1

Sỏi thận được điều trị ra sao? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Thay đổi lối sống

  • Thay đổi lối sống đơn giản và quan trọng nhất để phòng tránh sỏi là uống nhiều chất lỏng- mà nước là tốt nhất. Người có xu hướng hình thành sỏi nên cố gắng uống đủ chất lỏng trong ngày để bài tiết được ít nhất 2 lít nước tiểu mỗi 24 giờ.
  • Trước đây, bệnh nhân có sỏi canxi được khuyên nên tránh dùng các sản phẩm từ sữa và những thực phẩm khác có lượng canxi cao. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu canxi, bao gồm sản phẩm từ sữa, có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi. Tuy nhiên, uống canxi dưới dạng thuốc viên lại có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
  • Bệnh nhân nên tránh những thực phẩm có bổ sung vitamin D và một số loại thuốc kháng acid có chứa canxi.
  • Người bài tiết nước tiểu có độ acid cao nên ăn ít thịt, cá, và gia cầm. Các loại thực phẩm này làm tăng lượng acid trong nước tiểu.
  • Để phòng ngừa sỏi cystine, nên uống đủ nước mỗi ngày để pha loãng nồng độ cystine thoát vào nước tiểu; việc này có thể khó khăn vì cần phải uống khoảng 4 lít nước cho mỗi 24 giờ, và một phần ba số nước đó lại phải uống vào ban đêm.

2. Điều trị Nội khoa

  • Một số thuốc có thể giúp ngăn ngừa sỏi canxi và sỏi acid uric. Những loại thuốc này kiểm soát độ acid hoặc kiềm trong nước tiểu, yếu tố quan trọng trong hình thành tinh thể.
  • Allopurinol có thể hữu ích trong một số trường hợp tăng uric niệu (hyperuricosuria).
  • Cần cố gắng kiểm soát tăng calci niệu, từ đó ngăn ngừa sỏi canxi, bằng một số thuốc lợi tiểu, như hydrochlorothiazide chẳng hạn. Những loại thuốc này làm giảm lượng canxi do thận đào thải vào nước tiểu bằng cách thúc đẩy xương giữ lại canxi. Chúng có tác dụng tốt nhất khi lượng natri nhập vào cơ thể thấp.
  • Hiếm khi dùng thuốc cellulose natri phosphat cho bệnh nhân tăng calci niệu. Thuốc này gắn kết với canxi trong ruột, ngăn ngừa canxi thoát vào nước tiểu.
  •  Nếu không thể kiểm soát được sỏi cystine bằng cách uống nhiều chất lỏng, có thể dùng các thuốc như Thiola và Cuprimine, giúp giảm lượng cystine trong nước tiểu.
  • Đối với những sỏi struvite đã được lấy ra hoàn toàn, bước đầu tiên của việc phòng chống là giữ cho nước tiểu không còn  các vi khuẩn có khả năng gây nhiễm trùng. Nước tiểu bệnh nhân sẽ được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo là không còn sự hiện diện của vi khuẩn.
  • Nếu không loại bỏ được sỏi struvite, có thể dùng acetohydroxamic acid (AHA). AHA được sử dụng dài ngày kết hợp với các thuốc kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng dẫn đến sự tăng trưởng của sỏi.
  • Những bệnh nhân cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism) đôi khi có sỏi canxi. Hướng điều trị trong các trường hợp này thường là phẫu thuật để loại bỏ các tuyến cận giáp khu trú ở cổ. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ có một trong các tuyến cận giáp phì đại. Cắt bỏ các tuyến sẽ điều trị dứt điểm vấn đề cường cận giáp và sỏi thận của bệnh nhân.

3. Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật có thể cần thiết để loại bỏ sỏi thận khi nó:

  • Không thoát ra được sau một thời gian phù hợp và là nguyên nhân gây đau liên tục
  • Quá lớn để tự thoát ra được hay đã bị kẹt ở một vị trí khó khăn
  • Chặn dòng chảy của nước tiểu
  • Gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu tiếp diễn
  • Gây thương tổn mô thận hoặc gây ra chảy máu liên tục
  • Tăng kích thước khi theo dõi trên phim Xquang

4. Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (Extracorporeal Shock Wave Lithotripsy=ESWL)

- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung (ESWL) là thủ thuật được sử dụng thường xuyên nhất trong điều trị sỏi thận. Trong ESWL, sóng xung được tạo ra bên ngoài cơ thể, đi qua da và mô cơ thể cho đến khi va chạm vào cấu trúc sỏi cô đặc hơn. Sỏi bị phá vỡ thành những hạt nhỏ và có thể thoát dễ dàng ra ngoài qua nước tiểu.

 - Có nhiều kiểu thiết bị ESWL. Hầu hết các thiết bị sử dụng X quang hoặc siêu âm để giúp bác sĩ phẫu thuật xác định vị trí sỏi trong thời gian điều trị. Cần thực hiện vô cảm cho hầu hết các loại thủ thuật ESWL.

- Trong nhiều trường hợp, ESWL có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú. Thời gian phục hồi tương đối ngắn, và hầu hết bệnh nhân đều có thể tiếp tục hoạt động bình thường trong một vài ngày.

-  Biến chứng có thể xảy ra với ESWL:

  • Một số bệnh nhân có máu trong nước tiểu một vài ngày sau khi điều trị. Các sóng xung có thể gây bầm tím và khó chịu ở bụng hoặc sau lưng.
  • Để giảm nguy cơ biến chứng, bệnh nhân nên tránh dùng aspirin và các thuốc ảnh hưởng đến chức năng đông máu khác trong thời gian vài tuần trước khi điều trị.
  • Đôi khi, các hạt sỏi vỡ gây tắc nghẽn nhẹ khi chúng đi qua đường tiết niệu và gây khó chịu. Trong một số trường hợp, cần đặt stent qua bàng quang vào niệu quản để giúp các mảnh sỏi thoát qua dễ dàng hơn.
  • Đôi khi sỏi không vỡ hoàn toàn trong một lần điều trị, và có thể phải cần đến nhiều đợt trị liệu bổ sung.

5. Tán sỏi thận qua da (Percutaneous Nephrolithotomy=PCNL)

  • Đôi khi một thủ thuật có tên là tán sỏi thận qua da (percutaneous nephrolithotomy) được khuyến cáo sử dụng để loại bỏ sỏi. Thủ thuật điều trị này thường được dùng khi sỏi đã khá lớn hoặc nằm ở một vị trí không cho phép áp dụng hiệu quả ESWL.
  • Trong phương pháp này, bác sĩ phẫu thuật rạch một vết nhỏ ở lưng và tạo ra một đường hầm dẫn trực tiếp vào thận. Sử dụng thiết bị nội soi thận (nephroscope), phẫu thuật viên định vị và loại bỏ sỏi. Đối với sỏi lớn, có thể cần đến một số loại đầu dò dùng năng lượng siêu âm, thủy lực hoặc laser để phá vỡ sỏi thành nhiều mảnh nhỏ.
  • Thông thường, bệnh nhân cần nằm viện trong nhiều ngày và có thể cần đặt một ống nhỏ gọi là ống mở thận ra da (nephrostomy) tại thận trong suốt quá trình điều trị.
  • Một lợi điểm của tán sỏi thận qua da (percutaneous nephrolithotomy) là bác sĩ phẫu thuật có thể loại bỏ một số mảnh sỏi trực tiếp thay vì chỉ trông chờ vào sự đào thải tự nhiên của chúng qua đường niệu.

6. Tán sỏi qua nội soi niệu quản (Ureteroscopic Stone Removal)

  • Mặc dù một số sỏi trong niệu quản có thể được điều trị bằng ESWL, nội soi niệu quản (ureteroscopy) có thể cần thiết để xử lý sỏi niệu quản đoạn giữa và đoạn thấp hơn.
  • Không cần thực hiện vết mổ nào trong thủ thuật này. Thay vào đó, bác sĩ phẫu thuật luồn một dụng cụ nhỏ bằng sợi quang học gọi là ống nội soi niệu quản (ureteroscope) đi qua niệu đạo và bàng quang và vào niệu quản.
  • Sau đó, phẫu thuật viên định vị sỏi và loại bỏ nó bằng một thiết bị giống cái lồng hái trái cây, hoặc tán vỡ nó bằng một công cụ đặc biệt phát sóng xung.
  • Đặt một stent lưu lại trong niệu quản trong vài ngày để hỗ trợ dòng chảy nước tiểu.
  • Trước khi phát minh ra sợi quang học để có thể thực hiện nội soi niệu quản, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp lấy sỏi bằng một "giỏ mù" (blind basket). Kỹ thuật này hiện nay rất hiếm khi được sử dụng vì nguy cơ cao gây tổn thương cho niệu quản.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả? 10:27
Sỏi thận, tiết niệu - Điều trị thế nào cho an toàn, hiệu quả?
Sỏi thận, tiết niệu là căn bệnh phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về bệnh, và không phải người bệnh nào cũng tìm được...
 3 năm trước
 553 Lượt xem
ĐÁNH TAN SỎI THẬN CỨNG, KÍCH THƯỚC LỚN KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT ĐÁNH TAN SỎI THẬN CỨNG, KÍCH THƯỚC LỚN KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT 01:54
ĐÁNH TAN SỎI THẬN CỨNG, KÍCH THƯỚC LỚN KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT
 Sỏi thận khiến anh Ngô Văn Tân (40 tuổi - Bắc Giang) thường xuyên bị đau vùng thắt...
 3 năm trước
 654 Lượt xem
VỪA TÁN SẠCH SỎI THẬN VỪA NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN Ở THU CÚC VỪA TÁN SẠCH SỎI THẬN VỪA NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN Ở THU CÚC 10:52
VỪA TÁN SẠCH SỎI THẬN VỪA NGHE NHẠC CỔ ĐIỂN Ở THU CÚC
Đây là trải nghiệm rất đặc biệt của nhiều bệnh nhân khi tán sỏi ngoài cơ thể tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà...
 3 năm trước
 738 Lượt xem
CÙNG CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ BỆNH NHÂN MẮC NHIỀU LOẠI SỎI TRONG HỆ TIẾT NIỆU CÙNG CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ BỆNH NHÂN MẮC NHIỀU LOẠI SỎI TRONG HỆ TIẾT NIỆU 08:51
CÙNG CHUYÊN GIA THU CÚC XỬ LÝ BỆNH NHÂN MẮC NHIỀU LOẠI SỎI TRONG HỆ TIẾT NIỆU
Mắc sỏi nhiều nơi trong hệ tiết niệu - phải xử lý như thế nào?
 3 năm trước
 635 Lượt xem
ĐÁNH TAN SỎI THẬN LÂU NĂM NHỜ GIẢI PHÁP ƯU VIỆT TÁN SỎI NỘI SOI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ. ĐÁNH TAN SỎI THẬN LÂU NĂM NHỜ GIẢI PHÁP ƯU VIỆT TÁN SỎI NỘI SOI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ. 10:00
ĐÁNH TAN SỎI THẬN LÂU NĂM NHỜ GIẢI PHÁP ƯU VIỆT TÁN SỎI NỘI SOI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ.
Bệnh nhân tán sỏi ngày hôm nay đã mắc sỏi thận hơn 10 năm với những cơn đau mạn trái từ nhẹ nhàng đến dữ dội, từng uống thuốc nam nhưng không thấy...
 3 năm trước
 473 Lượt xem
Tán sỏi laser ngược dòng bằng ống mềm cho bệnh nhân 73 tuổi Tán sỏi laser ngược dòng bằng ống mềm cho bệnh nhân 73 tuổi 02:02
Tán sỏi laser ngược dòng bằng ống mềm cho bệnh nhân 73 tuổi
 Từng đi khám và phát hiện có sỏi thận kích thước nhỏ, thời gian gần đây, bệnh nh️ân...
 3 năm trước
 1056 Lượt xem
Tin liên quan
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận
Giấm táo có thể giúp điều trị sỏi thận

Giấm táo (apple cider vinegar) không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì thế nên giấm táo được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có sỏi thận.

8 triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận
8 triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận

Nếu sỏi thận có kích thước rất nhỏ thì người bệnh thường sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào khi viên sỏi di chuyển qua đường tiết niệu. Nhưng nếu sỏi có kích thước lớn thì sẽ gây ra một số triệu chứng.

Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát
Điều chỉnh chế độ ăn uống để ngăn ngừa sỏi thận tái phát

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến. Mặc dù sỏi thận nhỏ thường tự đào thải ra ngoài theo nước tiểu nhưng quá trình này có thể gây đau đớn và một khi đã bị sỏi thận thì nguy cơ tái phát là rất cao. Tuy nhiên, có nhiều cách tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ và một trong những cách đó là điều chỉnh chế độ ăn uống.

Những điều cần biết về sỏi thận canxi oxalat
Những điều cần biết về sỏi thận canxi oxalat

Có nhiều loại sỏi thận và loại phổ biến nhất là sỏi canxi oxalat.

Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị
Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận và cách điều trị

Đau kéo dài sau khi đào thải sỏi thận có thể là dấu hiệu cho thấy vẫn còn sỏi, đường tiết niệu bị tắc hoặc nhiễm trùng. Đó cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khác không liên quan đến sỏi thận.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây