TỌA ĐÀM VỀ BỆNH LÝ CỘT SỐNG VÀ NỖI ÁM ẢNH ĐAU LƯNG
Ước tính đến 80% dân số bị ĐAU LƯNG vào một thời điểm nào đó, có thể là những cơn đau âm ỉ, đau thắt hoặc đau buốt đến nhức nhối. Đau lưng thường không nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm GIẢM CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG, GIẢM CHẤT LƯỢNG SỐNG, nếu nặng có thể gây MẤT KHẢ NĂNG TỰ PHỤC VỤ trong sinh hoạt cá nhân hoặc gây TÀN PHẾ, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phần lưng là một cấu trúc phức tạp bao gồm xương, khớp, cơ và dây chằng có vai trò nâng đỡ trọng lượng cơ thể, từ đó giúp duy trì tư thế đứng thẳng cũng như di chuyển. Những cơn đau thắt lưng có thể xuất hiện cấp tính hoặc mãn tính ở vị trí 1/3 lưng dưới, tuy khó chịu nhưng thường khiến chúng ta dễ dàng bỏ qua, từ đó, những bệnh lý hoặc tổn thương được hình thành như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, gai cột sống, viêm cột sống, vẹo cột sống, chấn thương do bưng bê vật nặng hay chơi thể thao…
Đau lưng có thể nói là cơn đau “ám ảnh” của rất nhiều người, không chỉ quen thuộc với độ tuổi trung niên, cao niên mà giờ đây càng lúc càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa, bắt gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ giới văn phòng, người lao động, lái xe, cha mẹ có con trong tuổi đi học, người chơi thể thao...
Chương trình tư vấn cho bạn đọc mọi thông tin liên quan về Bệnh lý Cột sống ở người lớn và trẻ em, cùng các phương pháp mới trong dự phòng, chẩn đoán và điều trị, để các bệnh nhân mắc bệnh lý cột sống được chữa trị toàn diện với chiến lược xác định mục tiêu và điều trị theo mục tiêu.
“BỆNH LÝ CỘT SỐNG VÀ NỖI ÁM ẢNH ĐAU LƯNG” sẽ không còn là nỗi ám ảnh của chúng ta. Chương trình tọa đàm trực tiếp lúc 20h ngày 25/3/2021 cùng các chuyên gia:
PGS.TS.BS Đặng Hồng Hoa - Trưởng khoa Nội cơ xương khớp - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội
TS.BS Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc trung tâm Trung tâm Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
ThS.BS Nguyễn Thụy Song Hà - Giám đốc chuyên môn Y học Thể thao - Vận động, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome
Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.
Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.
Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.
Bệnh loãng xương hiện được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Ngoài ra còn các phương pháp điều trị khác hiện đang được nghiên cứu, một trong số đó là liệu pháp tế bào gốc. Mặc dù các nghiên cứu trên động vật cho kết quả đầy hứa hẹn về hiệu quả của tế bào gốc trong điều trị chứng loãng xương nhưng dữ liệu nghiên cứu trên người lại rất hạn chế.