1

Cẩm nang bỏ túi cho mẹ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Chuẩn bị cho việc có mang

  • Phần lớn các bà mẹ lần đầu mang thai sẽ không lường trước được hết những bất ổn về tâm lý sẽ diễn ra trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, có thai sẽ làm cho hooc-môn trong cơ thể người phụ nữ thay đổi, khiến họ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, thèm ăn vô cớ, khó chịu trong người, dễ quên, hay cáu gắt... Vì thế, bạn nên có sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý trước khi mang thai.
  • Nếu bạn đang uống thuốc để chữa bệnh, cần hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa xem loại thuốc đang dùng có ảnh hưởng gì đến việc có thai hay không. Nếu phải dừng thuốc để có con, bạn hãy suy xét thật kỹ lưỡng về những mặt có lợi và có hại đối với sức khỏe của bạn, rồi đưa ra quyết định.
  • Trước khi mang thai, bạn nên đi tiêm phòng một số bệnh như: cúm, Rubella, thủy đậu, vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao.
  • Bạn cũng nên đi khám răng, lấy cao răng để hạn chế viêm lợi, sâu răng và những bệnh liên quan khác đến răng miệng. Vì khi mang thai, bạn rất dễ mắc phải chứng bệnh này.
  • Ngoài ra, cả gia đình bạn cũng nên tiến hành tẩy giun, tránh lây nhiễm sang cho thai phụ.
  • Cả vợ và chồng nên bỏ các thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê… Vì những chất này có thể gây ra các dị tật bẩm sinh, các bệnh về hô hấp cho đứa con tương lai của bạn hoặc dẫn đến việc sinh non và các vấn đề khác.

2. Tiến trình phát triển thai nhi

3 tháng đầu thai kỳ - sự sống mới định hình

  • Đầu tiên, hàng triệu tinh trùng sẽ di chuyển từ âm đạo vào vòi trứng, nơi trứng của bạn đang chờ. Một enzyme (chất xúc tác) sẽ được tiết ra để giúp một “chú” (có thể là hai) tinh trùng xâm nhập được vào trứng, nơi quá trình thụ tinh sẽ diễn ra tạo thành phôi thai. 
  • Sau 3 tuần chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm nhưng đã hình thành rất nhiều tế bào. Phôi bắt đầu có, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi mà về sau sẽ tạo thành cột sống và não của bé. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.
  • Đến tuần thứ 6, chiều dài từ đầu đến mông của bé khoảng từ 1,4 cm - 2cm, kích thước gần bằng một hạt đậu nhỏ. Lúc này, não đã thành hình rõ, tuyến sinh dục đang phát triển để hình thành bộ phận sinh dục nam hoặc nữ.
  • Tuần thứ 9, bé sẽ “bận rộn” với việc học nuốt nước ối và đá chân. Tất cả các bộ phận chính của cơ thể như: gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ.
  • Tuần thứ 12, bé của bạn dài khoảng 6 - 8 cm và cân nặng đạt từ 13 - 20g và gương mặt của bé đã có nhiều đổi. Mắt đã bắt đầu dịch chuyển lại gần nhau, thay vì nằm xa tít ở 2 bên trán và tai cũng đã về đúng vị trí.

3 tháng giữa thai kỳ – khám phá sự phát triển của bé

  • Ở tuần thứ 15, bé yêu của bạn đã cao khoảng 12 cm (tính từ đầu đến mông) cân nặng khoảng 95 - 100g. Xương của bé đang chuyển từ dạng sụn mềm sang dạng xương cứng; dây rốn nối với nhau thai đang phát triển mạnh và dày hơn; các khớp có thể di chuyển và các tuyến mồ hôi cũng bắt đầu phát triển.
  • Tuần thứ 17, các giác quan của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ. Não đang phân chia thành từng vùng chuyên biệt như khứu giác, vị giác, thính giác, thị giác, xúc giác. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, lúc này bé đã có khả năng nghe được giọng nói của bạn, vì thế, bạn đừng ngại ngần đọc thật to, nói chuyện hoặc hát cho bé nghe những giai điệu hạnh phúc.
  • Đến tuần thứ 21, thai nhi có chiều dài khoảng 18 - 20 cm và nặng khoảng 400 - 450 g, kích thước này tương đương với một con búp bê nhỏ. Cơ thể thai nhi bắt đầu lớn dần, nhưng da của thai nhi vẫn có những nếp nhăn. Vào giai đoạn này, các lông tơ trên cơ thể bé thỉnh thoảng đậm màu hơn; mặt và cơ thể của thai nhi đã bắt đầu trông giống hình dạng của một trẻ sơ sinh sắp chào đời.
  • Tuần thứ 24, chiều dài của thai nhi tính từ đầu đến mông đạt khoảng 21 - 23 cm, cân nặng khoảng 900 - 910g; mạng lưới dây thần kinh trong tai bé đang phát triển tốt và nhạy cảm hơn trước rất nhiều, vì thế bé không chỉ nghe thấy giọng nói của bạn mà còn nghe thấy cả giọng của người đang nói chuyện với bạn. Bây giờ, bé đã hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, đây là hoạt động cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những cử động thở này là bài thực hành hữu ích để chuẩn bị cho lần hít thở đầu tiên sau khi bé ra đời.

3 tháng cuối thai kỳ - bé chơi đùa trong bụng mẹ

  • Lúc này, thai nhi đã có thể chớp mắt và với thị lực đang phát triển, thai nhi có thể nhìn thấy ánh sáng lọcqua tử cung của bạn. Trong não của bé hàng tỉ tế bào thần kinh đang phát triển, bề mặt não nhẵn và mặt não xuất hiện các rãnh nhăn cùng với các vết lõm điển hình. Lông mày, lông mi của bé đã xuất hiện và tóc mọc dài ra. Thân hình tròn trịa hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
  • Đến tuần thứ 30, bé có thể xoay đầu từ bên này sang bên kia và tay, chân, cơ thể đã tròn trĩnh hơn, vì lớp mỡ dưới da ngày một dày lên. Bé hoạt động nhiều hơn, đặc biệt là các động tác nhào lộn có thể sẽ khiến bạn thức giấc khi đang ngủ.
  • Vào tuần thứ 35, do chiều dài và trọng lượng của bé tăng nhanh nên trong tử cung không còn nhiều chỗ trống để bé cuộn mình, nhào lộn nữa. Tuy nhiên bé vẫn duy trì những cú đá. Và thận của bé đã phát triển hoàn toàn và gan có thể lọc chất thải; cơ thể thai nhi cơ bản đã hoàn thiện. 
  • Và từ tuần thứ 37-40, bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

3. Bạn nên ăn gì khi mang thai?

Các loại thực phẩm tốt cho thai nhi

  • Rau xanh: Acid Folic có trong rau xanh, cam, bưởi giúp làm giảm 50-70% các khuyết tật về thần kinh và cần thiết cho sự phát triển não bộ của bé.
  • Hải sản: Các loại cá, tôm, cua, ốc… chứa lượng chất đạm và chất béo cần thiết cho việc hình thành não trẻ, phát triển hệ thần kinh mắt và lại rất giàu dinh dưỡng cho mẹ. 
  • Thịt bò: Thay vì dùng viên sắt, bạn hãy bổ sung chất sắt bằng cách ăn nhiều thịt bò, rau dền, gan… Bé yêu của bạn sẽ cần nhiều chất sắt cho ngày chào đời.
  • Ngũ cốc: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1-2 ly ngũ cốc để bổ sung vitamin B, sắt, canxi, acid folic, khoáng chất và các dưỡng chất tốt cho quá trình mang thai.
  • Trái cây chứa nhiều vitamin C: Vitamin C giúp bạn xây đựng thành nhau thai bền chắc, tăng sức đề kháng cho cơ thể và giúp hấp thu chất sắt dễ dàng hơn. Ngoài ra, chất xơ có trong trái cây sẽ giúp bạn tránh được táo bón.
  • Sữa, phomat: Nguồn canxi và protein dồi dào có trong sữa, trứng, sữa chua… đảm bảo cho xương và răng của trẻ hình thành từ tuần thứ 8 và phát triển tốt.

4. Luyện tập nhẹ nhàng rất có lợi khi sinh con

  • Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn cảm thấy khoẻ mạnh và thai kì vẫn diễn ra bình thường, bạn vẫn có thể tiếp tục tập luyện thể dục như những giai đoạn mang thai đầu tiên. Bạn nên có một vài thay đổi để phù hợp với sự phát triển của thai nhi trong bụng. Hãy đánh dấu mức tập thể dục phù hợp, tránh những hoạt động quá mạnh, thay đổi tư thế đột ngột, nằm ngửa.
  • Nếu đã lâu không tập thể dục thì bạn nên bắt đầu như thế nào? Đầu tiên, bạn hãy cùng bác sĩ xem xét kế hoạch tập luyện của bạn. Sau đó, bạn nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng trong khoảng thời gian ngắn (khoảng 15 phút/ lần và vài lần/ tuần) và bạn có thể tăng dần về thời gian và cường độ tập luyện (khoảng 30 phút/ngày).
  • Một vài lời khuyên cho bạn: Đi bộ là một cách dễ dàng nhất để bắt đầu một chương trình tập luyện quy củ và hợp lí, nó cũng không đòi hỏi bất kì dụng cụ hỗ trợ đặc biệt nào ngoài một đôi giày đi bộ. Rất nhiều thai phụ thích bơi lội trong khi mang thai, vì nước giúp tăng cân một cách hợp lí. Những bài tập yoga trước khi sinh sẽ giúp thân thể thai phụ dẻo dai, khoẻ mạnh và giảm các cơn đau nhức trong thai kì.
  • Bài tập Kegels là một dạng vận động giúp tăng cường sự săn chắc của khung chậu, hỗ trợ sự phát triển của niệu đạo, bàng quang, tử cung, âm hộ và niệu đạo. Kegels sẽ giúp ngăn cản sự rò rỉ dịch nhầy trong và sau khi sinh, thậm chí cho đến giai đoạn thứ 2 của kì sinh nở. Hơn nữa, kegels thúc đẩy lưu thông ở khu vực trực tràng và âm đạo của bạn, hạn chế bệnh trĩ và nhiễm trùng vết khâu sau sinh.
  • Đâu tiên, bạn hãy thắt chặt cơ quanh âm đạo lại giống như khi bạn ngắt dòng chảy của nước tiểu khi bạn đi vào nhà tắm. Sử dụng kĩ thuật “ép chặt và đẩy lên”, chỉ hoạt động phần cơ khung chậu, đồng thời giữ yên và thả lỏng cơ bụng, bắp chân. Hít thở đều theo nhịp. Giữ tư thế này trong khoảng 8-10 phút, sau đó thả lỏng cơ thể. Lặp lại động tác khoảng 10 lần và cố gắng thực hiện khoảng 3-4 lần/ngày.

5. Hãy nghỉ ngơi thật thoải mái

Trong suốt thời gian thai kỳ, bạn sẽ khó có được một giấc ngủ trọn vẹn vì một vài thay đổi trong cơ thể. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng:

  • Bạn sẽ bắt đầu ngáy khi ngủ: Một phần là do sự tăng lên của estrogen, góp phần làm sưng màng nhầy, gây bít mũi, thậm chí ngạt mũi. Để tránh tình trạng này, bạn nên ngủ nghiêng về một bên và nâng cao đầu.
  • Ợ chua và khó tiêu: Tình trạng này có thể làm bạn khó chịu khi nằm. Bạn cần tránh những thức ăn gây ợ chua, dành 2-3 giờ để tiêu hoá thức ăn trước khi đi ngủ và thử kiểu ngủ tựa nghiêng lưng vào thành giường.
  • Những cơn chuột rút đánh thức bạn khỏi giấc ngủ sâu: Bạn có thể tránh những cơn chuột rút bằng cách: duỗi thẳng chân, gót chân trước và sau đó nhẹ nhàng gập mũi chân theo hướng cẳng chân, hoặc có thể đi bộ vài phút.
  • Bạn lăn lộn và xoay đủ mọi tư thế để tìm một vị trí thoải mái: Bạn nên nằm nghiêng, kẹp một chiếc gối vào giữa hai chân và co đầu gối lại. Muốn thoải mái hơn, bạn hãy chẹn một chiếc gối ở bụng và một chiếc sau lưng.
  • Bạn nóng và ra nhiều mồ hôi hơn vào nửa đêm: Đó là biểu hiện thông thường ở phụ nữ có thai, họ thường cảm thấy ấm hơn bình thường do sự thay đổi trong cơ thể, hoóc môn và cân nặng. Bạn nên giữ phòng ngủ thoáng mát và cởi bớt quần áo không cần thiết. Đi dép trong nhà và mặc áo choàng tắm khi ra khỏi phòng tắm vào ban đêm.
  • Đôi lúc bạn đã rất mệt mỏi, nhưng vẫn không thể ngủ được. Bạn có thể lăn lộn trên giường và đợi cơn buồn ngủ đến - hoặc thay vì thế hãy làm việc gì đó.

6. Cách xác định bạn có mang thai đôi?

Dù mới sang tuần thứ 7, nhưng bạn vẫn có thể biết mình mang thai đôi hay không, nhờ vào một số dấu hiệu sau:

  • Bạn tăng cân rất nhanh, có thể tăng 4-5 cân trong 3 tháng đầu.
  • Cơ thể bạn thường giữ nước, hơi phù nề.
  • Mệt mỏi và ngủ nhiều.
  • Nghén rất nặng, nặng hơn thường gặp.
  • Sau 10 tuần, bác sỹ đã có thể nghe được 2 nhịp tim của 2 bé, nếu bạn thực sự có thai đôi.

7. Nếu bạn phải đi xa, hãy nhớ!

  • Trong 3 tháng đầu tiên, bạn không nên đi xa vì cơ thể mệt mỏi.
  • Tháng thứ 4 & 5, bạn có thể đi du lịch vì bào thai đã phát triển cứng cáp.
  • Tháng thứ 6 & 8, bạn không nên đi xa, nếu buộc phải đi xa chỉ dùng phương tiện tàu hỏa hoặc máy bay.
  • Từ tháng thứ 9, bạn có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Nếu đi xa nhớ mang theo sổ khám thai, kết quả siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu.
  • Trước khi đi xa, bạn nên chuẩn bị túi đựng nhiệt kế, huyết áp kế, sổ khám thai và tìm hiểu điều kiện chăm sóc y tế nơi bạn đến.

8. Giảm đau lưng và sưng chân cho mẹ bầu

  • Tình trạng đau lưng xảy ra ở 70% phụ nữ mang thai, trong đó 47-60% nói rằng họ bị đau lưng vào giữa tháng thứ 5 và tháng thứ 7 và đau nặng hơn vào buổi chiều. 
  • Thật ra khi mang thai, vùng tử cung của bạn phình to lên, phần nào tạo thêm áp lực cho hệ thống nâng đỡ ở lưng và hông, gây đau mỏi lưng. Bạn hãy tập vài bài vận động nhẹ nhàng dưới nước, kê thêm gối đỡ lưng khi nằm hoặc gồi làm việc và tránh sử dụng giày cao gót khi mang thai. Việc này giúp giảm bớt triệu chứng đau mỏi lưng rất hiệu quả.
  • Bạn có thể thấy chân và tay hơi sưng phù, khó chịu, dễ bị tê cứng… nhưng bạn không cần bận tâm nhiều vì đây là triệu chứng bình thường khi mang thai.
  • Hãy thử gác chân lên một chiếc gối khi ngủ, vận động giơ hai tay lên đầu và co duỗi ngón tay, nhẹ nhàng xoay cổ chân và xoa bóp nhẹ bàn chân. Việc này sẽ giúp bạn thoài mái hơn nhiều đấy!

9. Hãy chăm sóc răng miệng thật kỹ!

Việc khám răng nên được duy trì thường xuyên trong suốt thởi kỳ mang thai. Vì vôi răng có thể liên quan đến các tai biến trong thai kỳ như sẩy thai, viêm mô tế bào... Bạn nên giữ răng miệng sạch sẽ, cạo vôi răng định kỳ để tránh bị sâu răng hoặc hư răng khi mang thai, ảnh hưởng xấu đến bản thân và đứa trẻ.

10. Tại sao xuất hiện Bệnh Trĩ khi mang thai?

  • Do đầu của thai nhi đè lên các tĩnh mạch xung quanh hậu môn, làm nó giãn nỡ và xuất hiện trĩ nhẹ trong những tháng cuối. Thông thường, trĩ sẽ biến mất sau khi đứa trẻ ra đời mà không cần điều trị.
  • Bạn có thể chườm đá, áp vào vùng trĩ khi thấy đau ngứa và không nên đứng quá lâu. Nếu bệnh trĩ trở nặng, bạn hãy khám bác sĩ để được tư vấn tốt hơn.

11. Đừng lo khi huyết trắng ra nhiều!

  • Bạn có thể thấy huyết trắng ra nhiều hơn khi mang thai do sự tăng cường kích thích tố estrogen trong cơ thể. Nhưng bạn đừng lo lắng vì đây là những triệu chứng bình thường mà ai cũng gặp phải trong thai kỳ.
  • Bạn nên mang thêm một băng vệ sinh mỏng và tránh dùng các mỹ phẩm khử mùi âm đạo hoặc xà phòng thơm. 
  • Nhưng nếu như chất dịch tiết ra có màu đục, mùi khó chịu đồng thời làm bạn đau ngứa, bạn nên đi khám bác sĩ. 

12. Thai phụ nên tiêm phòng uốn ván 

  • Tiêm phòng uốn ván đã được đưa vào chương trình khám thai định kỳ vì đây là bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Để đảm bảo cho bé yêu của bạn không bị uốn ván sau khi chào đời, người mẹ cần tiêm phòng uốn ván để tạo ra hệ miễn dịch tốt cho bản thân và đứa trẻ.
  • Bạn nhớ tiêm phòng uốn ván từ tuần thứ 18 đến 22 của thai kỳ nhé.

13. Hãy nuôi con bằng sữa mẹ

  • Nuôi con bằng sữa mẹ là sự chọn đúng đắn cho bé yêu khỏe mạnh. Bạn hãy ôm bé ít nhất 30 phút sau khi sinh để kích thích tuyến sữa hoạt động. Sau đó cho bé bú ngay nguồn sữa non đầu tiên, giúp tăng tiết sữa tốt hơn trong quá trình nuôi con sau này.
  • Sữa non là nguồn kháng thể tốt nhất giúp trẻ chống lại bệnh tật.
  • Sau khi cho con bú, hãy để trẻ ợ hơi vì điều này sẽ loại bỏ không khí từ dạ dày của trẻ có thể gây ra đau dạ dày nghiêm trọng và đau ruột. Người mẹ có thể giúp trẻ ợ hơi bằng cách nhẹ nhàng xoa lưng của trẻ.

14. Lịch tiêm chủng thích hợp cho bé

15. Chăm sóc trẻ sau sinh

  • Trong giai đoạn cho con bú, bạn nên tránh hít khói thuốc vì khói thuốc sẽ ảnh hướng khả năng phát triển của não bộ.
  • Hãy cho bé bú bất cứ khi nào bé đòi. Vì đứa trẻ cần tăng cân rất nhanh trong những tháng đầu tiên, có thể tăng gấp đôi cân nặng ban đầu.
  • Khi bé được 6 tháng, bạn có thể bắt đầu cho bé ăn thêm các thực phẩm giàu chất sắt và tinh bột đã được nấu chín và nghiền nát hoặc thái nhỏ.
  • Khoảng 8 – 12 tháng, bé có thể ăn một số loại thức ăn thái nhỏ và bắt đầu tập tự ăn. Cho phép trẻ tự ăn có ích cho sự phát triển não bộ và phát triển các kỹ năng khéo léo của tay hay các kỹ năng điều phối của trẻ. Nhưng bạn hãy trông chừng để bé khỏi bị nghẹn nhé.
  • Bạn nên sắp xếp lại các vật dụng trong nhà như ổ điện, bếp lửa để tránh gây nguy hiểm cho bé.
  • Ngoài ra, bạn nên cho bé tiêm chủng đúng lịch, theo dõi cân nặng và chiều cao để biết tình trạng phát triển của bé.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1107 lượt xem

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1035 lượt xem

Tập luyện quá nhiều hoặc quá mạnh có làm suy giảm khả năng sinh sản không?

Bác sĩ ơi, liệu tập luyện cường độ cao có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nữ giới và nam giới không ạ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với nhé, cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  964 lượt xem

Thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  913 lượt xem

Nhiệt tỏa ra từ laptop có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bác sĩ ơi, nhiều người nói rằng nhiệt lượng tỏa ra từ máy tính xách tay sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở phụ nữ và đàn ông. Điều này có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  982 lượt xem
Tin liên quan
Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con
Cân nhắc khả năng tài chính để có con và nuôi dạy con

Đón chào một thành viên mới luôn là niềm hạnh phúc đối với bất kỳ cha mẹ nào. Song song với đó sẽ là vấn đề tài chính, các khoản thu - chi mà cha mẹ cần cân nhắc.

Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản
Sản phẩm tẩy rửa có thể làm giảm khả năng sinh sản

Các hóa chất trong nhiều sản phẩm vệ sinh thông thường có thể gây hại cho khả năng sinh sản.

7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
7 loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.

Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần biết gì trước khi mang thai?

Bị tiểu đường nhưng không kiểm soát được trước khi thụ thai có thể tạo ra những khác biệt lớn trong kết quả thai kỳ.

Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?
Bệnh ung thư của tôi đang thuyên giảm, cần lưu ý gì trước khi mang thai?

Hầu hết phụ nữ đã được điều trị ung thư và hiện tại không còn bệnh đều có thể tự tin mang thai.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây