ huynh nên bắt đầu cho trẻ tập nhai. Bé cần được tập ăn các loại thực phẩm để thích nghi và các bữa bột cần được thay đổi thực phẩm thường xuyên. Người lớn cũng nên đặc biệt quan tâm đến cách cho ăn của trẻ, phải biết cách tạo sự gắn bó tốt với trẻ, làm cho trẻ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?
Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?
- 1 trả lời
- 959 lượt xem
Có thể bổ sung thuốc bổ dạng giọt cho bé trai hơn 7 tháng tuổi nặng 8kg không?
Em sinh bé trai nặng 2,8kg. Giờ bé hơn 7 tháng và nặng 8kg. Cháu biếng ăn và biếng bú mà chỉ ham lật. Giờ cháu đã chớm biết bò và chưa mọc răng ạ. Em muốn bổ sung thuốc bổ cho bé dạng nhỏ giọt và không có vitamin A được không ạ? Vitamin A cháu đã được uống theo chương trình mở rộng của quốc gia rồi.
- 1 trả lời
- 708 lượt xem
Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?
Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?
- 1 trả lời
- 1283 lượt xem
Nên bổ sung vitamin D cho trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?
Em sinh bé gái lúc 38 tháng 2 ngày, bé nặng 3kg. Hiện tại bé đã được 3 tháng và nặng 6kg ạ. Lúc bé được 1 tháng tuổi, vì thấy bé hay vặn mình nên em có tìm hiểu trên mạng trẻ sơ sinh đến lúc 1 tuổi được khuyến cáo nên được bổ sung vitamin D3. Em có nhờ mua hộ và bổ sung cho bé 6 giọt 1 ngày vitamin D3 childlife, loại 500IU. Vì trong chai có hướng dẫn trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 1 ngày 6 giọt. Vậy mà trên mạng lại khuyên chỉ nên dùng Vitamin D loại 500IU và chỉ nhỏ 1 ngày 1 giọt thôi. Em cũng đọc được thông tin là nếu trẻ bổ sung thừa canxi thì sẽ bị đóng thóp sớm và ảnh hưởng đến não bộ. Em nên bổ sung cho bé liều lượng thế nào ạ? Em đang tạm ngưng cho bé uống để nghe tư vấn của bác sĩ ạ.
- 1 trả lời
- 534 lượt xem
Cần làm gì và cho trẻ 2 tháng tuổi bổ sung vitamin gì để bé ngủ sâu giấc hơn?
Em sinh bé mới được 2 tháng tuổi. Hiện bé đang nặng 5,3kg. Dạo gần đây không hiểu sao bé ngủ không sâu giấc và rất khó vào giấc ngủ. Cho bé ngậm ti mẹ thì ngủ, nhưng bỏ ra là khua chân tay rồi cho tay chà lên mặt. Bế thì bé ngủ sâu, nhưng cứ đặt xuống nôi là 5p sau lại dậy. Chỉ tầm khoảng 10 rưỡi đêm đến 4-5 giờ sáng là bé ngủ sâu giấc, 2-3 lần dậy bú. Còn một vấn đề nữa là khi mới đi ngủ bé thở nhanh, khò khè, lắm khi như bị ngợp. Nhưng khi ngủ rồi thì không khò khè nữa. Bé nhà em như vậy là bị làm sao ạ? Hầu hết là bé bú sữa mẹ. Chỉ khi nào sữa mẹ về ít thì em có dặm thêm sữa ngoài. Hàng ngày bé xì hơi có mùi hôi và tiểu tiện đều đặn, nhưng tầm 3-4 ngày hoặc 5-6 ngày mới đi ị. Đi ị phân vàng, không vón thành cục. Em không bổ sung vitamin gì cho bé, cũng thỉnh thoảng tắm nắng buổi sáng cho bé. Em có cần bổ sung vitamin gì cho bé không ạ?
- 1 trả lời
- 1069 lượt xem
Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.
Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.
Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!
Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.
Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.