1

Suy giãn tĩnh mạch khi mang thai - Bệnh viện Từ Dũ

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Đó là hiện tượng những mạch máu sưng gồ lên, chằng chịt và ngoằn nghèo như những đường gân xanh, tím, xuất hiện trên các vùng da như bắp chân, âm hộ hoặc ở những nơi khác nữa.

Khi mang thai, nhiều phụ nữ lần đầu tiên mắc phải tình trạng này, hoặc nếu họ đã bị trước đó thì tình trạng trở nên nặng hơn. Đi kèm với những mạng lưới chằng chịt  nổi trên da này là cảm giác nặng nề và đau nhức ở chân cũng như ở vùng da xung quanh, khiến các mẹ bầu khó chịu, thậm chí mất ngủ.

Các triệu chứng trở nên thật sự làm bạn khổ sở hơn vào cuối ngày, đặc biệt khi trong ngày bạn phải đứng nhiều hoặc đi bộ nhiều.

Nguyên nhân

  • Sự chèn ép của tử cung: Khi em bé trong bụng bạn càng phát triển, tử cung lớn lên sẽ càng chèn ép tĩnh mạch lớn ở bên phải cơ thể của bạn (tĩnh mạch chủ dưới), tăng áp lực trong tĩnh mạch chân. Việc giảm lưu thông máu do sự chèn ép của tử cung cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ suy giãn tĩnh mạch hơn.
  • Sự gia tăng lượng máu khi mang thai: Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể bạn tăng lên, làm tăng thêm gánh nặng cho tĩnh mạch chân.
  • Sự gia tăng của hóc- môn sinh dục nữ khi mang thai: Lượng progesterone tăng lên dẫn đến tình trạng giãn, sưng các tĩnh mạch, hình thành các tĩnh mạch hình sợi hay tĩnh mạch dạng mạng nhện.
  • Di truyền: Khả năng bị suy giãn tĩnh mạch của bạn sẽ cao hơn nếu các thành viên khác trong gia đình bạn mắc bệnh này. Chúng hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Nếu bạn đã bị suy giãn tĩnh mạch, tình trạng của bạn có xu hướng trở nên nặng hơn với mỗi lần mang thai và khi bạn lớn tuổi hơn.
  • Thừa cân, mang song thai, đa thai
  • Thường xuyên đứng trong thời gian dài.

Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?

Suy giãn tĩnh mạch có thể ngứa hoặc đau, trông xấu xí với những đường lằn chằng chịt gồ lên, nhưng chúng thường vô hại với mẹ bầu và với sự phát triển của bé. Mọi việc điều trị, nếu cần thiết, thường có thể được hoãn lại cho đến sau khi bé đã chào đời.

Tuy nhiên, một tỷ lệ nhỏ những người bị suy giãn tĩnh mạch có thể phát triển các cục máu nhỏ gần bề mặt da (huyết khối tĩnh mạch nông), khiến  tĩnh mạch có thể cứng, giống như dây thừng, khu vực xung quanh trở nên đỏ, nóng và đau.

Hãy đến bác sĩ để được tư vấn ngay nếu bạn thấy xuất hiện tình trạng nhiễm trùng quanh khu vực này, khi chân bạn sưng nặng, khi vùng da gần tĩnh mạch đổi màu, hoặc bất kỳ khi bạn cảm thấy không an tâm về tình trạng của mình. Đừng tự tiện mua thuốc sử dụng, bởi điều này có thể gây nguy hiểm cho em bé trong bụng bạn đấy.

Tin tốt là chứng giãn tĩnh mạch có xu hướng cải thiện sau khi bạn sinh con, đặc biệt là nếu bạn không bị triệu chứng này trước khi có thai. Khi đó, mọi khó chịu đều biến mất.

Làm thế nào để ngăn ngừa suy giảm tĩnh mạch khi mang thai?

  • Kiểm soát tốt cân nặng, không tăng cân quá nhiều hoặc quá nhanh.
  • Không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, mà thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại xung quanh để máu huyết lưu thông.
  • Không ngồi bắt tréo chân, bởi tư thế ngồi này làm giảm lưu thông máu ở chân bạn.
  • Gác chân trên bục thấp (khoảng 15-20cm) để chân và bàn chân được nâng lên khi ngồi làm việc, giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.
  • Tập thể dục thường xuyên với sự cho phép của bác sĩ, phù hợp với tình trạng thai của bạn nữa nhé!
  • Nằm nghiêng sang trái để giảm áp lực lên tĩnh mạch lưu thông mang máu từ chân lên đến tim.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  680 lượt xem

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1091 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1838 lượt xem

Mẹ bầu 26 tuần bị suy giãn tĩnh mạch có đáng lo?

Em mang thai bé thứ hai được 26 tuần. Gần đây, em chợt thấy xuất hiện 1 mảng tím bầm gần đầu gối. thỉnh thoảng hơi nóng trong da và đau nhức. Có phải em bị suy giãn tĩnh mạch rồi, phải không bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  453 lượt xem

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  426 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 701 Lượt xem
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 778 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 954 Lượt xem
Xua tan tình trạng rạn da mông khi mang thai Xua tan tình trạng rạn da mông khi mang thai 11:59
Xua tan tình trạng rạn da mông khi mang thai
 Rạn da mông khi mang thai không phải là một trường hợp hiếm gặp
 3 năm trước
 469 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 560 Lượt xem
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ
Giãn tĩnh mạch trong thai kỳ

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch trong thai kỳ? Có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch trong thai kỳ bằng cách nào? Suckhoe123.vn sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề thắc mắc trên!

Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!
Dùng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian mang thai!

Rất nhiều thai phụ băn khoăn rằng, không biết sử dụng thuốc trị bệnh về tuyến giáp trong thời gian đang mang thai có an toàn không? Để giải đáp thắc mắc trên, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây