1

Sàng lọc sơ sinh mang lại lợi ích gì cho bé?

Để con yêu vững bước trên hành trình phía trước, hãy trang bị cho con một sức khỏe tốt nhất có thể.

3 nhóm sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội giúp phát hiện bệnh cho bé trước khi có triệu chứng và bé sẽ được điều trị sớm nhất, cụ thể:

1️⃣ Sàng lọc thính lực:

➕ Cứ 1000 trẻ thì có một trẻ bị khiếm thính ở một hoặc cả hai tai. Sàng lọc thính lực sẽ cho phép phát hiện sớm những trẻ sơ sinh bị khiếm thính

➕ Tất cả trẻ sơ sinh đều nên sàng lọc thính lực. Hầu hết trẻ sinh bị khiếm thính đều được sinh ra trong các gia đình KHÔNG có tiền sử khiếm thính.

➕ Nếu không được phát hiện mất thính lực, khả năng phát âm của bé sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, trẻ sẽ được hỗ trợ để có thể nghe - nói được và có một cuộc sống bình thường

2️⃣ Sàng lọc tim bẩm sinh

➕ Tim bẩm sinh là một trong các dị tật bẩm sinh có tỷ lệ xuất hiện cao nhất, khoảng 1% số trẻ sinh ra hàng năm

➕ Siêu âm trước sinh không phát hiện được tất cả các bệnh tim bẩm sinh mà chỉ phát hiện được khoảng 60 - 70% các trường hợp

➕ Sàng lọc các bệnh lý tim bẩm sinh cho trẻ ngay sau sinh là rất cần thiết, giúp phát hiện sớm các trường hợp bé bị bệnh tim bẩm sinh nặng mà không chẩn đoán được trước sinh.

3️⃣ Sàng lọc lấy máu gót chân, bao gồm:

• Sàng lọc hơn 50 chỉ số liên quan tới rối loạn chuyển hóa

• 5 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh: bao gồm thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh, tăng sinh thượng thận bẩm sinh, Phenylketonuria, Galactosemia.

• Sàng lọc Thalassemia - tan máu bẩm sinh

• Sàng lọc thiếu men Biotinidase

• Sàng lọc bệnh xơ nang

• Sàng lọc hội chứng suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID

➕ Đây là những bệnh chỉ biểu hiện khi trẻ được sinh ra. Đa số không biểu hiện triệu chứng ngay lập tức sau sinh mà thường sau vài tuần hoặc vài tháng, khi đã để lại hậu quả nặng nề cho bé.

➕ Ví dụ: Bệnh rối loạn chuyển hóa khiến em bé không có khả năng tiêu hóa được sữa mẹ, sữa bột; Suy giáp bẩm sinh với tỷ lệ xuất hiện 1/4000 trẻ, nếu không phát hiện và bỏ qua giai đoạn vàng điều trị thì em bé có thể chậm phát triển trí tuệ và không thể hồi phục; Bệnh lý thiếu men G6PD với tỷ lệ gặp rất cao, nếu được phát hiện thì bé sẽ có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc đặc biệt như tránh tiếp xúc với những thực phẩm có chất oxy hóa có trong đậu tằm, một số loại thuốc gây xuất hiện cơn vàng da do tan máu cấp. Tình trạng đó sẽ cứ lặp đi lặp lại mà gia đình không biết em bé bị bệnh, có thể để lại hậu quả nặng nề cả về thể chất và trí tuệ sau này.

Phát hiện, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý bẩm sinh sẽ giúp bé phát triển bình thường và có một cuộc sống khỏe mạnh về sau. (*)

? Không chỉ với trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, em bé sinh tại cơ sở y tế khác đều có thể sàng lọc sơ sinh tại Bệnh viện. Đặt lịch sàng lọc sơ sinh qua tổng đài 19006922 - nhánh 2: Trung tâm Sàng lọc, Chẩn đoán trước sinh & sơ sinh

(*) Theo TS. BS. Đinh Thúy Linh - Phó Giám đốc Trung Tâm Sàng Lọc, Chẩn Đoán Trước Sinh & Sơ Sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  925 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5526 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  770 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  760 lượt xem

Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?

Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1600 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 629 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 893 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 3 năm trước
 872 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 584 Lượt xem
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 776 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 910 Lượt xem
Tin liên quan
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh
Tôn vinh một đứa trẻ chết trong khi mang thai hoặc khi mới sinh

Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha
Chuyện lạ có thật: Anh/chị em sinh đôi có thể khác cha

Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây