1

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm - Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, khoảng 20% số phụ nữ sau khi sinh mắc bệnh trĩ. PGS.TS Nhâm khuyến cáo, nếu từng mắc bệnh chị em nên điều trị dứt điểm trước khi mang bầu. 

PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm nói: Hiện chưa có tài liệu nào thống kê chính xác bao nhiêu phụ nữ mắc bệnh này. Nhưng theo lâm sàng thực tế và kinh nghiệm khoảng 40 năm làm việc trong lĩnh vực này, tôi ước khoảng 20% số phụ nữ bị trĩ, phát hiện bị trĩ hoặc bị trĩ nặng hơn sau khi sinh.

- Vậy có thể lý giải như thế nào cho những trường hợp phụ nữ bị trĩ hoặc bị trĩ nặng hơn sau khi sinh?

Khi mang bầu, thai phát triển to, đè lên vùng bụng làm các mạch máu bị chèn ép, các tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu cũng bị chèn ép, khó lưu thông dẫn đến cương lên, dễ gây ra trĩ. Bên cạnh đó, do rối loạn tiêu hoá khi mang thai, phụ nữ hay bị táo bón - một trong những nguyên nhân gây ra trĩ.

Ngoài ra, do thay đổi nội tiết khi mang thai nên khả năng bị trĩ ở phụ nữ mang thai cũng tăng lên. Đối với một số trường hợp khi sinh con, bị rạch tầng sinh môn, khi khâu, sản phụ có thể bị khâu chít vào một số mạch máu ở hậu môn, dẫn đến trĩ.

- Theo ông, phụ nữ mang thai nên làm gì để tránh nguy cơ bị bệnh này?

Nên làm theo lời khuyên của bác sĩ:

  • Tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau, củ, quả, không ăn nhiều muối, nhiều đường, không sử dụng thức ăn có chất kích thích;
  • Phụ nữ mang thai nên cố gắng tránh bị lị, táo bón và viêm đại tràng;
  • Có tâm lý thoải mái vì nếu bị stress thường xuyên sẽ dễ bị viêm đại tràng chức năng.
  • Phụ nữ muốn sinh con, nên điều trị dứt điểm trĩ trước khi mang bầu.
  • Đối với những người bị trĩ nói chung, tôi khuyên sau khi đi vệ sinh, nên rửa bằng nước ấm và dùng vải thấm khô, không nên dùng giấy.
  • Bệnh nhân bị trĩ có thể dùng nước pha muối và lá trầu không để vệ sinh hậu môn.
  • Một điều bệnh nhân bị trĩ nên hết sức tránh là ngồi xổm. Nếu phải ngồi xổm để làm một việc gì đó, nên ngồi trên một chiếc ghế thấp.

Nhiều người nói rằng, có loại thuốc tiêm vào búi trĩ sẽ giúp trĩ co lên. Điều này có đúng không, thưa ông?

  • Phương pháp tiêm vào búi trĩ để điều trị trĩ nội độ 1 - 2 và độ 3 nhỏ.
  • Trĩ độ 1 là trĩ chưa sa ra ngoài, trĩ độ 2 là sa ra ngoài nhưng có thể tự co lên, trĩ độ 3 là sa ra ngoài, phải lấy tay đút lên, trĩ độ 4 là thường xuyên nằm ở ngoài.
  • Đối với những người bị trĩ nội ở mức độ nặng và trĩ ngoại thì không thể áp dụng phương pháp tiêm.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1063 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  666 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1811 lượt xem

Cần làm gì trước khi mang thai bé thứ hai nếu bé đầu có bệnh lý?

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu, do thai nhi bị suy thận trái, thiếu máu và ngạt ối, suy hô hấp ở tuần 32 nên bác sĩ chỉ định mổ lấy thai. Bây giờ, em dự định mang thai lại. Để tránh rủi ro như lần đầu, em cần phải làm gì ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  411 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  492 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 751 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 925 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 545 Lượt xem
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 698 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 768 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 673 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai
Bệnh Rubella (sởi Đức) khi mang thai

Nếu bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi được sinh ra với nhiều dị tật bẩm sinh và gặp phải các vấn đề phát triển.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây