1

‘Quên’ tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ lớn chịu di chứng suốt đời

Các bà mẹ có con lớn tuổi mắc viêm não Nhật Bản hầu hết đều cho rằng con đã được tiêm phòng tiêm phòng 3 mũi đầy đủ đến 2 tuổi. Nhưng đây là quan niệm sai lầm khiến gia tăng trẻ lớn mắc bệnh.

Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí trong tháng 7 và tháng 8/2019, số lượng bệnh nhi mắc viêm não, viêm màng não có 4 trường hợp. Tuy nhiên từ đầu tháng 7/2020 đến nay khoa Nhi Bệnh viện đã tiếp nhận trên 10 trường hợp. Số lượng này tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước..

Đáng lưu ý, trong số này đa phần là bệnh nhi lớn tuổi. Trường hợp điển hình như bệnh nhi V. Đ. X., 11 tuổi, địa chỉ tại TP. Uông Bí, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốt, đau đầu.

Theo mẹ bé, trước 2 ngày vào viện trẻ có dấu hiệu sốt, đau đầu, nôn có biểu hiện giống sốt virus tuy nhiên qua thăm khám lâm sàng, xét nghiệm dịch não tủy, trẻ được chẩn đoán là viêm màng não do virus. Sau 9 ngày điều trị, rất may trẻ đã bình phục và trở về với gia đình.

Tương tự, trao đổi với phóng viên, TS. BS Đỗ Thiện Hải, trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tại bệnh viện hiện có tới hơn 70% trẻ lớn (từ 5, 6 tuổi trở lên) mắc viêm não là viêm não Nhật Bản.

'Quên' tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ lớn chịu di chứng suốt đời

Bệnh nhi 13 tuổi di chứng nặng nề do “quên” tiêm nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản

Không may mắn như trường hợp bệnh nhi X., tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, đang điều trị cho một bệnh nhi lớn tuổi (13 tuổi) với thời gian kéo dài tới hơn 2 tháng do mắc viêm não Nhật Bản. Hiện tại bệnh nhi phải mở khí quản, ngoài ra còn có di chứng về thần kinh.

Viêm não, viêm màng não là tình trạng viêm nhiễm của nhu mô não và màng não. Là bệnh cấp cứu nguy hiểm có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều tác nhân gây nên như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, nấm, lao… Nguyên nhân thường gặp ở trẻ em là do virus như virus gây viêm não Nhật bản, Virus Herpes, EV71, sởi, cúm. Triệu chứng thường gặp là: Sốt, đau đầu, nôn, quấy khóc, li bì.

TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, thông thường bệnh nhi viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản ở trẻ lớn có biểu hiện rất rõ: ban đầu trẻ có thể sốt, sau đau đầu, buồn nôn, ngủ nhiều sau đó li bì hôn mê…

Đáng lưu ý, di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản khá cao, thấp thì cũng trên 20%, cao trên 40% tuỳ theo nơi và kỹ thuật điều trị hoặc tuỳ từng năm.

'Quên' tiêm vắc xin phòng bệnh, nhiều trẻ lớn chịu di chứng suốt đời
TS. BS Đỗ Thiện Hải

“Khả năng hồi phục thấp, trong trường hợp cứu sống được bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản thì vẫn có những di chứng ngay bây giờ có thể nhìn thấy là không tự thở được, phải mở khí quản. Hay các bạn bị tăng trương lực co cứng cơ buộc phải nằm một chỗ, thi thoảng lại co cứng. Hay một số em bé sau bị liệt vận động không đi lại được…Di chứng lâu dài hơn về sau là động kinh, kém phát triển trí tuệ, bại não, hoặc hoặc ảnh hưởng thính lực”, TS. BS Đỗ Thiện Hải lưu ý.

Vì thế các chuyên gia khuyến cáo, trẻ có những biểu hiện như trên, đặc biệt với trẻ có biểu hiện co giật, hôn mê cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm thiểu nguy cơ tử vong hoặc để lại di chứng về sau.

Với đặc điểm hay gặp ở bệnh nhi lớn do đó, TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh, đây là vấn đề mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Theo đó, các bà mẹ phải đưa con đi tiêm phòng nhắc lại viêm não Nhật Bản.

“Khi chúng tôi hỏi các bà mẹ, hầu hết đều cho biết đã tiêm phòng viêm não Nhật Bản cho con đầy đủ (tức là đến 2 tuổi con đã được tiêm 3 mũi vắc xin 5, 6 trong 1). Nhưng vấn đề mọi người không biết vắc xin có loại sẽ phải tiêm phòng nhắc lại.

Ví dụ như viêm não Nhật Bản sẽ bảo vệ được chắc chắn khoảng trên 90% trong vòng 5 năm đầu. Ví dụ từ 2 tuổi tiêm xong 3 mũi thì sau khoảng 5 năm (khi trẻ lên 7 tuổi) phải tiêm nhắc lại cho con. Sau đó khoảng 12- 15 tuổi lại tiêm nhắc lại thì mới đảm bảo duy trì được”, TS. BS Đỗ Thiện Hải nói.

Lý giải việc vì sao cần phải tiêm nhắc lại, TS. BS Đỗ Thiện Hải cho biết, miễn dịch đó giảm dần theo thời gian chứ không duy trì mãi. Kháng thể phải đạt được nồng độ nào đó mới có khả năng bảo vệ,nếu kháng thể mà nồng độ ở trong máu thấp cũng không bảo vệ được.

“Cách phòng bệnh duy nhất là tiêm phòng nhắc lại vắc xin cho trẻ. Đồng thời đến mùa (mùa hè) đặc biệt là khu vực trung du miền núi phía Bắc các gia đình cần chú ý đến việc phòng tránh muỗi đốt”, TS. BS Đỗ Thiện Hải nhấn mạnh.

(Theo Infonet)

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình
Trẻ vị thành niên bị bạo lực gia đình

Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...

Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ
Dính lưỡi – nguyên nhân gây ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ

Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.

Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà
Chăm sóc cho trẻ có Canuynh khí quản tại nhà

Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua
Những thay đổi tâm lý ở tuổi dậy thì của trẻ, cha mẹ không được bỏ qua

Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1046 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  934 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1349 lượt xem

Làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

Trong những lúc thời tiết giao mùa, tôi cần làm gì để phòng tránh cho bé không bị cảm lạnh?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  694 lượt xem

Phải làm sao nếu bé không chịu uống gì khi bị ốm?

Tôi nên làm gì nếu bé bị ốm nhưng không chịu uống bất cứ thứ gì? Có cách nào để bé chịu uống thuốc dễ dàng không?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1318 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa? 00:33
80% trẻ dưới 3 tuổi mắc viêm tai giữa, mẹ đã tiêm vắc xin phế cầu phòng bệnh viêm tai giữa, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm phổi cho bé yêu chưa?
350 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc phải hằng năm, hơn 1/3 bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại, phải phẫu thuật, ảnh hưởng thính lực, sức khỏe... Viêm tai...
 3 năm trước
 939 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 755 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 795 Lượt xem
Tin liên quan
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng
Tiêm phòng vắc xin Hib cho trẻ: lợi ích và lịch tiêm chủng

Vắc xin Hib bảo vệ trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn nặng, phần lớn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Vi khuẩn có thể gây viêm nắp thanh quản (sưng nặng ở cổ họng gây khó thở), một dạng viêm phổi nghiêm trọng và một loại bệnh gọi là viêm màng não do vi khuẩn.

Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?
Làm gì để việc tiêm phòng hay thăm khám bác sĩ trở nên dễ dàng hơn với bé?

Đến khám bác sĩ có thể khiến em bé sợ hãi, đặc biệt là khi phải tiêm. Hãy áp dụng những lời khuyên của các bậc cha mẹ dưới đây để dỗ dành bé!

Danh mục thuốc dự phòng cho trẻ mới chập chững biết đi
Danh mục thuốc dự phòng cho trẻ mới chập chững biết đi

Ngay từ khi mới sinh con bạn sẽ muốn chuẩn bị cho mình một tủ thuốc (có thể cất giữ ngoài tầm với hoặc có thể xách mang theo bất cứ nơi đâu) để nhanh chóng xử lý được các tình trạng sổ mũi, sốt hay các bệnh thường gặp khác ở trẻ, cũng như thực hiện các hoạt động chăm sóc hàng ngày.

Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết
Tiêm phòng vắc xin bại liệt - Những điều cần biết

Lợi ích của tiêm phòng vắc xin bại liệt là gì? Lịch tiêm chủng như thế nào? Cần lưu ý những gì trước khi cho bé tiêm phòng vắc xin bại liệt? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B

Viêm gan B không chỉ thường gặp ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng có thể bị mắc bệnh. Những trẻ bị nhiễm bệnh hoặc là đã bị nhiễm khi ra đời hoặc nhiễm bệnh trong thời thơ ấu khi tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây