1

Rối loạn phát triển lan tỏa: Những điều cần biết

Rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em (tên tiếng anh viết tắt là PDD-NOS) là thuật ngữ đôi khi được sử dụng để mô tả một dạng rối loạn không đặc trưng và nhẹ hơn của chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD). Chứng tự kỷ ảnh hưởng đến cách não hoạt động và cách một người tương tác với xã hội. Trong khi đó, rối loạn phát triển lan tỏa mô tả một số triệu chứng của bệnh tự kỷ hoặc chứng Asperger nhưng không đủ để hình thành chẩn đoán.

1. Rối loạn phát triển lan tỏa là gì?

Rối loạn lan tỏa là thuật ngữ chỉ những bất thường không đặc hiệu, tương tự với biểu hiện của chứng tự kỷ nhưng không thỏa mãn yêu cầu chẩn đoán xác định. Không có số liệu thống kê đáng tin cậy nào cho thấy số người được chẩn đoán mắc bệnh PDD-NOS từ trước đến nay. Nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), cứ 68 trẻ thì có 1 trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và tỷ lệ này phổ biến hơn ở trẻ trai gấp bốn đến năm lần so với trẻ gái.

Ngày nay, cách thức mà các bác sĩ tâm thần chẩn đoán chứng tự kỷ đã thay đổi. Bác sĩ và các nhà trị liệu đã không còn sử dụng thuật ngữ "rối loạn phát triển lan tỏa-không đặc hiệu khác". Thay vào đó, tất cả trẻ tự kỷ - bao gồm cả trẻ mắc các dạng tự kỷ nhẹ hơn, như PDD-NOS - hiện được chẩn đoán một cách đơn giản là mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Vì thế rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em còn có tên gọi khác là rối loạn phổ tự kỷ. Mặc dù một người có thể có chẩn đoán trước đó về PDD-NOS và vẫn được tiếp tục đề cập đến nó bằng tên gọi cũ với bác sĩ hoặc nhà trị liệu, nhưng theo thời gian thuật ngữ này sẽ không còn được sử dụng.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo rằng tất cả trẻ em nên được tầm soát bệnh tự kỷ khi đi khám bác sĩ ở hai thời điểm 18 tháng tuổi và 24 tháng tuổi. Cha mẹ cũng có thể yêu cầu đánh giá sớm hơn nếu họ lo lắng về con mình.

Các bác sĩ và nhà tâm lý học sử dụng các bài kiểm tra hành vi để chẩn đoán chứng rối loạn phát triển lan tỏa ở trẻ em. Các bác sĩ cũng yêu cầu cha mẹ mô tả những hành vi bất thường mà họ quan sát được ở con mình, chẳng hạn như không cười hoặc nói bập bẹ, không giao tiếp bằng mắt hoặc không đáp lại khi được gọi tên.

Rối loạn phát triển lan tỏa: Những điều cần biết
Rối loạn lan tỏa tương tự với biểu hiện của chứng tự kỷ nhưng không thỏa mãn yêu cầu chẩn đoán xác định.

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ, bao gồm cả PDD-NOS là gì?

 

Trẻ tự kỷ có kỹ năng xã hội kém, kỹ năng giao tiếp hạn chế và sở thích, hoạt động hoặc hành vi lặp đi lặp lại một cách nghèo nàn. Một đứa trẻ mắc chứng ASD thường bắt đầu biểu hiện các dấu hiệu bất thường vào khoảng 12 đến 24 tháng tuổi, nhưng những đứa trẻ mắc dạng tự kỷ nhẹ hơn như PPD-NOS có thể không có dấu hiệu cho đến khi trẻ lớn hơn.

Các dấu hiệu gợi ý trẻ có thể đang gặp phải chứng tự kỷ bao gồm:

  • Không đáp lại bằng âm thanh, tiếng nói, nụ cười hoặc các biểu hiện khuôn mặt trong 9 tháng
  • Không bắt đầu nói bập bẹ sau 12 tháng
  • Không có cử chỉ qua lại (như vẫy tay) trong khoảng 12 tháng
  • Mất khả năng bập bẹ, nói hoặc phát triển các kỹ năng xã hội ở mọi lứa tuổi
  • Khó khăn khi sử dụng hoặc hiểu các tín hiệu phi ngôn ngữ, chẳng hạn như nét mặt, ngôn ngữ cơ thể và cử chỉ
  • Tránh giao tiếp bằng mắt
  • Không phát triển mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là những đứa trẻ khác
  • Không có khả năng chia sẻ sở thích hoặc thành tích với người khác, chẳng hạn như không hiển thị hoặc chỉ ra những điều mà trẻ quan tâm
  • Không có khả năng tương tác với người khác hoặc bày tỏ cảm xúc
  • Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc không thể nói
  • Không có khả năng bắt đầu hoặc duy trì một cuộc trò chuyện
  • Sử dụng ngôn ngữ lặp đi lặp lại hoặc đặc biệt
  • Sở thích ám ảnh
  • Dễ bị thất vọng bởi những thay đổi nhỏ
  • Có một vài thói quen cố định
  • Có các chuyển động lặp đi lặp lại, chẳng hạn như vỗ tay hoặc ngón tay hoặc xoay người, đung đưa hoặc quay tròn
  • Suy giảm các kỹ năng vận động thô, chẳng hạn như khó chạy hoặc gặp khó khăn khi cầm bút màu
  • Các phản ứng bất thường khi được nếm, nhìn, ngửi hoặc cảm nhận của mọi thứ

3. Nguyên nhân nào gây ra chứng tự kỷ nhẹ hơn, như PDD-NOS?

 

Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ, kể cả các dạng nhẹ hơn, như PDD-NOS. Các chuyên gia cho rằng, ASD là một tình trạng di truyền phát triển trong thời kỳ đầu mang thai và có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài yếu tố di truyền, các yếu tố khác như cha mẹ lớn tuổi, giới tính nam và tiếp xúc với các chất độc có ở môi trường bên ngoài cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Một số cha mẹ lo lắng rằng các loại vắc xin thông thường cho trẻ nhỏ, chẳng hạn như vắc xin sởi, quai bị, rubella (MMR), có thể gây ra chứng tự kỷ. Những nghiên cứu lớn trong nhiều năm đã không tìm thấy bất kỳ mối liên hệ nào giữa chứng tự kỷ và việc tiêm chủng các loại vắc – xin. Theo Viện Y khoa, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và CDC, không có bằng chứng nào chứng minh vắc – xin gây rối loạn phổ tự kỷ.

Rối loạn phát triển lan tỏa: Những điều cần biết
Không ai biết chính xác nguyên nhân gây ra rối loạn phổ tự kỷ, kể cả các dạng nhẹ hơn, như PDD-NOS

4. Chứng tự kỷ được điều trị như thế nào?

 

Chiến lược điều trị chứng tự kỷ nói chung và chứng rối loạn phát triển lan tỏa nói riêng không giống nhau ở nhiều trường hợp và tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ như thế nào. Mặc dù hiện nay không có cách chữa khỏi chứng tự kỷ, những trẻ được bắt đầu điều trị càng sớm thì kết quả sẽ càng tốt.

Một nhóm các chuyên gia có thể giúp trẻ và gia đình, bao gồm bác sĩ, giáo viên, nhà tâm lý học hoặc nhà trị liệu của trẻ. Điều trị trẻ mắc các chứng tự kỷ cần phối hợp đa chuyên ngành, có thể bao gồm liệu pháp hành vi, đào tạo kỹ năng xã hội, liệu pháp vận động, vật lý trị liệu hoặc liệu pháp ngôn ngữ.

Mặc dù không có thuốc để điều trị chứng tự kỷ, nhưng đôi khi trẻ mắc ASD cũng có các tình trạng khác đồng thời mà khi được điều trị bằng thuốc sẽ giúp giảm bớt một số triệu chứng tự kỷ.

Khi trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cha mẹ có thể đưa trẻ đến hệ thống Y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bé trai 7 tháng phát triển bình thường nhưng nước tiểu có màu vàng sậm là bị làm sao?

Em sinh bé trai đã được 7 tháng. Bé cao 70,5cm, nặng 8,5kg. Hàng tháng bé tăng cân đều đặn và ăn ngủ bình thường. Tuy nhiên, dạo gần đây em thấy nước tiểu của bé có chút bất thường, đó là có màu vàng sậm. Bé bú sữa khoảng 800-900ml/ ngày. Nước tiểu vàng sậm như thế thì bé có bị làm sao không ạ? Và em muốn bổ sung nước lọc thì cần bổ sung bao nhiêu ml/ ngày ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  605 lượt xem

Trẻ 6 tháng chưa biết với tay ra lấy đồ ở trước mặt có phải là chậm phát triển không?

Bé nhà em sinh non lúc mẹ mang thai mới được 35 tuần 6 ngày ạ. Bé sinh nặng 2,2kg. Hiện bé đã được 6 tháng và nặng 6,5kg. Từ lúc 4,5 tháng bé đã biết lật. Tuy nhiên giờ 6 tháng rồi mà bé vẫn chưa thể với tay để lấy đồ vật ở đằng trước. Hiện vòng đầu của bé là 39cm. Bé nhà em như vậy có phải là chậm phát triển không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1252 lượt xem

Trẻ hơn 4 tháng tuổi chưa biết với đồ trước mặt, chưa biết quay mặt lại khi mẹ gọi có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không?

Hiện bé nhà em đã được 4 tháng 10 ngày tuổi. Nhưng không hiểu sao bé chưa biết quay mặt lại khi nghe mẹ gọi, chưa đòi khi mẹ đi quá, cũng không ê a trò chuyện mà chỉ cười khi mọi người trêu đùa, bé cũng chưa biết với tay để lấy đồ trước mặt ạ. Bé nhà em có những biểu hiện như vậy có phải là dấu hiệu của chậm phát triển trí tuệ không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1741 lượt xem

Bé gái 6 tháng tuổi nặng 7,6kg, dài 62cm có phát triển bình thường không?

Bé gái nhà em hiện nặng 7,6kg, dài 62cm. Cháu được 6 tháng tuổi rồi ạ. Cháu phát triển như vậy có bình thường không ạ? Em có phải bổ sung thêm vitamin gì cho cháu không, bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1350 lượt xem

Trẻ 10 tháng nặng 8,3kg, dài 73cm có phát triển bình thường không?

Cháu nhà em khi sinh nặng 3,4kg. Giờ bé được 10 tháng tuổi và nặng 8,3kg, dài 73cm. Em cho cháu bú sữa mẹ hoàn toàn. Từ khi cháu được 6 tháng, cháu có bú thêm sữa ngoài, ngày được 300-400ml sữa. Cháu đã ăn dặm bột, cháo 2 lần/ngày, mỗi lần nửa bát, ăn thêm cả sữa chua, trái cây... Ban ngày cháu ngủ 2-3h, tối ngủ 10h nhưng chập chờn, không sâu giấc. Cháu ăn chơi bình thường. Hiện giờ bé đã biết bám, với và biết tập đứng nhưng không bò, tóc lưa thưa, chưa mọc răng. Bé như vậy có bình thường không bác sĩ? Em phải làm để cháu tăng cân nhanh hơn ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  812 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng "Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng 00:46
"Thanh niên" đang khóc và chú điều dưỡng
Bệnh nhi 1 tháng tuổi nhập viện với tình trạng khó thở và sốt cao. Bé khóc lâu quá không nín, thế mà chú điều dưỡng Phương Đông vào nói chuyện là...
 3 năm trước
 598 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 610 Lượt xem
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh 01:26
Chiếu đèn điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Cùng theo dõi trẻ sinh non tháng có bệnh lý vàng da tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội được điều trị...
 3 năm trước
 818 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh
Những điều cần biết về triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh

Triệu chứng sốt ở trẻ sơ sinh là gì? Điều trị sốt như thế nào? Các biến chứng của nó là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thể chăm sóc một cách tốt nhất khi bé bị sốt nhé!

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin DTaP - Những điều cần biết

Vắc xin DTaP bảo vệ bé chống lại 3 bệnh: bạch hầu, ho gà và uốn ván.

Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Những điều cần biết khi tiêm phòng cúm cho trẻ

Trẻ em từ 2 tuổi trở lên bị bệnh cúm thường có nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong giai đoạn 2015-2016, cúm có liên quan đến cái chết của hơn 80 trẻ em ở nước Mỹ.

Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!
Vắc-xin MMR: những điều cần phải biết!

Vắcxin MMR bảo vệ bé phòng chống lại ba loại virut: sởi, quai bị, và rubella.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây