1

Trẻ 29 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc

Khi được 29 tháng tuổi, trẻ thường có thói quen kể một câu chuyện nhiều lần hoặc hát đi hát lại bài hát mà chúng rất yêu thích. Đây là một trong những thói quen tốt giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như lời nói.

1. Phát triển thể chất và vận động

Trẻ 29 tháng tuổi thường rất tập trung và có tính bền khi làm một công việc gì đó. Đây thực chất là hoạt động lặp đi lặp lại của trẻ ở lứa tuổi này. Việc trẻ thực hiện hành động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng vận động một cách thành thạo và nhuần nhuyễn hơn. Điều này cũng có thể giải thích lý do tại sao trẻ luôn cố trèo lên đồ đạc hoặc xới tung mọi thứ trong nhà trong khi cha mẹ của chúng không đồng ý.

Ở tuổi này, chiều cao và cân nặng của trẻ phát triển bình thường. Vậy trẻ 2 9 tháng nặng bao nhiêu kgtrẻ 29 tháng cao bao nhiêu. Số liệu cụ thể cho trẻ ở tuổi này là khoảng:

  • Bé trai: Cân nặng trung bình - 13.3 kg; chiều cao trung bình - 91.9cm
  • Bé gái: Cân nặng trung bình - 12.9 kg; chiều cao trung bình - 90.7 cm

Thêm vào đó, bé bắt đầu phát triển các kỹ năng vận động thậm, chí trẻ có thể vận động nhiều hơn so với độ tuổi của mình. Trẻ thường thích nhảy và làm tất cả hành động với ba mẹ chúng.

Một số lời khuyên:

  • Hãy nhớ rằng trẻ sẽ liên tục cố gắng chạy xung quanh và sẽ kiểm tra giới hạn độc lập của nó. Vì vậy, cha mẹ cần phải luôn luôn để mắt đến trẻ, nhưng cũng phải giữ một khoảng cách cụ thể để khiến trẻ cảm thấy rằng chúng có thể làm mọi việc.
  • Sự chạy nhảy và một số va chạm như vấp, ngã đều là chuyện khá bình thường với trẻ ở tuổi này. Những yếu tố trên được dự kiến xảy ra ​​ở giai đoạn này và cũng là một phần của sự phát triển ở các mốc quan trọng 29 tháng tuổi.

Nếu trẻ nhỏ hơn bình thường hoặc gặp rắc rối với hoạt động di chuyển thì cha mẹ nên cho trẻ đi bác sĩ để được được khám và tư vấn, như vậy sẽ đảm bảo sự phát triển thể chất của trẻ.

Trẻ 29 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Trẻ 29 tháng tuổi thường rất tập trung và có tính bền khi làm một công việc gì đó

2. Phát triển nhận thức

 

Ở giai đoạn phát triển nhận thức này, bạn sẽ nhận thấy được các dấu hiệu tự giác của trẻ, chẳng hạn như: Trẻ khăng khăng tự mặc quần áo, uống nước bằng ly của mình...

Trẻ 29 tháng tuổi lúc này có thể hiểu được nhiều từ ngữ, cho nên chúng thường thể hiện bản thân qua lời nói, mặc dù đôi khi trẻ không thể nói được những câu đúng và hoàn chỉnh.

Ba mẹ nên khuyến khích sự độc lập tự giác của trẻ. Ba mẹ sẽ phải hiểu và thông cảm cho sự bừa bộn hoặc lộn xộn khi bé ở một mình, bởi vì điều đó sẽ giúp cho trẻ tăng lòng tự trọng cũng như có thể làm cho bé kiểm soát được bản thân và môi trường xung quanh mình.

Đây cũng là một trong những giai đoạn giúp trẻ khám phá thế giới, cho nên nó vẫn là sự hấp dẫn và tò mò của trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Trẻ có thể thấy điều gì đó khiến trẻ hứng thú và khi đó trẻ sẽ chạy ngay lại đó để nhìn, và hơn nữa trẻ có thể dùng tay để sờ và chạm vào. Hơn nữa, trẻ cũng bắt đầu kiểm tra những thứ khác nhau xung quanh nhà, vì thế cha mẹ nên đảm bảo an toàn cho trẻ bởi vì mọi thứ nguy hiểm bé đều có thể tiếp cận được.

Một số lời khuyên:

  • Khuyến khích trẻ trở nên độc lập hơn, nếu bé muốn tự mặc quần áo hoặc uống từ cốc, thì bằng mọi cách, hãy để bé làm như vậy. Hãy để bé tự lập từ nhỏ có thể làm nên điều kỳ diệu cho sự phát triển của bé, vì vậy hãy chắc chắn khuyến khích loại hành vi này.
Trẻ 29 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Ba mẹ nên khuyến khích sự độc lập tự giác của trẻ

3. Phát triển cảm xúc

 

Trẻ ở giai đoạn 29 tháng tuổi thường thấy có sự gia tăng các cơn giận dữ. Điều đó được giải thích là có thể trẻ đang có xu hướng trải qua nhiều thất vọng. Tuy nhiên, điều này xảy ra cũng thật khó để bé hiểu hết được cảm xúc của bé cũng như có thể bé không biết cách thể hiện hoàn toàn bản thân mình.

Những hành vi của trẻ 29 tháng tuổi đều liên quan đến nhau. Trẻ có thể giữ bình tĩnh được nếu chính bản thân mẹ giữ bình tĩnh và giúp trẻ chuyển cơn giận dữ thành các hoạt động tích cực khác. Có thể có một vài cách tốt để xử lý tình huống này, nhưng hành động cha mẹ bình tĩnh với trẻ và giải thích cho trẻ những hành vi họ mong đợi từ trẻ đều có thể giúp cho cảm xúc của trẻ được tích cực hơn.

Ở giai đoạn này, bé 29 tháng tuổi cũng bắt đầu trở thân hiện hơn với mọi thứ xung quanh, đồng thời bé cũng sẽ kết bạn với những trẻ khác mà bé gặp. Tuy nhiên, cha mẹ nên cảnh giác để đảm bảo an toàn cho bé đồng thời luôn theo dõi bé khi tiếp xúc với người khác.

Một vài lời khuyên:

  • Cố gắng tránh la hét hoặc tức giận với trẻ bất cứ khi nào chúng nổi cơn thịnh nộ hoặc nếu bé không chịu ăn thức ăn mà bạn đang cho chúng ăn.
  • Hãy cố gắng hết sức để giữ bình tĩnh và kiên nhẫn, một điều tốt cần nhớ là sự kiên trì của cha mẹ chính là chìa khóa giúp trẻ phát triển hoàn thiện hơn. Nói chuyện bình tĩnh, nhưng kiên quyết, và chắc chắn rằng trẻ sẽ hiểu ý của bạn.
  • Khuyến khích trẻ kết bạn với những đứa trẻ khác bằng tuổi mình.
  • Ghi danh trẻ vào vở kịch để trẻ có cơ hội giao lưu với những đứa trẻ khác.

Nếu có vẻ như hành vi của con bạn vượt ngoài tầm kiểm soát hoặc nếu chúng gặp khó khăn trong việc kết bạn hoặc giao tiếp xã hội, thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Tuổi này rất quan trọng vì bạn sẽ bắt đầu nhận thấy nhiều vấn đề về hành vi khác nhau.

4. Phát triển ngôn ngữ và lời nói

 

Khi bé bước sang 29 tháng tuổi, trẻ đã biết được rất nhiều từ vựng và trẻ thường thích thể hiện bản thân mặc dù đôi lúc sự diễn đạt của trẻ cũng chưa được thành thạo.

Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn mà trẻ bắt đầu biết nói ngon ngọt với người khác. Hoặc đôi khi, trẻ có thể tự nghĩ ra các trò chơi trong tâm trí và ngồi đối thoại một mình với các nhân vật trong câu chuyện của trẻ.

Ở giai đoạn này, khả năng trẻ nói tiếng việt đã rất tốt. Trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ bắt chước để diễn kịch, hoặc trẻ có thể sử dụng lời nói làm trò khiến cha mẹ cảm thấy phấn khích và buồn cười, hay trẻ có thể bắt chước tivi kể lại câu chuyện mà trẻ được xem, hay có thể hát một bài hát nào đó. Đây cũng chính là thói quen tốt giúp trẻ phát triển hơn nữa về ngôn ngữ cũng như lời nói của trẻ.

Trẻ có thể đọc và nối những từ mà trẻ nghe được cùng với những hình ảnh mà trẻ được xem. Đây như là một hoạt động khá quan trọng trong việc chuẩn bị cho trẻ kỹ năng tập đọc và ghi nhớ từ vựng.

Một số lời khuyên:

  • Cha mẹ nên nói chuyện với con liên tục, hãy nói chuyện trong giờ ăn và hỏi trẻ về một ngày của trẻ. Điều này giúp trẻ thực hành lời nói và cũng là một cách tốt để bạn dạy trẻ nhận biết những điều mới xung quanh trẻ.
  • Cố gắng đưa trẻ vào cuộc trò chuyện của bạn để bé cảm thấy được tham gia.
Trẻ 29 tháng tuổi: Phát triển thể chất, vận động, nhận thức và cảm xúc
Ở giai đoạn này, khả năng trẻ nói tiếng việt đã rất tốt

5. Sức khỏe và dinh dưỡng

Trẻ ở độ tuổi này bắt đầu biết kén chọn thức ăn đặt biệt là hoa quả và rau xanh. Điều này có thể sẽ gây phiền phức cho cha mẹ vì họ lo sợ con sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng theo khuyến nghị hàng ngày. Để giải quyết tình huống này, cha mẹ hãy kiên nhẫn và khuyến khích con có thể sử dụng hết phần rau trong bữa ăn của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ nên hạn chế các đồ ăn nhẹ ngoài bữa ăn để tránh tình trạng khi vào bữa ăn trẻ no và không muốn ăn gì nữa. Thêm vào đó hãy tạo cho trẻ một không gian ăn uống thoải mái để trẻ có thêm hứng thú với khẩu phần ăn của mình.

Trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ gặp phải các vấn đề về hệ hô hấp, các bệnh lý về da và nhiễm trùng đường tiêu hóa...cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1383 lượt xem

Trẻ 9 tháng tuổi nặng 7,8kg thì có phát triển bình thường không?

Bé nhà em hiện giờ đã được 9 tháng tuổi. Bé nặng 7,8kg thì có phát triển bình thường không ạ? Khi bé được 2 tháng tuổi, em cho bé đi khám bác sĩ vì thấy bé ngủ rất hay giật mình. Bác sĩ có kê thuốc Canxi genol và cho bé uống ngày 2 lần, mỗi lần 5ml. Em cho bé uống đến tháng thứ 4 thì bé lại bị phát ban sởi. Đi khám thì bác sĩ kê thêm thuốc Aquadetrim D3 và nói có thể uống song song 2 loại thuốc này. Em cho bé uống đến bây giờ thì ngưng cả 2 loại thuốc vì thấy bé cũng uống lâu rồi. Tuy nhiên, vừa ngưng xong thì em thấy bé ngủ lại giật mình, có lúc thì rên lên. Vậy em có nên cho bé uống lại Canxi genol không ạ? Liều lượng thế nào và trong bao lâu nữa thì phù hợp ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  965 lượt xem

Bé trai 32 tháng tuổi nặng 12,3kg, cao 94cm là có phát triển bình thường không?

Bé trai nhà em hiện đang được 32 tháng tuổi. Bé nặng 12,3kg, cao 94cm. Bé ăn uống đa dạng thức ăn, ngày 5 bữa, uống 3 cữ sữa một ngày, mỗi cữ 120ml. Em có cho bé uống thêm sữa chua, xổ giun đều đặn. Tuy nhiên em thấy bé tăng cân chậm và không biết chiều cao cân nặng của bé có đủ so với tháng tuổi của bé không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  762 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1773 lượt xem

Trẻ 8 tháng 8 ngày tuổi nặng 9,5kg là có phát triển bình thường không?

Bé nhà em hiện đang được 8 tháng 8 ngày tuổi. Gần đây không hiểu sao bé ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc, giật mình. Hàng ngày em có bổ sung vitamin D cho bé, mỗi sáng 1 giọt. Em có cần bổ sung thêm chất gì cho bé nữa không ạ? Ngoài ra, bé nhà em hiện đang nặng 9,5kg, ngày 2 bữa ăn dặm. Cân nặng của bé như vậy là có phát triển bình thường không?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  602 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT! 04:36
BÁC SĨ NHI ĐỒNG HƯỚNG DẪN CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC TAY CHÂN MIỆNG SỚM NHẤT!
“Chỉ trong 1 giờ, bệnh tay - chân - miệng đã có thể làm thay đổi cả tương lai và cuộc đời của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khoảng 90% các...
 3 năm trước
 765 Lượt xem
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN 05:38
CẮT THẮNG LƯỠI - HÓA GIẢI NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ CHẬM NÓI, KHÓ ĂN
Trẻ khó ti, chậm nói, lưỡi không cong chạm tới khẩu cái.... Đây là những biểu hiện điển hình của tật dính thắng lưỡi của trẻ.
 3 năm trước
 1114 Lượt xem
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con 00:06
Chọn Phương Đông - Mẹ an tâm đón con
Theo dõi thai kỳ, vượt cạn và thăm khám sau sinh cùng các bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm từ Sản Tư, Sản HN..>> Ghi dấu những khoảnh khắc...
 3 năm trước
 474 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 781 Lượt xem
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI. 00:53
HƠN 50% TRẺ EM NHẬP VIỆN VÌ VIRUS ROTA, CHỦNG NGỪA VẮC XIN CHO CON YÊU NGAY TỪ 6 TUẦN TUỔI.
Không có nỗi khổ nào bằng chứng kiến con chiến đấu với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota mà không thể làm gì giúp con được. Tiêu chảy cấp rất nguy...
 3 năm trước
 709 Lượt xem
Tin liên quan
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 2 tháng tuổi

Để giúp bạn chuẩn bị cho chuyến thăm khám bác sĩ khi bé được 2 tháng tuổi, chúng tôi cung cấp dưới đây những câu hỏi bác sĩ có thể hỏi và bạn sẽ muốn viết ra câu trả lời trước.

Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi
Thăm khám bác sĩ: giai đoạn bé 6 tháng tuổi

Trước khi cho bé 6 tháng tuổi đi khám bác sĩ, cha mẹ cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những câu hỏi có thể bác sĩ sẽ hỏi và bạn có thể chuẩn bị sẵn câu trả lời từ ở nhà.

Phát ban ở trẻ sơ sinh
Phát ban ở trẻ sơ sinh

Phát ban rất phổ biến. Tình trạng này thường kéo dài vài giờ đến vài ngày, nhưng cũng có thể trong nhiều tháng liên tiếp. Chúng không lây nhiễm, nhưng có thể lây lan trên da. Chúng có thể biến mất khỏi một vùng da rồi lại mọc ở vị trí khác.

Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?
Bạn có thể thực sự bảo vệ con mình khỏi dị ứng?

Theo báo cáo của Tổ chức Dị ứng Thế giới, số lượng đã tăng lên từ 20 đến 40% trẻ em tại Mỹ mắc ít nhất một chứng bệnh dị ứng. Vào thời điểm mà rất nhiều trẻ em đang phải hứng chịu căn bệnh này, các bậc cha mẹ và các nhà nghiên cứu cũng đang tìm kiếm câu trả lời. Dị ứng và hen suyễn bắt đầu từ đâu? Có cách nào thực sự để ngăn chặn chúng xảy ra hay không?

Dị ứng thực phẩm ở trẻ
Dị ứng thực phẩm ở trẻ

Con của tôi có thể bị dị ứng thực phẩm không? Điều gì sẽ xảy ra nếu con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Tôi nên làm gì nếu nghĩ rằng con tôi bị dị ứng với thực phẩm? Cha mẹ hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây