1

Thai ngoài tử cung: điều cơ bản cần biết - Bệnh viện Từ Dũ

1. Thai ngoài tử cung là gì? 

  • Thai ngoài tử cung là khi trứng thụ tinh làm tổ và phát triển ở một vị trí khác ngoài nội mạc tử cung. 
  • Hơn 95% trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng (loa vòi, đoạn bóng, đoạn eo hoặc đoạn kẽ)
  • 5% trường hợp còn lại xảy ra ở các vị trí khác như buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung hoặc sẹo mổ trước đó.
  • Đôi khi có thể gặp thai ngoài tử cung ở 2 bên,chiếm tỉ lệ khoảng 1/200.000 thai kỳ. 
  • Hoặc hiếm hơn có thể gặp trường hợp đa thai với một thai làm tổ trong buồng tử cung bình thường và thai còn lại ở vị trí lạc chỗ (tỉ lệ 1/30.000 thai kỳ). 

 Nếu không can thiệp, diễn tiến tự nhiên của thai ngoài tử cung ở ống dẫn trứng sẽ theo 3 hướng sau: 

  • Sẩy qua loa
  • Thoái triển tự nhiên. 
  • Vỡ ống dẫn trứng -> gây xuất huyết trong ổ bụng, đây là một trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng cần PHẪU THUẬT NGAY.

2. Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung là gì?

Các yếu tố nguy cơ cho thai ngoài tử cung bao gồm:

  • Tiền căn thai ngoài tử cung 
  • Tiền căn phẫu thuật ống dẫn trứng, phẫu thuật vùng bụng chậu trước đó
  • Viêm vùng chậu
  • Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI)

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung của phụ nữ

  • Hút thuốc lá
  • Tuổi trên 35 tuổi
  • Vô sinh
  • Các biện pháp hỗ trợ sinh sản

Tuy nhiên khoảng một nửa số bệnh nhân bị thai ngoài tử cung không xác được yếu tố nguy cơ. Do đó phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mang thai cần cảnh giác với thai ngoài tử cung khi có các triệu chứng cảnh báo.

3. Các triệu chứng của thai ngoài tử cung là gì?

Triệu chứng ban đầu của thai ngoài tử cung có thể giống như một thai kỳ điển hình một số dấu hiệu như trễ kinh, ngực căng hoặc đau bụng. Các dấu hiệu khác bao gồm:

  • Ra huyết âm đạo bất thường
  • Đau bụng ở giai đoạn này, có thể khó biết nếu bạn đang mang thai điển hình hoặc mang thai ngoài tử cung. Khi thai ngoài tử cung phát triển, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xuất hiện, đặc biệt nếu khối thai ngoài vỡ, bạn có thể đột ngột đau dữ dội ở vùng bụng hoặc vai, chóng mặt hoặc ngất xỉu

4. Thai ngoài tử cung được chẩn đoán như thế nào?

Thai ngoài tử cung được chẩn đoán thông qua việc thăm khám vùng chậu, siêu âm và xét nghiệm máu đo nồng độ βhCG 

5. Thai ngoài tử cung được điều trị như thế nào?

Một thai ngoài tử cung không thể di chuyển hoặc được di chuyển đến tử cung, vì vậy thai ngoài tử cung LUÔN CẦN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ. Có ba phương pháp:

  • Thuốc
  • Phẫu thuật
  • Theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai ngoài tử cung.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

6. Thuốc nào được dùng để điều trị thai ngoài tử cung?

Loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị thai ngoài tử cung là methotrexate (MTX). Cơ chế tác động của thuốc là:ngăn chặn sự phân chia của các tế bào, khối thai sau đó sẽ được cơ thể hấp thu sau 4-6 tuần và ống dẫn trứng vẫn được bảo tồn. 

Tùy thuộc vào nồng độ βhCG ban đầu mà bệnh nhân sẽ được lựa chọn phác đồ đơn liều hay đa liều. Bệnh nhân sẽ được theo dõi cho đến khi βhCG trở về âm tính, trong quá trình theo dõi nếu βhCG tăng hoặc giảm không như mong đợi sẽ được bổ sung liều MTX lặp lại hoặc can thiệp phẫu thuật tùy trường hợp.

Ưu điểm

  • Tỉ lệ thành công cao (>90%) Thời gian theo dõi dài (2-6 tuần), một số trường hợp thất bại điều trị (chiếm tỉ lệ 15%) bệnh nhân cần sử dụng thêm một liều khác (tối đa 3 liều)
  • Tránh được phẫu thuật cũng như các tai biến của thuốc mê
  • Một số tác dụng phụ của thuốc: buồn nôn, nôn, chóng mặt,loét miệng, viêm dạ dày….
  • Bảo tồn được vòi trứng, duy trì khả năng sinh sảnCần ngừa thai sau điều trị, tối thiểu 3 tháng
  •  Có thể theo dõi điều trị ngoại trú

Bệnh nhân cần tái khám theo dõi nồng độ βhCG cho đến khi âm tính

7. Tác dụng phụ khi điều trị Methotrexate?

  • Buồn nôn, nôn
  • Chán ăn, mệt mỏi
  • Tiêu chảy 
  • Loét miệng
  • Thay đổi thị lực
  • Rụng tóc
  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng mặt trời
  • Hiếm gặp: suy gan ,suy thận, suy tủy.

8.Tôi nên tránh những gì trong khi điều trị?

Trong thời gian điều trị MTX, cần chú ý:

  • Không có quan hệ tình dục cho đến khi có kinh trở lại do nguy cơ có thể vỡ ống dẫn trứng.
  • Sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 3 tháng và trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn đang có kế hoạch mang thai.
  • Không dùng thuốc kháng viêm như aspirin hoặc ibuprofen (ví dụ, Advil® hoặc Motrin®).
  • Không dùng các loại vitamin hay thực phẩm có chứa axit folic…làm giảm hiệu quả điều trị.
  • Không uống rượu. Bạn có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong 2 đến 3 ngày đầu sau khi tiêm. Da của bạn có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. 

9. Liệu thai ngoài tử cung có ảnh hưởng đến thai kỳ trong tương lai không?

Một khi bạn đã có tiền căn bị thai ngoài tử cung, bạn có nguy cơ bị thai ngoài tử cung ở lần mang thai sau cao hơn người bình thường. Do đó ở lần mang thai tiếp theo, hãy cảnh giác về các dấu hiệu và triệu chứng của thai ngoài tử cung  đồng thời cần khám thai sớm để xác định vị trí túi thai.

10. Làm gì nếu tôi nhóm máu Rhesus âm?

Nếu bạn thuộc nhóm máu Rhesus âm, bạn cần được tiêm anti D để dự phòng thiếu máu tán huyết cho thai ở lần mang thai sau

11. Khi nào tôi có thể có thai lại?

Hiện tại chưa có đủ chứng cứ cho thấy việc có thai lại quá sớm sẽ khiến bạn có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn. Tuy nhiên nếu bạn đã được điều trị bằng Methotrexate, bạn nên chờ ít nhất ba tháng do thuốc này được ghi nhận có tiềm năng gây quái thai. Do đó, nên sử dụng một hình thức tránh thai an toàn trong khi chờ đợi.

12. Tôi có thể làm gì để ngăn ngừa thai ngoài tử cung ở thai kỳ sau?

Hiện chưa xác định được phương pháp ngăn ngừa thai ngoài tử cung tái phát. Điều tốt nhất bạn có thể làm là tránh mang thai bằng cách sử dụng biện pháp tránh thai. Điều trị sớm các viêm nhiễm nếu có. Nếu bạn có thai, điều quan trọng là phải nhớ rằng bạn đang có nguy cơ thai ngoài tử cung cao hơn dân số chung. Nhận biết sớm và điều trị kịp thời là điều quan trọng.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Muốn biết thai đang ở trong hay ngoài tử cung?

Trễ kinh 15 ngày, em đi Bv khám, bs bác sĩ nói là siêu âm không thấy có thai và cho em đi xét nghiệm (xn) beta thì kết quả là 924.97miu/ml. Bs nói là có thai nên hẹn em tuần sau tái khám. Đúng hẹn, em đi khám, bs siêu âm kết luận là có cấu trúc echo trống d=7mm bờ mỏng. Sau đó em đi xn beta lại thì có kết quả là 1908.55 miu/ml. Như vậy, không biết là thai em đang ở trong hay ngoài tử cung, thưa bs?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1053 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1109 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1854 lượt xem

Thai đang ở trong hay nằm ngoài tử cung?

Em kết hôn khi gần 39 tuổi nên rất mong sớm có em bé. Trễ kinh 3 ngày, em thử que cho 1 vạch đậm 1 vạch mờ. Thấy ra nhiều huyết trắng đặc sệt, có mùi hôi nhưng ko ngứa, em đi khám, bs siêu âm bảo nội mạc tử cung dày 11mm. Như vậy, thai em đang ở trong hay ngoài tử cung ạ? Em siêu âm sớm như vậy, liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không?Và khi nào thì em nên tái khám ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  867 lượt xem

Liệu có phải thai đang ở ngoài tử cung?

Trễ kinh 10 ngày, em đi xét nghiệm máu. Bác sĩ nói em có thai, nhưng siêu âm lại chưa thấy thai trong tử cung. Em rất lo vì sợ là mình có thai ngoài tử cung - Mong bs tư vấn dùm em với ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  732 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong suốt 6 tháng đầu đời thì sữa mẹ còn ẩn chứa rất nhiều điều “bí mật” mà chúng ta chưa biết hết. Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong suốt 6 tháng đầu đời thì sữa mẹ còn ẩn chứa rất nhiều điều “bí mật” mà chúng ta chưa biết hết. 01:24
Ngoài việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh trong suốt 6 tháng đầu đời thì sữa mẹ còn ẩn chứa rất nhiều điều “bí mật” mà chúng ta chưa biết hết.
Vậy những “bí mật” đó là gì? Câu trả lời có trong video này chắc chắc sẽ khiến nhiều mẹ phải bất ngờ!----------------------KHOA SẢN -...
 3 năm trước
 685 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 794 Lượt xem
THAI NGOÀI TỬ CUNG - CÁCH NHẬN BIẾT SỚM VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ THAI NGOÀI TỬ CUNG - CÁCH NHẬN BIẾT SỚM VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ 05:21
THAI NGOÀI TỬ CUNG - CÁCH NHẬN BIẾT SỚM VÀ XỬ LÝ HIỆU QUẢ
Chiếm tỷ lệ 1 - 2% thai nghén, thai_ngoài_tử_cung là một trong những biến chứng sản khoa nguy hiểm ở 3 tháng đầu thai kỳ.
 3 năm trước
 664 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 481 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 797 Lượt xem
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc 06:16
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc
 Lắng nghe chia sẻ: Sau Sinh Mẹ Có Được Ăn Bánh Ngọt Không?--------
 3 năm trước
 1455 Lượt xem
Tin liên quan
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết
Tiểu đường thai kỳ: những điều bạn nên biết

Tiểu đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng cho cả mẹ và bé trong khi mang thai và khi sinh nở.

Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai
Thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ khi mang thai

Bà bầu có thể thắc mắc không biết nên ngừng dùng thuốc điều trị bệnh lupus ban đỏ hay không? Nhưng việc dừng thuốc cũng rất nguy hiểm, không chỉ đối với bạn, mà còn đối với con. Nếu không dùng thuốc, lupus có thể bùng phát trong thai kỳ, dẫn đến nguy cơ xảy ra biến chứng cao hơn. Cùng tìm hiểu những kiến thức trong bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất cho mình.

Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con)
Thai ngoài tử cung (chửa ngoài dạ con)

Thai ngoài tử cung không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng có thể dẫn tới một ống dẫn trứng bị vỡ, gây đau bụng nặng và chảy máu. Điều này có thể dẫn đến hư hỏng ống dẫn trứng vĩnh viễn, mất ống, hoặc thậm chí thai phụ bị tử vong nếu chảy máu trong nặng không được điều trị ngay.

Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!
Sử dụng cần sa trong thai kỳ - Những điều cần biết!

Chúng ta không biết nhiều về những tác động có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu về điều này hiện vẫn đang được tiến hành thì hầu hết các chuyên gia, bao gồm cả Trường Cao đẳng Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP) đều khuyên thai phụ không nên sử dụng cần sa. Tại sao?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây