1

Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn

Ngừng tuần hoàn là trạng thái tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể... Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột do điện giật, đuối nước, đa chấn thương, sốc phản vệ... hoặc là hậu quả của bệnh lý mạn tính như ung thư, xơ gan, suy tim, suy thận... Tổn thương thần kinh là một vấn đề đáng lưu ý của hồi sức sau ngừng tuần hoàn.

1. Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn

 

Hoạt động của não phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Lưu lượng máu lên não
  • Oxy
  • Glucose

Ngừng tuần hoàn là giảm nghiêm trọng lưu lượng máu não, oxy và glucose cho não. Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn là nguyên nhân quan trọng nhất làm tăng tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân có tuần hoàn trở lại. Ngừng tuần hoàn làm mất cơ chế tự điều hòa của não dẫn đến:

  • Giảm tưới máu não
  • Thiếu glucose não
  • Gây tổn thương tế bào thần kinh

Bình thường, lưu lượng máu não ở mức ổn định là 50ml/100gr tổ chức não trong 1 phút, huyết áp động mạch dao động từ 50 - 150 mmHg. Nhờ vào tính tự điều hòa hệ mạch não, khi huyết áp động mạch giảm thấp, mạch máu não sẽ giãn ra và ngược lại khi huyết áp tăng, mạch máu não sẽ co lại. Tế bào não có thể sống được khi lưu lượng máu não >20ml/kg/phút, dưới ngưỡng này thì mạch máu não sẽ giãn tối đa, sự sống của tế bào não lúc này phụ thuộc trực tiếp vào thời gian thiếu máu não.

Tế bào não là tế bào đặc biệt nhất của cơ thể người, khi tế bào não đã bị tổn thương thì không thể tái tạo và bù đắp được như các tế bào khác. Trong điều kiện bình thường, khả năng chịu đựng sự thiếu hụt oxy của não tối đa là 5 phút. Khoảng thời gian này được gọi là giai đoạn chết lâm sàng, việc cấp cứu ngừng tuần hoàn nhằm cung cấp lại máu và oxy cho não phải được tiến hành ngay lập tức trong giai đoạn này mới hi vọng có thể cứu sống bệnh nhân.

Nếu việc hồi sức sau ngừng tuần hoàn vượt quá thời gian này, các tế bào não đã bị tổn thương và không còn khả năng hồi phục, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn chết sinh vật hay chết não.

Trong một số trường hợp đặc biệt, khả năng chịu đựng thiếu oxy của tế bào não có thể kéo dài hơn như: ngừng tim trong điều kiện hạ thân nhiệt (ngừng tim ngoài trời băng tuyết, chết đuối nước lạnh...), ngừng tim có sử dụng thuốc giảm tiêu thụ oxy não như barbituric, trẻ sơ sinh...

Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động tối ưu, tế bào não cần glucose làm năng lượng, khi ngừng tuần hoàn dẫn đến thiếu glucose não, não sẽ ngừng hoạt dẫn đến tổn thương không hồi phục.

Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn
Khả năng chịu đựng sự thiếu hụt oxy của não tối đa là 5 phút

2. Vị trí tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn

 

Vùng hay tổn thương gồm:

  • Vỏ não
  • Tiểu não
  • Hạch nền

Vùng ít tổn thương:

  • Thân não
  • Đồi thị
  • Dưới đồi

Thời gian ngừng tuần hoàn gây tổn thương thần kinh:

  • Sau ngừng tuần hoàn, ý thức mất đi sau 8 - 10 giây.
  • Tổn thương não sẽ không hồi phục sau 3 - 4 phút.
  • Tim vẫn đập trong 2 - 3 giờ trong tình trạng thiếu oxy.

3. Tiên lượng sống sót sau ngừng tuần hoàn

Tổn thương thần kinh sau ngừng tuần hoàn
Tỷ lệ ngừng tuần hoàn gây tử vong cao

 

Ngừng tuần hoàn là một biến cố trầm trọng, với tỷ lệ tử vong cao. Số liệu thống kê tại Hoa Kỳ, ngừng tuần hoàn xảy ra ngoài bệnh viện có tỉ lệ tử vong trên 90%. Trong số bệnh nhân tim đập trở lại chỉ có 45% số ca sống sót. Trong số bệnh nhân sống sót chỉ có 30% ra viện. Nguyên nhân quan trọng nhất là do tác động của hội chứng sau ngừng tuần hoàn (post-cardiac arrest syndrome), đây là một quá trình bệnh lý đặc trưng bởi ba tổn thương chính:

  • Tổn thương não sau ngừng tuần hoàn
  • Rối loạn chức năng cơ tim sau ngừng tuần hoàn
  • Đáp ứng với thiếu máu cục bộ/tái tưới máu hệ thống

Mức độ nghiêm trọng của các tổn thương trên không đồng nhất, trong đó tổn thương não vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong. Biểu hiện lâm sàng tiên lượng biến chứng thần kinh trầm trọng:

  • Không có phản xạ đồng tử ánh sáng sau 72 giờ ngừng tuần hoàn
  • Bệnh nhân xuất hiện tình trạng giật cơ trong 72 giờ sau khi ngừng tuần hoàn
  • Liên tục không có phản ứng trên điện não đồ khi bị kích thích từ bên ngoài trong 72 giờ sau ngừng tuần hoàn.
  • Xuất hiện trạng thái động kinh sau khi làm ấm cơ thể trở lại.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Tin liên quan
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp
Mối liên hệ giữa suy thận mạn, tiểu đường và cao huyết áp

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về suy thận mạn cũng như mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp và suy thận mạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây