1

Thủy đậu (Varicella) - bệnh viện 103

1. Dịch tễ học và căn nguyên

Tuổi: 90% số ca xuất hiện ở trẻ em dưới 10 tuổi, 5% ở lứa tuổi > 15 tuổi.

Căn nguyên: Varicella zoster virus một loại Herpes Virus.

Sự lây truyền: Do tiếp xúc trực tiếp, do hít phải các giọt nhỏ trong không khí từ mũi và miệng của người bệnh, lây do gián tiếp không thường gặp. Bênh nhân có tính lây truyền từ vài ngày trước khi nổi ban cho đến hết đợt mọc mụn nước cuối cùng. Vẩy tiết thì không lây. VZV còn có thể khí dung hoá từ vẩy da của bệnh nhân bị Herpes zoster và có thể gây nên thuỷ đậu. Bệnh thuỷ đậu rất hay lây như lây ở trường học, nhà trẻ và đa số người lớn ở thành thị đều đã mắc phải, miễn dịch bền vững.

Mùa: ở các vùng đô thị khí hậu điều hoà dịch thuỷ đậu thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân.

Địa lý: Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới và hay gặp ở trẻ em, rất ít khi xảy ra ở trẻ < 6 tháng tuổi vì có miễn dịch truyền từ người mẹ.

2. Sinh bệnh học

Virus thuỷ đậu xâm nhập vào niêm mạc đường hô hấp trên, miệng hầu tiếp đó nhân lên tại chỗ và gây nhiễm virus huyết tiên phát. Sau đó VZVnhân lên trong tế bào hệ thống liên võng nội mô rồi tiếp đến là gây nhiễm virus huyết thứ phát và lan tràn đến da và niêm mạc.

VZV xâm nhập vào lớp tế bào đáy, lớp gai nhân lên hình thành các hốc nhỏ và gây thoái hoá hình cầu ở tế bào biểu mô, tích tụ dịch phù, thoái hoá mụn nước và tạo thành những chất vùi trong nhân. Cũng như tất cả các loại Herpes virus VZV trở thành pha tiềm ẩn, trú ngụ ở hạch cảm giác, tái hoạt của VZV gây nên bệnh zôna (Herpes zoster).

Trong các thể có biến chứng virus có thể gây những ổ viêm phổi kẽ và những ổ huỷ myelin trong não

3. Lâm sàng

  • Thời kỳ ủ bệnh: 14 ngày ( thay đổi từ 10-23 ngày)
  • Tiền triệu: tiền triệu thì tuỳ trường hợp rõ  nhiều hay ít: nhức đầu, khó ở, sổ mũi, đau mình ở trẻ em tiền triệu nhẹ hoặc không có, ở người lớn thường rõ hơn.
  • Giai đoạn toàn phát: Sau 24- 36h khi có tiền triệu xuất hiện sốt vừa phải và phát ban.

Vị trí, phân bố: tổn thương ban đầu mọc ở đầu và mặt, sau đó lan ra thân mình và các chi. Mọc nhiều ở vùng ít tỳ ép như : vùng liên bả, bên sườn, nách, kheo, có khi dầy đặc ở mặt và thân mình, ít hơn ở các chi. Bàn chân và bàn tay hiếm khi bị

Ngoại ban ban đầu dạng vết chấm ,sẩn ( thường không quan sát thấy), có khi là sẩn phù và nhanh chóng thành mụn nước( trong vòng 24h – 48h), mụn nước như ” giọt nước” hoặc “giọt sương” trên cánh hoa hồng, nông , thành mỏng, có quầng viêm đỏ xung quanh. Thường kèm theo có ngứa.

Mụn nước chứa dịch màu vàng nhạt, trở nên lõm rốn và nhanh chóng trở thành mụn mủ, màu mủ trắng mịn, và thành vẩy tiết màu đỏ nâu trong vòng 8- 12h.Vẩy tiết rụng sau 1-3 tuần, khỏi để lại vết hồng, một số có nền hơi lõm, có thể thành sẹo một thời gian dài hay sẹo vĩnh viễn.

Tính chất nhiều lứa tuổi:Vì phát ban rải ra thành những đợt liên tiếp người  ta thấy cùng một lúc đồng thời có tất cả các thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau: sẩn, mụn nước, mụn mủ, vẩy tiết (dấu hiệu đặc trưng).

Niêm mạc: có mụn nước( thường không quan sát được) tiếp sau là trợt nông( 2 -3 mm) thường gặp nhất ở vòm khẩu cái nhưng cũng có khi xuất hiện ở niêm mạc mũi, màng tiếp hợp, hầu họng, thanh quản, khí quản, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, âm đạo, ban gây vết trợt khó chịu, mất đi trong 6 – 8 ngày.

Toàn thân: sốt nhẹ.mệt mỏi nhẹ.Nếu bội nhiễm có hạch sưng.

4. Các thể lâm sàng

  • Thuỷ đậu xuất huyết (Hemorrhagic varicella) xuất huyết trong mụn mủ, gặp ở trẻ em bị thuỷ đậu nhưng hiếm gặp.
  • Thuỷ đậu hoại tử (varicella gangrenosa) xuất hiện ở trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp hoặc các bệnh nặng khác, đặc tính là có tổn thương loét hoại tử.
  • Thuỷ đậu xuất huyết trong chứng đông máu rải rác nội mạch( xuất huyết bạo phát).

5.Biến chứng

  • Bội nhiễm tụ cầu và liên cầu. Chốc, nhọt, viêm mô tế bào và hoại tử.
  • Ở nguời lớn có thể thấy viêm phổi nặng do virus.
  • Viêm thận cấp tính ( liên cầu khuẩn ), nhiễm khuẩn huyết ( liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn).
  • Viêm não vius hãn hữu hiếm gặp vào cuối thời kì bệnh.
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Bệnh thuỷ đậu thì rất nặng ở trẻ em đã điều trị bằng thuốc giảm miễn dịch hay bằng Corticoid

6. Xét nghiệm

  • Chẩn đoán Tzanck: lấy dịch hoặc cạo nền mụn nước, mụn mủ xét nghiệm tế bào học thấy tế bào khổng lồ và đa nhân ( giống nhiễm HSV).
  • Kháng thể huỳnh quang đặc hiệu với kháng nguyên VZV, phát hiện và nhận dạng VZV trên phiến đồ dịch mụn nước hay nền mụn nước
  • Xét nghiệm công thức máu thường có giảm bạch cầu và tăng bạch cầu ái toan.
  • Nuôi cấy virus: phân lập virus trên môi trường nuôi cấy virus ( nguyên bào sợi đơn lớp của người ) lấy dịch mụn nước nuôi cấy có khi phát hiện được nhưng rất khó.
  • Huyết thanh học: phản ứng huyết thanh đảo nghịch tăng mạnh 4 lần trong VZV.
  • Kính phết Tzanck :tế bào biểu mô ở thương tổn soi kính hiển vi thấy các chất vùi trong nhân,tế bào biểu mô đa nhân và khổng lồ.

7. Chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt

7.1. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào các dấu hiệu lâm sàng

  • Chưa mắc thuỷ đậu bao giờ
  • Khái niệm bị lây 2 – 3 tuần trước
  • Triệu chứng toàn thân kín đáo  ngay trước hay cùng lúc với phát ban
  • Có cùng một lúc những thành phần của ban có lứa tuổi khác nhau
  • Giảm bạch cầu
  • Kính phết tế bào
  • Nuôi cấy virus (ít làm)

7.2. Chẩn đoán phân biệt với

  • Chốc lây dạng bọng nước
  • Herpes simplex lan tràn
  • Eczema dạng ecpét
  • Eczema do vaccine
  • Nhiễm  Ricketsia
  • Nhiễm enterovirus.

8. Tiến triển và tiên lượng

Tiên lượng tốt, trừ những thể có biến chứng ( rất hiếm ), bệnh tự hạn chế lại rồi khỏi.

Nếu có  biến chứng ở trẻ ≤ 5 tuổi thường gặp là bội nhiễm liên cầu, tụ cầu. ở trẻ em 5 – 11 tuổi biến chứng có thể gặp là viêm não thuỷ đậu và hội chứng Reye.

Ở người lớn tiền triệu rõ rệt hơn và thời gian hồi phục kéo dài, có thể gặp viêm phổi thuỷ đạu xuất hiện 1 – 6 ngày sau khi có ban, X quang phổi 16% có hình ảnh viêm phổi rõ, triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ.Viêm não thuỷ đạu cũng có thể gặp.Biến chứng ít gặp là viêm khớp, viêm màng mạch nho, viêm màng tiếp hợp, viêm tim, viêm thận, viêm tinh hoàn.

Thuỷ đậu ở nguời mẹ trong thời kì có mang 3 tháng đàu có thể gây nên hội chứng thuỷ đậu bào thai ( chi thiểu sản, hư hại mắt và não, tổn thưong da) gặp ở 2% bào thai phơi nhiễm.

Thuỷ đậu ở trẻ sơ sinh có tỉ lệ viêm phổi và viêm não cao hơn trẻ lớn.

Các trường hợp bệnh nhân đang dùng Corticoid hay thuốc ức chế miễn dịch nễu bị thuỷ đậu dễ gặp biến chứng hơn, hoặc có thể biểu hiện thuỷ đậu lan tràn  có viêm gan, viêm não, xuất huyết.

Bệnh  nhân nhiễm HIV tái hoạt thuỷ đậu thì gây nên loại thuỷ đậu chốc loét, đau mạn tính.

9. Điều trị dự phòng

9.1 Điều trị

  • Nằm nghỉ trong thời kì có sốt.
  • Thuốc bôi chống  bội nhiễm : bôi thuốc màu, hồ nước, mỡ kháng sinh ( mỡ Bactroban,Fucidin), mỡ chống virus acyclovir.
  • Uống Acyclovir uống làm giảm độ nặng của bệnh và giảm các ca nhiễm thứ phát 200mg x 5 viên/ngày .( hoặc Valacyclovir, Famcyclovir có hiệu lực nhưng chưa được chứng minh.)
  • Điều trị triệu chứng ngứa : uống kháng Histamine tổng hợp
  • Kháng sinh chống bội nhiễm vi khuẩn: uống Erythromycin, Cephalexin
  • Tránh gãi vì có thể gây sẹo vĩnh viễn
  • Trong các thể nặng tuyệt đối tránh sử dụng Corticoid, chú ý cân bằng nước, điện giải.
  • Điều trị thuỷ đạu lan tràn dùng Acyclovir đưòng tĩnh mạch hoặc Vidarabin cho các ca thuỷ đậu nặng, viêm phổi thuỷ đậu, viêm não thuỷ đậu và thuỷ đậu ở người thiếu hụt miễn dịch.

9.2. Phòng bệnh

  • Tạo miễn dịch: dùng Varivax có hiệu lực 80% phòng nhiễm VZV tiên phát nhất là chỉ định cho các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc thuỷ đậu như trẻ sơ sinh, trẻ em bị bệnh bạch cầu cấp, bệnh nhân thiếu hụt miễn dịch ( điều trị nhiễm HIV, ung thư) vaccine VZV gây cả miễn dịch trung gian tế bào và tạo kháng thể chống lại virus.
  • Trong thời kỳ bệnh đang phát mạnh nên cách ly tránh lây lan.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 841 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu
Điều trị bệnh vảy nến bằng dầu và tinh dầu

Các loại dầu và tinh dầu được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm cả các bệnh về da như vảy nến.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây