1

Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 0-6 tháng

Ăn bổ sung có vai trò hết sức quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Nếu không chú ý những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì phụ huynh có thể vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị tụt hậu

Nhiều bà mẹ đặt ra câu hỏi nên bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung từ khi nào? Chế độ ăn bổ sung ra sao?

1. Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm (còn gọi là ăn sam) khi tròn 6 tháng tuổi, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh nên có thể hấp thu những thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ, trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung để cơ thể phát triển khỏe mạnh vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng đã không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Tuy nhiên, hiện nay vẫn nhiều bà mẹ có quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm, trẻ sẽ cứng cáp hơn và trẻ không bị đói. Nhiều trẻ được ăn bổ sung từ tháng thứ 4, 5 thậm chí cũng không ít trường hợp còn được ăn bổ sung từ tháng tuổi thứ 3. Trẻ 4 tháng tuổi không nên bắt đầu ăn dặm bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tận dụng nguồn sữa mẹ, trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng. Đặc biệt một số bà mẹ ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa vẫn còn cho trẻ ăn cơm nhai, cơm mớm rất mất vệ sinh, thậm chí còn là nguồn lây lan truyền bệnh cho trẻ.

Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 0-6 tháng
Trẻ nên bắt đầu cho ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi

 

Khi cho trẻ ăn dặm quá sớm sẽ gây hại cho trẻ vì hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi chỉ chấp nhận và thích hợp với việc tiêu hóa các thức ăn lỏng như sữa mẹ. Nếu thức ăn bổ sung chế biến ở mức độ lỏng như sữa mẹ thì thường có giá trị dinh dưỡng thấp hơn sữa mẹ, không đủ để đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ.

2. Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?

Việc tuân theo những nguyên tắc cơ bản khi cho trẻ ăn dặm sẽ giúp cho các bậc phụ huynh biết cách thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ được thuận lợi và khoa học hơn. Đây cũng chính là những yếu tố giúp cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ đạt đến mức hoàn thiện nhất. Theo kinh nghiệm được đúc kết từ việc chăm sóc sức khỏe trẻ em của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), việc cho trẻ ăn dặm cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ tập ăn bổ sung với những thức ăn gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để bé quen dần với “những thức ăn mới lạ”, giúp trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm và việc ăn uống của trẻ trở nên dễ dàng hơn. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm, thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” để luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ dần thích ứng với lượng và thành phần thức ăn ngày càng phong phú. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần, cụ thể như tháng đầu nên cho trẻ ăn bổ sung 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3 chén, rồi nửa chén...sẽ đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng – dưỡng chất cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” cần ghi nhớ để quá trình ăn bổ sung của trẻ luôn được “suôn sẻ”, đây là nguyên tắc giúp trẻ không bị dị ứng hay nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ có thể bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu bát bột” nghĩa là bột ăn dặm của trẻ cũng đảm bảo đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng giúp trẻ phát triển tốt. Nhóm bột đường gồm gạo, bột mì, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai... Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các sản phẩm từ đậu nành và các loại đậu/đỗ khác... Nhóm chất béo bao gồm dầu, mỡ, bơ, pho mát và các loại hạt có dầu. Nhóm vitamin và khoáng chất bao gồm rau củ và các loại trái cây tươi. Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người mẹ hay người chăm sóc không nên cho thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ, vì chức năng thận của trẻ vẫn còn yếu, gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” khi trẻ không muốn ăn hoặc tỏ ra phản đối việc ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm một thời gian 5 – 7 ngày rồi sau đó sẽ tiếp tục tập luyện để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

3. Trẻ 6 tháng ăn dặm được những gì?

Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần, ăn thêm đủ số bữa (từ 2 bữa tăng dần lên 3-4 bữa khi gần 1 tuổi) và bột/cháo được nấu với đủ 4 nhóm thực phẩm sau:

  • Nhóm cung cấp chất bột: Sử dụng gạo tẻ, gạo tám mới, không nên trộn lẫn gạo nếp (gây đặc khó ăn vì có gluten) ý dĩ, hạt sen, đậu xanh (vì dễ gây cảm giác ngán, khó ăn và khó tiêu).
  • Nhóm cung cấp chất đạm: Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu.
Trẻ ăn bổ sung theo từng độ tuổi: Từ 0-6 tháng
Khi mới bắt đầu tập ăn dặm, nên dùng thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà giàu đạm, béo, dễ tiêu

 

  • Nhóm cung cấp chất béo: Dầu mỡ là nguồn cung cấp năng lượng và là dung môi hấp thu các vitamin tan trong dầu như vitamin A chống khô mắt, vitamin D chống còi xương, ... Trẻ cần được ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn, ...), với tỷ lệ tốt nhất là tỷ lệ 1:1 (khác với người trưởng thành là 2:1). Nên cho ăn đa dạng các loại dầu thực vật (đậu nành, mè, oliu, ...), riêng dầu gấc chỉ nên cho ăn 1- 2 lần/tuần để tránh vàng da do thừa caroten. Nên dùng mỡ động vật như mỡ gà, mỡ lợn, dầu cá hồi... Đặc biệt lưu ý bữa nào cũng phải cho ăn dầu/ mỡ và phải đủ lượng lượng: Khi bắt đầu ăn BS mỗi bữa cần cho 2,5ml dầu/mỡ, 8 tháng trở lên 5ml, gần 1 tuổi trở 7,5-10ml/bữa theo nguyên tắc một bữa dầu, một bữa mỡ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin: Rau xanh, củ và quả hầu như không cung cấp năng lượng, không nên cho quá nhiều vào bột/ cháo khiến đậm độ năng lượng thấp: khi bắt đầu ăn bổ sung nên cho 1 thìa, sau tăng lên 2-3 thìa/1 là đủ. Nếu trẻ táo bón có thể cho thêm nhưng không quá nhiều. Lưu ý không nên dùng nhiều loại rau xanh, củ quả trong 1 bữa bột khiến cho khối lượng bữa ăn quá lớn.

4. Những chú ý chọn thực phẩm cho trẻ ăn dặm

  • Giàu năng lượng, đạm, béo và vi chất như sắt, kẽm, canxi, vitamin A, D, C và folate (có nhiều trong thức ăn nguồn động vật, hải sản, sữa, ...).
  • Sạch sẽ và an toàn: không có vi khuẩn gây bệnh hoặc các sinh vật có hại khác; không có các hóa chất có hại hoặc chất độc (không nên cho trẻ ăn thịt cóc, thịt cá nóc... hay những thực phẩm có khả năng có độc chất như nấm không rõ nguồn gốc); không có xương hoặc các miếng cứng có thể gây tổn thương cho trẻ.
  • Không quá nóng, cay, mặn, dễ ăn, trẻ thích.
  • Dễ dàng chuẩn bị thức ăn cho trẻ từ các thực phẩm của gia đình, địa phương, giá hợp lý, dễ nấu.
  • Cần lưu ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn, bảo quản tốt thức ăn. Tránh dùng những bữa phụ có quá nhiều đường (làm hỏng răng) và có giá trị dinh dưỡng thấp (như nước có gas, kẹo kem, ...), dễ gây các bệnh rối loạn chuyển hóa sau này.

Tóm lại, để trẻ phát triển tốt, khỏe mạnh cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối về chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ về cả thể chất, tâm thần và vận động.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé 6 tháng tuổi dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không?

Bé nhà em 6 tháng nhưng rất biếng ăn. Em có cho bé dùng appeton cho trẻ biếng ăn. Trước nay em chưa bổ sung vitamin D3 bao giờ. Vì em đang dùng appeton có thành phần vitamin D thì bổ sung thêm ostelin vitamin D3 có bị thừa không ạ? Và chỉ dùng mỗi appeton có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1050 lượt xem

Có thể bổ sung thuốc bổ dạng giọt cho bé trai hơn 7 tháng tuổi nặng 8kg không?

Em sinh bé trai nặng 2,8kg. Giờ bé hơn 7 tháng và nặng 8kg. Cháu biếng ăn và biếng bú mà chỉ ham lật. Giờ cháu đã chớm biết bò và chưa mọc răng ạ. Em muốn bổ sung thuốc bổ cho bé dạng nhỏ giọt và không có vitamin A được không ạ? Vitamin A cháu đã được uống theo chương trình mở rộng của quốc gia rồi.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  778 lượt xem

Có được dùng chung sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon với thuốc bổ sung canxi cho trẻ 8 tháng tuổi không?

Cháu nhà em hiện giờ đã được 8 tháng tuổi. Từ lúc sinh ra đến giờ cháu có tình trạng là khó ngủ. Khi ngủ cháu rất khó vào giấc và ngủ không sâu cứ trằn trọc suốt. Tổng thời gian ngủ của cháu cũng không đủ tiêu chuẩn. Em có cho cháu đi khám thì bác sĩ chẩn đoán thiếu canxi, sắt, kẽm và có kê thuốc cho uống nhưng không đỡ. Em định cho cháu uống sono bimbi hoặc soki tium để hỗ trợ cháu ngủ ngon hơn được không ạ? Và sản phẩm hỗ trợ ngủ ngon này có được dùng chung với canxi được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1398 lượt xem

Nên bổ sung vitamin D cho trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?

Em sinh bé gái lúc 38 tháng 2 ngày, bé nặng 3kg. Hiện tại bé đã được 3 tháng và nặng 6kg ạ. Lúc bé được 1 tháng tuổi, vì thấy bé hay vặn mình nên em có tìm hiểu trên mạng trẻ sơ sinh đến lúc 1 tuổi được khuyến cáo nên được bổ sung vitamin D3. Em có nhờ mua hộ và bổ sung cho bé 6 giọt 1 ngày vitamin D3 childlife, loại 500IU. Vì trong chai có hướng dẫn trẻ dưới 1 tuổi nhỏ 1 ngày 6 giọt. Vậy mà trên mạng lại khuyên chỉ nên dùng Vitamin D loại 500IU và chỉ nhỏ 1 ngày 1 giọt thôi. Em cũng đọc được thông tin là nếu trẻ bổ sung thừa canxi thì sẽ bị đóng thóp sớm và ảnh hưởng đến não bộ. Em nên bổ sung cho bé liều lượng thế nào ạ? Em đang tạm ngưng cho bé uống để nghe tư vấn của bác sĩ ạ.

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  588 lượt xem

Cần làm gì và cho trẻ 2 tháng tuổi bổ sung vitamin gì để bé ngủ sâu giấc hơn?

Em sinh bé mới được 2 tháng tuổi. Hiện bé đang nặng 5,3kg. Dạo gần đây không hiểu sao bé ngủ không sâu giấc và rất khó vào giấc ngủ. Cho bé ngậm ti mẹ thì ngủ, nhưng bỏ ra là khua chân tay rồi cho tay chà lên mặt. Bế thì bé ngủ sâu, nhưng cứ đặt xuống nôi là 5p sau lại dậy. Chỉ tầm khoảng 10 rưỡi đêm đến 4-5 giờ sáng là bé ngủ sâu giấc, 2-3 lần dậy bú. Còn một vấn đề nữa là khi mới đi ngủ bé thở nhanh, khò khè, lắm khi như bị ngợp. Nhưng khi ngủ rồi thì không khò khè nữa. Bé nhà em như vậy là bị làm sao ạ? Hầu hết là bé bú sữa mẹ. Chỉ khi nào sữa mẹ về ít thì em có dặm thêm sữa ngoài. Hàng ngày bé xì hơi có mùi hôi và tiểu tiện đều đặn, nhưng tầm 3-4 ngày hoặc 5-6 ngày mới đi ị. Đi ị phân vàng, không vón thành cục. Em không bổ sung vitamin gì cho bé, cũng thỉnh thoảng tắm nắng buổi sáng cho bé. Em có cần bổ sung vitamin gì cho bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1113 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 938 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 848 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1260 Lượt xem
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ 04:04
HÀNH TRÌNH ĐIỀU TRỊ LÁC THÀNH CÔNG CỦA BÉ TRAI 5 TUỔI & MẸ
"Con rất vui vì con có một đôi mắt mới và con có Mẹ rất yêu thương con
 3 năm trước
 941 Lượt xem
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi
Viêm xoang ở trẻ 3-4 tuổi

Tình trạng cảm lạnh của con dường như trở nên tồi tệ hơn chứ chẳng khá lên gì. Điều gì đang xảy ra? Nếu tình trạng ngạt mũi không biến mất, trẻ có thể bị nhiễm trùng xoang hoặc viêm xoang.

5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời
5 điều quan trọng bạn nên làm cho con trong những năm tháng đầu đời

Trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần lưu ý rất nhiều điều, để giúp bé phát triển một cách toàn diện nhất. Dưới đây là 5 điều quan trọng, cha mẹ cần phải ghi nhớ khi chăm sóc bé.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây