1

Thiếu vitamin B12: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu với nhiều chức năng trong cơ thể. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến các vấn đề về thể chất và tâm lý. Cơ thể không thể tự sản xuất vitamin B12, vì thế chúng ta cơ thể nhận vitamin B12 từ các nguồn thực phẩm từ động vật hoặc các thuốc bổ sung.

1. Khuyến nghị về lượng vitamin B12

 

Lượng vitamin B12 được khuyến nghị dùng hàng ngày theo đối theo độ tuổi, được đo bằng microgam (mcg):

  • Trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi: 0,4 mcg
  • Trẻ 7-12 tháng tuổi: 0,5 mcg
  • Trẻ em từ 1-3 tuổi: 0,9 mcg
  • Trẻ em từ 4-8 tuổi: 1,2 mcg
  • Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 1,8 mcg
  • Thanh thiếu niên từ 14-18 tuổi: 2,4 mcg
  • Người lớn: 2,4 mcg (2,6 mcg mỗi ngày nếu mang thai và 2,8 mcg mỗi ngày nếu cho con bú)

Bạn có thể nhận vitamin B12 trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, một số có trong thực vật hoặc từ các sản phẩm thuốc bổ sung.

Có thể tìm thấy vitamin B12 trong các sản phẩm sữa, trứng, cá, thịt và gia cầm. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thực phẩm có bổ sung B12, hãy kiểm tra nhãn thông tin dinh dưỡng của sản phẩm.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vitamin B12

 

Hầu hết mọi người đều nhận đủ chất dinh dưỡng này. Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng của bản thân, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra mức vitamin B12 trong cơ thể.

Càng lớn tuổi, việc hấp thụ vitamin B12 càng trở nên khó khăn hơn. Hấp thụ kém vitamin B12 cũng có thể xảy ra nếu bạn đã phẫu thuật giảm cân hoặc thực hiện phẫu thuật khác để loại bỏ một phần dạ dày hay bạn uống quá nhiều rượu.

Bạn cũng có nguy cơ bị thiếu hụt vitamin B12 hơn nếu mắc một số tình trạng sau:

  • Viêm teo dạ dày, trong đó niêm mạc dạ dày đã trở nên mỏng đi
  • Thiếu máu khiến cơ thể bạn khó hấp thụ vitamin B12
  • Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến ruột non, chẳng hạn như bệnh Crohn, bệnh Celiac, vi khuẩn phát triển hoặc ký sinh trùng
  • Rối loạn hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như bệnh Graves hoặc lupus thuốc ức chế bơm proton (PPI) như esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole(Protonix), Rabeprazole(Aciphex), H2 Blockers như cimetidine (Tagamet) và famotidine (Pepcid AC); và một số loại thuốc trị tiểu đường như metformin (GLucophage).

Bạn cũng có thể bị thiếu vitamin B12 nếu tuân theo chế độ ăn thuần chay (có nghĩa là bạn không ăn bất kỳ sản phẩm nào từ động vật bao gồm thịt, sữa, phô mai và trứng) hoặc bạn là người ăn chay không ăn đủ trứng hoặc các sản phẩm từ sữa để đáp ứng nhu cầu vitamin B12 mà cơ thể cần. Trong cả hai trường hợp đó, bạn có thể bổ sung lượng vitamin B12 bằng cách thêm thực phẩm tăng cường vào chế độ ăn uống hoặc các chất bổ sung.

Thiếu vitamin B12: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Chế độ ăn chay có thể gây tình trạng thiếu vitamin B12

 

Đối với phụ nữ mang thai theo chế độ ăn chay, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sinh con, để có kế hoạch sẵn sàng về việc làm thế nào cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin B12 nhằm giúp em bé khỏe mạnh.

Không nhận đủ lượng vitamin B12, trẻ có thể bị chậm phát triển hoặc không phát triển theo cách bình thường.

3. Triệu chứng thiếu vitamin B12

 

Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn có thể bị thiếu máu. Nếu nhẹ, có thể sẽ không gây ra triệu chứng. Nhưng nếu không được điều trị, tình trạng này có thể khiến bạn gặp một số vấn đề về sức khỏe như:

Suy nhược, chóng mặt và mệt mỏi

Một trong những triệu chứng thường gặp nhất của việc thiếu hụt vitamin B12suy nhược và mệt mỏi. Nếu nguồn cung cấp vitamin giảm, cơ thể bạn tạo ra ít tế bào hồng cầu cần thiết cho việc vận chuyển oxy hơn. Điều này khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, kiệt sức, thậm chí là rơi vào trạng thái lâng lâng.

Các triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng do thiếu ngủ, căng thẳng hoặc làm việc quá sức. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra nồng độ vitamin B12 trong máu nếu tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng.

 

Khó thở, tim đập nhanh

Nếu cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B12, bạn sẽ cảm thấy khó thở khi gắng sức. Lý do là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các hemoglobin, một loại protein giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tình trạng thiếu hụt loại vitamin này có thể làm giảm lưu lượng oxy đến các mô, gây ra thiếu máu và từ đó dẫn đến khó thở, tim đập nhanh. Hãy đến gặp bác sĩ để tiến hành các xét nghiệm cần thiết, nếu bạn thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân, tim đập nhanh, khó thở, rát lưỡi hoặc các triệu chứng khác do thiếu vitamin B12.

Tổn thương thần kinh và tê bì chân tay

Tình trạng suy nhược các tế bào thần kinh có thể xảy ra khi cơ thể thiếu hụt vitamin B12, từ đó dẫn đến triệu chứng tê bì ở chân và tay. Các tổn thương này có thể trở nên trầm trọng và chuyển biến thành bệnh dị cảm nếu bạn bỏ qua chúng. Thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến thoái hóa tủy sống, dây thần kinh thị giác, mô não và các dây thần kinh ngoại biên bởi vitamin B12 cần thiết cho sự hình thành myelin, một lớp vỏ màu trắng bao quanh các sợi thần kinh làm tăng tốc độ dẫn truyền các xung thần kinh.

Các dây thần kinh tủy sống có thể bị phân rã và sẽ khiến bạn bị bất thăng bằng, nếu không có sự bảo vệ của vitamin B12.

Thiếu vitamin B12: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Người thiếu vitamin B12 có thể bị tổn thương thần kinh và tê bì chân tay

Da tái nhợt

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến da trở nên tái nhợt hoặc vàng ở tròng trắng mắt. Tình trạng thiếu máu xảy ra do việc sản xuất hồng cầu không đúng cách, các tế bào hồng cầu phát triển lớn hơn, dễ vỡ và không thể phân chia. Do đó, với kích thước quá lớn, chúng không thể vượt ra khỏi tủy xương và lưu thông trong máu. Vì vậy, lượng hồng cầu lưu thông trong máu giảm sút, khiến làn da bạn trở nên nhợt nhạt hơn.

Khi các hồng cầu bị phá vỡ, gan sẽ sản xuất Bilirubin - một chất màu hơi đỏ hoặc nâu. Sản sinh ra lượng bilirubin càng lớn thì các tế bào hồng cầu bị phá vỡ càng nhiều. Đây chính là nguyên nhân khiến làn da trở nên nhợt nhạt và mắt bị vàng.

 

Sưng và viêm lưỡi

Bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin B12 nếu bạn ăn chay trường, mắc một số bệnh hệ tiêu hóa hoặc uống quá nhiều rượu bia.

Viêm lưỡi chính là biểu hiện của miệng khi bạn bị thiếu vitamin B12, thể hiện cụ thể qua việc lưỡi trở nên mềm, đỏ và đau hoặc sưng. Quá trình tổng hợp DNA trở nên suy yếu khi cơ thể bạn không có đủ loại vitamin nhóm B này. Những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Bạn cần cố gắng thay đổi thói quen ăn uống của mình, nếu bạn nhận thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này. Nên bổ sung vào khẩu phần ăn của bạn các loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm, cá, nghêu, sò, trứng hoặc các loại ngũ cốc giàu vitamin B12.

Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi và chán ăn

Thiếu vitamin B12 chính là một trong các nguyên nhân gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính nếu không được điều trị. Hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng khi hàm lượng vitamin B12 thấp. Bạn có thể sử dụng các thực phẩm bổ sung vitamin B12 nhằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và giảm các nguy cơ gây táo bón.

Phần lớn những người bị thiếu hụt vitamin B12 đều thiếu yếu tố nội tại – một loại protein do dạ dày tiết ra cần thiết cho sự hấp thụ vitamin B12. Hệ tiêu hóa không thể hấp thụ B12 nếu thiếu loại protein này. Trong trường hợp đó, chỉ có thể được điều trị bằng cách tiêm bổ sung loại vitamin thiết yếu này.

 

Giảm thị lực

Thiếu hụt vitamin B12 có thể khiến bạn bị suy giảm thị lực và nghiêm trọng hơn là bệnh thần kinh thị giác. Nguyên nhân là bởi vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh cũng như hệ thần kinh. Chẩn đoán tình trạng giảm thị lực ở những người bị suy dinh dưỡng hoặc không tiêu thụ bất cứ thực phẩm nào có nguồn gốc từ động vật.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, thị giác và độ nhạy của võng mạc ở những bệnh nhân mắc bệnh tăng nhãn áp sẽ được cải thiện nếu có sự kết hợp của vitamin E, DHA và vitamin B12. Bổ sung B12 trong thời gian dài sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ gây đục thủy tinh thể và giảm thị lực.

Thiếu vitamin B12: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Vitamin B12 có thể gây dấu hiệu giảm thị lực ở người bệnh

 

Trầm cảm, mất trí nhớ, thay đổi thái độ

Khi cơ thể thiếu hụt một số vitamin B quan trọng, trong đó có vitamin B12, có thể khiến bạn có nguy cơ mắc trầm cảm hoặc thay đổi tâm trạng. Nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt này gây tác động mạnh mẽ đến việc sản xuất serotonin trong não. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh và cân bằng tâm trạng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu lượng vitamin nhóm B này trong cơ thể của bạn quá thấp. Uống bổ sung vitamin B12 có thể cải thiện đáng kể tâm trạng.

Xương trở nên yếu

Tương tự như canxi và vitamin D, vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các nguyên bào và các tế bào tạo xương. Chức năng của xương có thể bị ảnh hưởng do việc thiếu hụt vitamin B12, thậm chí có thể dẫn đến chứng loãng xương.

4. Điều trị thiếu vitamin B12

 

Nếu bạn bị thiếu máu ác tính hoặc gặp khó khăn trong việc hấp thụ vitamin B12, thường phương pháp điều trị là bạn cần tiêm vitamin này. Bạn có thể cần tiếp tục tiêm bổ sung vitamin B12, uống bổ sung liều cao bằng đường uống hoặc tiêm.

Nếu bạn không tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, bạn có một số lựa chọn khác. Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống của mình, bao gồm các loại ngũ cốc tăng cường vitamin B12, bổ sung hoặc tiêm B12, uống vitamin B12 liều cao nếu cơ thể bạn bị thiếu hụt.

Người lớn tuổi bị thiếu vitamin B12 có thể sẽ phải bổ sung B12 hàng ngày hoặc vitamin tổng hợp có chứa B12.

Thường những tổn thương thần kinh do vitamin B12 gây ra sẽ không thể phục hồi.

5. Phòng ngừa thiếu vitamin B12

 

Hầu hết mọi người có thể nhận đủ lượng vitamin B12 mà cơ thể cần bằng cách ăn đủ thịt, thịt gia cầm, hải sản, các sản phẩm từ sữa và trứng.

Nếu bạn không ăn các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, hoặc bạn gặp vấn đề sức khỏe nào đó khiến việc hấp thụ dinh dưỡng trở nên khó khăn, bạn có thể bổ sung vitamin B12 có trong vitamin tổng hợp hoặc các chất bổ sung khác và thực phẩm bổ sung vitamin B12.

Thiếu vitamin B12: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Phòng ngứa thiếu vitamin B12 bằng cách bổ sung một số loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày

 

Nếu bạn quyết định bổ sung vitamin B12, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm đảm bảo rằng chúng sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1087 Lượt xem
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN 03:00
GIỚI THIỆU VẮC XIN MỚI PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU - BÍ QUYẾT PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG XUÂN CHO TRẺ EM VÀ NGƯỜI LỚN
Vắc xin Varilrix dành cho trẻ em từ 9 tháng tuổi và người lớn - duy nhất có tại Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, cho hiệu quả phòng bệnh lên đến...
 3 năm trước
 842 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu
Liều lượng sắt cần bổ sung khi bị thiếu máu

Bổ sung sắt hàng ngày là biện pháp để kiểm soát tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. Có thể tăng lượng sắt cho cơ thể bẳng cách ăn nhiều thực phẩm giàu sắt hoặc dùng chế phẩm bổ sung sắt.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây