Thiếu máu do thiếu sắt: những ảnh hưởng lâu dài
Nội dung chính bài viết:
- Tốc độ hồi phục tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở mỗi “mẹ bỉm” là khác nhau, phụ thuộc vào mức độ thiếu máu nặng hay nhẹ và việc bổ sung sắt trong suốt thai kỳ của từng người. Có người hồi phục ngay sau khi sinh, có người phải cần tới 6 tháng.
- Viên sắt và thực phẩm giàu chất sắt cung cấp năng lượng cho “mẹ bỉm”, giúp “mẹ bỉm” giảm mệt mỏi.
- Thiếu máu thai kỳ không gây ra tác động lâu dài cho phụ nữ sau sinh, tuy nhiên có thể ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh. Nếu thai phụ thiếu máu trầm trọng trong 2 tháng đầu, có thể làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non sớm. Điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
- Bổ sung sắt, đặt lịch khám tiền sản là 1 trong những nhiệm vụ thiết yếu của kế hoạch mang thai tiếp theo.
Tình trạng thiếu máu sẽ hết khi con được sinh ra?
Điều đó phụ thuộc vào thai phụ, mỗi thai phụ mỗi khác. Đối với nhiều phụ nữ, thiếu máu sẽ mất đi vào cuối thai kỳ. Những phụ nữ này có thể bị thiếu máu nhẹ và việc bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai, giúp cho nồng độ sắt trở lại bình thường vào thời điểm bé chào đời. Đối với phụ nữ khác, phải mất sáu tháng để xây dựng lại các “kho trữ” sắt sau khi bị thiếu máu.
Kiểm tra với bác sĩ nếu bạn không chắc chắn rằng tình trạng thiếu máu của bạn đã hết hay chưa, hoặc nếu bạn băn khoăn không biết có nên tiếp tục bổ sung viên sắt không. Nếu uống, viên sắt được coi là an toàn khi cho con bú sữa mẹ.
Nhưng lưu ý rằng phụ nữ cho con bú sữa mẹ chỉ cần 9 mg (mg) sắt mỗi ngày (so với 27 mg trong khi mang thai).
Điều gì khác có thể giúp phụ nữ sau sinh cảm thấy tốt hơn?
Người mới làm mẹ nào cũng cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi nhưng đây cũng là một triệu chứng chính của bệnh thiếu máu. Ăn nhiều đồ ăn giàu chất sắt và bổ sung viên sắt nếu cần có thể tăng năng lượng và giảm bớt mệt mỏi.
Nếu bị mất nhiều máu, khi đó bạn sẽ có thể cần kiểm tra mức hemoglobin sau khi sinh. Nếu lượng sắt quá thấp và không cải thiện sau khi bổ sung viên sắt, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ huyết học hoặc một chuyên gia khác để đánh giá thêm. Có thể bạn cần truyền sắt đường tĩnh mạch.
Nếu tình trạng thiếu máu của bạn rất nghiêm trọng, bác sĩ cũng có thể đề nghị truyền máu để tăng lượng chất sắt của bạn.
Thiếu máu có gây ra bất kỳ tác động lâu dài nào cho phụ nữ sau sinh không?
Không có nhiều nghiên cứu cho thấy thiếu máu có bất kỳ ảnh hưởng lâu dài nào đến phụ nữ. Một số nghiên cứu cho thấy sẽ tăng nguy cơ phát triển trầm cảm sau sinh (PPD) sau khi bị thiếu máu trong thai kỳ. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa hai tình trạng này không rõ ràng.
Và nhiều phụ nữ - kể cả những người không bị thiếu máu - cũng được chẩn đoán bị PPD. Trong bất kỳ trường hợp nào, hãy theo dõi các triệu chứng của trầm cảm sau sinh, có thể bao gồm cảm thấy nhạy cảm, muốn khóc và thường xuyên lo lắng. Bạn cũng có thể bị mất cảm giác thèm ăn hoặc gặp khó ngủ.
Nếu bạn nhận thấy chính mình mắc các triệu chứng này và chúng không biến mất sau một hoặc hai tuần, đừng đau khổ chịu đựng trong im lặng. Nói chuyện với bác sĩ về cảm giác của bạn để họ có thể giúp bạn nhận được sự giúp đỡ và hỗ trợ mà bạn cần.
Thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi về lâu dài không?
Em bé sẽ không bị ảnh hưởng nếu tình trạng thiếu máu của bạn nhẹ hoặc bạn đã được điều trị. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, không được điều trị thì chuyên gia cũng không chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng như nào.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng, thiếu máu trầm trọng trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cũng có một mối liên hệ giữa thiếu máu trầm trọng ở trẻ sơ sinh và trẻ em với các vấn đề về hành vi. Tuy nhiên, chỉ một vài nghiên cứu nhỏ đã được thực hiện về chủ đề này và cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa.
Có những nghiên cứu cho thấy rằng, khi một phụ nữ bị thiếu máu trầm trọng trong hai tháng đầu của thai kỳ, có thể gia tăng nguy cơ em bé sinh ra nhẹ cân hoặc sinh non sớm. Và điều đó chắc chắn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của trẻ.
Phụ nữ có thể làm gì để giảm thiểu nguy cơ mang thai trong tương lai?
Khoảng cách ngắn giữa các lần mang thai sẽ khiến bạn có nguy cơ bị thiếu máu. Vì vậy, nếu bạn đang có kế hoạch có một em bé nữa, hãy đợi ít nhất 18 tháng trước khi thụ thai. Trong thời gian chờ đợi, hãy hình thành thói quen kết hợp nhiều thực phẩm giàu chất sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Nếu biết mình bị thiếu máu do thiếu sắt trước khi mang bầu, hãy khám tiền sản để có thể kiểm soát tình trạng và điều trị cho bạn trước khi bạn mang thai. Và nếu bạn bị thiếu máu khi có thai, hãy giảm thiểu nguy cơ đối với bạn và em bé bằng cách bổ sung viên sắt.
Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.
Các thuốc Steroid như cortisone, prednisone hoặc một số loại thuốc chống cao huyết áp có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của cả nam giới và phụ nữ.
Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.
Khả năng sinh sản tự nhiên bị suy giảm khi phụ nữ có tuổi, nhưng sự suy giảm này là ít khi so với sự lão hóa đang xảy ra ở xương, da và hầu hết các cơ quan trên cơ thể.
Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.
- 1 trả lời
- 1047 lượt xem
- Bác sĩ cho tôi hỏi, thiếu cân có ảnh hưởng đến khả năng mang thai không? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1281 lượt xem
Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1218 lượt xem
Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1081 lượt xem
Bác sĩ ơi, ông xã của tôi bị stress căng thẳng, thì có gây ảnh hưởng gì tới việc thụ thai của chúng tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 949 lượt xem
Thưa bác sĩ, tôi đã dùng thuốc tránh thai trong thời gian khá dài. Điều này có ảnh hưởng đến việc thụ thai của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!