1

Tiêm phòng rubella bao lâu thì mang thai? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh rubella

  • Với nhiều tên gọi khác nhau, được bác sĩ người Đức mô tả lần đầu vào năm 1814 nên còn được gọi là bệnh “Sởi Đức” hay một tên khác theo nghĩa tiếng Pháp bệnh rubeole. 
  • Bệnh do virút gây nên, có tên khoa học là rubella thuộc họ Togavirus chủng rubivirus, được phân lập vào năm 1962, virút rubella sống yếu ở môi trường bên ngoài, dễ bị tiêu diệt bởi các chất sát khuẩn thông thường như: formol, acid yếu, nước sôi…
  • Bệnh lây truyền dễ dàng từ người này sang người khác qua những giọt nước bọt từ miệng khi ho, khi nói chuyện, khi hắt hơi.
  • Bệnh cũng có thể lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng như: dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, đồ chơi, qua ly chén ăn uống chung…
  • Sự lây truyền có thể xảy ra 1 tuần trước khi phát ban và kéo dài đến 4 ngày sau khi hết ban.

Bệnh diễn tiến qua 3 thời kỳ

  • Thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 10 – 20 ngày sau khi tiếp xúc với người. Thời gian này tuy nhiễm virút nhưng cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.
  • Tiếp theo là thời kỳ toàn phát, người bệnh sẽ có những biểu hiện như sốt nhẹ trên 37,50C kèm theo đau đầu, mệt mỏi, chảy mũi trong, đau họng, đôi khi có đỏ mắt sau đó sẽ phát ban bắt đầu trên mặt và lan xuống dưới.
  • Khi phát ban lan xuống người thì ở mặt thường hết. Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, nổi từng đốm lan tỏa, xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó lan ra thân mình, thường không thấy ở lòng bàn tay và bàn chân. Người bệnh kèm theo sưng đau hạch, thường ở mé sau cổ hoặc cạnh tai, đau khớp. Các triệu chứng bệnh trên thường kéo dài từ 3 - 4 ngày rồi tự khỏi, riêng triệu chứng đau khớp có thể kéo dài lâu hơn.

Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời với bệnh.

Kết luận:

  • Di chứng do rubella để lại cho thai nhi là hết sức nặng nề. Vì vậy trước khi chuẩn bị làm mẹ, cần chủ động phòng ngừa bằng cách tạo miễn dịch chủ động. Nhưng trước hết, cần làm xét nghiệm huyết thanh để xác định cơ thể có được miễn dịch chưa. Nếu chưa thì chích ngừa với thời gian tối thiểu là 3 tháng.
  • Sau khi tiêm ngừa vắc-xin mới được phép mang thai. Sau khi tiêm vắc-xin sẽ phòng được bệnh trong khoảng thời gian 10 - 16 năm hoặc có thể cả đời.
  • Thuốc thường dùng hiện nay là vắcxin MMR (measle, mumps, rubella), hay PRIORIX là vắc-xin tổng hợp ngừa 3 bệnh: sởi - quai bị - rubella). Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tiêm 1 liều duy nhất .

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bị bệnh da liễu mạn tính có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không?

- Thưa bác sĩ, tôi bị bệnh da liễu mạn tính. Tôi có cần điều trị đặc biệt gì trước khi mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1161 lượt xem

Mang thai khi có các bệnh về tử cung có nguy hiểm không?

- Thưa bác sĩ, tôi đang có kế hoạch chuẩn bị mang thai. Hiện tôi có các bệnh về tử cung thì việc mang thai có gây nguy hiểm cho tôi và thai nhi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  792 lượt xem

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  912 lượt xem

Bị nhiễm HPV có ảnh hưởng đế cơ hội mang thai hay không?

- Thưa bác sĩ, tôi bị nhiễm HPV. Điều này có ảnh hưởng đến cơ hội thụ thai của hai vợ chồng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  944 lượt xem

Trà xanh có hỗ trợ mang thai không?

- Tôi nghe nhiều người nói uống trà xanh hàng ngày có thể giúp phụ nữ dễ mang thai hơn. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  901 lượt xem
Tin liên quan
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?

Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.

Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh lupus ban đỏ: Những điều cần biết trước khi mang thai

Nhiều bác sĩ coi việc mang bầu là quá nguy hiểm đối với bất kỳ phụ nữ nào mắc lupus ban đỏ hệ thống và họ thường không được khuyến khích sinh con vì mang thai có nguy cơ khiến cho các triệu chứng lupus tồi tệ hơn kèm theo tăng nguy cơ biến chứng.

Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai
Bệnh hồng cầu hình liềm: Những điều cần biết trước khi mang thai

Với việc chăm sóc tiền sản tốt, hầu hết phụ nữ bị bệnh hồng cầu hình liềm đều có thai kỳ và thai nhi khỏe mạnh.

Mang thai ở độ tuổi 40
Mang thai ở độ tuổi 40

Không thể phủ nhận rằng tỷ lệ thụ thai của bạn sẽ thấp hơn nhiều so với vài năm trước đây. Các chuyên gia cho biết, sau 45 tuổi hầu như không thể mang thai bằng trứng của chính bạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây