1

Tìm hiểu những phản ứng có thể xảy ra sau tiêm phòng - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tiêm phòng là một biện pháp thực tế nhất, hiệu quả nhất để phòng bệnh, điều đó chắc mọi chúng ta đều rõ. Tuy nhiên cũng cần hiểu rằng trong 1 số trường hợp có thể xảy ra phản ứng ở trẻ. Những phản ứng này, thầy thuốc không muốn có, gia đình lại càng không muốn có, cho nên được gọi là những phản ứng không mong muốn.

Vậy những phản ứng đó là gì? Có nguy hại cho trẻ không? Có làm mất tác dụng phòng bệnh của thuốc không?

1. Phản ứng tại chỗ:

  • Phản ứng này luôn xảy ra sau khi tiêm phòng.
  • Một số trẻ cảm thấy đau nơi tiêm, cảm giác đau đó thường kéo dài từ 1 vài giờ đến 1 ngày, có thể làm các trẻ nhỏ quấy khóc.
  • Một số trẻ khác lại thấy có nổi cục lên ở nơi tiêm. Cục này thường nhỏ bằng hạt đậu, có khi viêm tấy đỏ, và có thể tồn tại tới 2-3 tuần mới tiêu tan.
  • Cũng có trẻ lại bị mẩn ngứa xung quanh nơi tiêm, có thể kéo dài từ 3 tới 6 ngày.
  • Những phản ứng này có thể xảy ra trong 5%-10% số các trẻ tiêm phòng và thường là tự khỏi.

2. Phản ứng toàn thân: 

  • Ở đây, sốt là chứng hay gặp nhất.
  • Sau khi tiêm phòng 1 vài giờ hoặc 1 ngày, một số trẻ có thể bị sốt. Sốt thường nhẹ, nhưng cũng đôi khi sốt cao (trên 39o), kèm theo tình trạng vật vã, quấy khóc, những trẻ lớn có thể kêu nhức đầu. Chứng sốt này hay thấy hơn cả trong các trường hợp tiêm phòng bệnh thương hàn, tiêm phòng bệnh ho gà.
  • Cũng có trường hợp, sau khi tiêm phòng sau tới 5-12 ngày, trẻ mới bị sốt, thông thường chứng sốt muộn này xảy ra sau khi tiêm phòng bệnh sởi, đôi khi tiêm phòng bệnh quai bị.
  • Tuy nhiên, tất cả các chứng sốt nói trên đều khỏi trong 1-2 ngày, và thường là tự khỏi. Chỉ có một số ít trường hợp sốt cao mới cần dùng đến thuốc hạ nhiệt (Paracetamol).
  • Hiếm khi có tai biến nào nguy hiểm xảy ra trong các trường hợp sốt sau tiêm phòng nói trên.

3. Phản ứng ngoài da: 

  • Ban mề đay, ngứa toàn thân, đôi khi có thể xảy ra ở một số trẻ có tiền sử hay bị dị ứng, và có thể tồn tại từ 3 đến 6 ngày. Ngoài ra, tình trạng phát ban (ban đỏ, gần giống như ban sởi, nhưng nhẹ hơn) có thể xảy ra 2% -10% trẻ tiêm phòng bệnh sởi hoặc bệnh rubeole.
  • Ban này thường xuất hiện trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 12 sau khi tiêm phòng, có thể kèm theo sốt nhẹ, và thường tự khỏi không cần dùng thuốc.
  • Chỉ có một số trường hợp ban mề đay, nếu gây khó chịu nhiều cho trẻ, thì có thể dùng thêm thuốc chống dị ứng (Sirop Phenergan, Sirop Promethazine...).

4. Tai biến thần kinh:

  • Đây mới là các tai biến đáng quan tâm hơn cả. Một số ít trẻ sau khi tiêm phòng bệnh ho gà, có thể bị co giật (làm kinh) đôi khi kèm theo sốt cao. Các cơn co giật này có thể xảy ra trong khoảng từ 30 phút đến 3 ngày sau khi tiêm phòng.
  • Phần lớn các trẻ này, qua điều tra, đã thấy có tiền sử có những cơn làm kinh từ trước khi tiêm phòng ho gà. Tỷ lệ các trẻ làm kinh là khoảng 0,6%, nghĩa là trong 1.000 trẻ em tiêm phòng ho gà, thì có khoảng 6 trẻ có thể lên cơn co giật và hầu hết đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó.
  • Đại đa số trường hợp nói trên đều qua khỏi. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng việc tiêm phòng ho gà cho những trẻ đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đây và cũng có thể miễn cho các trẻ này nếu xét thấy không thật sự cần thiết.
  • Ở một số quốc gia tình trạng này được coi là 1 "chống chỉ định" cho việc tiêm phòng ho gà.
  • Đặc biệt một số ít trường hợp bệnh não có thể xảy ra, cũng ở những trẻ tiêm phòng ho gà mà đã có tiền sử có những cơn làm kinh trước đó. Những trẻ này thường nhỏ tuổi (dưới 6 tháng), sau khi tiêm có thể bị hôn mê, co giật, nôn ói... và có thể để lại di chứng sau này. 

5. Hội chứng "rên la kéo dài": 

  • Một số trẻ, thường ở lứa tuổi 3-6 tháng sau tiêm phòng khoảng 6-10 giờ, bổng phát ra những tiếng rên, có khi la hét to lên. Sự rên la này có thể xảy ra ở khoảng dưới 3% số trẻ tiêm phòng.
  • Những tình trạng này có thể tự khỏi, nhưng nhiều khi thầy thuốc buộc phải dùng thuốc an thần để làm yên trẻ, và để gia đình an tâm. Có trường hợp phải dùng đến thuốc ngủ (Gerdenal) cho trẻ la hét nhiều.
  • Tuy nhiên tất cả các trường hợp nói trên - chỉ do ảnh hưởng của thuốc tới thần kinh của trẻ, đều qua khỏi và không để lại biến chứng gì.

6. Viêm hạch:

  • Ở một số trẻ nhỏ, sau khi tiêm thuốc phòng lao (BCG) có thể thấy nổi hạch ở nách, bên phía mới tiêm phòng: trẻ đã có hiện tượng "viêm hạch nách do tiêm phòng lao". Viêm hạch này có thể xuất hiện sau khi tiêm phòng khoảng 3 đến 5 tuần, và có 2 loại: viêm hạch đơn thuần và viêm hạch hóa mủ.
  • Viêm hạch đơn thuần, là hạch nổi sưng to lên thường to bằng hạt đậu phộng (hột lạc), sờ vào hơi cứng, nhưng không có mủ ở trong, và thường sưng kéo dài khoảng 1 tháng rồi tự khỏi.
  • Tình trạng viêm hạch đơn thuần này có thể xảy ra ở khoảng 6-12% số trẻ tiêm phòng lao, và thường không gây khó chịu gì cho trẻ.
  • Loại viêm hạch hóa mủ gây phiền phức hơn: hạch sưng tấy lên, to dần, có khi bằng 1 quả chanh, ấn vào thấy lũng nhũng vì mủ ở trong. Hạch này có thể tự vỡ, mủ chảy ra, rồi sau khi được rửa sạch hàng ngày, sẽ khỏi dần. Thông thường, ở những trẻ có viêm hạch như kể trên, tình trạng toàn thân vẫn tốt, trẻ không sốt, và vẫn có thể tăng cân đều đặn như mọi trẻ bình thường khác.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Nếu không ai mắc những bệnh này nữa, tại sao trẻ vẫn cần tiêm phòng?

- Tôi có một thắc mắc là nếu không ai mắc bệnh nữa, tại sao vẫn phải cho trẻ tiêm phòng? Bác sĩ giải đáp giúp tôi!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  839 lượt xem

Bé chưa có phản ứng xấu với loại vắc xin nào, thì sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai?

- Bác sĩ ơi, bé nhà tôi được 9 tháng tuổi, bé chưa bao giờ phản ứng xấu với một loại vắc xin nào. Bác sĩ cho tôi hỏi, điều đó có nghĩa là cháu sẽ không phản ứng gì với các mũi tiêm trong tương lai, phải không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  833 lượt xem

Tiêm phòng có khiến bé có nguy cơ cao bị chứng rối loạn tăng động giảm chú ý không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, việc tiêm phòng có làm bé có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1050 lượt xem

Trẻ có thể vẫn bị bệnh sau khi đã được tiêm phòng?

-Thưa bác sĩ, trẻ đã tiêm phòng vẫn có thể bị bệnh, phải không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  702 lượt xem

Làm gì để giảm áp lực của việc tiêm phòng đối với bé?

- Bác sĩ ơi, có cách nào để cha mẹ giúp bé giảm áp lực của việc tiêm vắc xin không ạ? Bé nhà em mỗi lần bước vào phòng tiêm là quấy khóc, đòi đi về, không chịu hợp tác với bác sĩ. Bác sĩ giúp em với ạ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  729 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân 01:28
Viện Y học dự phòng quân đội đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Viện y học dự phòng Quân đội là viện đầu ngành tuyến cuối trong phòng chống dịch bệnh của Quân Đội.
 3 năm trước
 719 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT! 01:42
TIÊM VẮC XIN SỞI - QUAI BỊ RUBELLA Ở ĐỘ TUỔI SINH SẢN: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT!
 “Nếu mẹ bầu không may nhiễm Sởi hay Rubella thì cực kỳ nguy hiểm, vì nó sẽ làm thay đổi cấu trúc bào thai trong 3 tháng đầu, gây ra những...
 3 năm trước
 504 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 566 Lượt xem
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG? 00:56
TRẺ TỪNG BỊ VIÊM PHỔI -VIÊM PHẾ QUẢN, CÓ CẦN TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH DO PHẾ CẦU KHUẨN NỮA KHÔNG?
 Số trẻ mắc các bệnh về hô hấp vẫn không ngừng tăng cao, số trẻ mắc bệnh phải thở bằng Oxy tại TP.HCM và các tỉnh thành khác đã lên tới kỷ...
 3 năm trước
 1900 Lượt xem
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN. 01:21
CÚM - BỆNH LÝ QUEN THUỘC NHƯNG RẤT NGUY HIỂM, KHÔNG THỂ XEM NHẸ. PHÒNG NGỪA BẰNG VẮC XIN ĐỂ SỐNG KHỎE MẠNH, HẠNH PHÚC HƠN.
Cúm mùa tưởng chỉ là bệnh xoàng, nhưng biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, nhiễm trùng tai giữa, suy đa phủ tạng, kịch phát những cơn hen nặng…...
 3 năm trước
 495 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ
Những kiến thức về việc tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng được thiết kế để bảo vệ chống lại các bệnh nặng, từ bệnh bại liệt và uốn ván đến bệnh sởi, quai bị, và cúm mùa. Nhiều người coi tiêm phòng là phần quan trọng nhất trong việc khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A
Những điều cần biết về tiêm phòng vắc xin viêm gan A

Hậu quả lâu dài của viêm gan A thường ít nghiêm trọng hơn so với viêm gan B hoặc C. Tuy nhiên, viêm gan A không phải là căn bệnh có thể xem nhẹ và những trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương gan, thậm chí tử vong.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây