1

Phát triển thành công tế bào sống nhân tạo đầu tiên - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một nhóm nghiên cứu ở Maryland (Mỹ) cho biết đây là lần đầu tiên một tế bào sống được điều khiển bằng các ADN nhân tạo được phát triển thành công. Tiến sĩ Craig Venter, người đứng đầu nghiên cứu trên, hy vọng các tế sống nhân tạo có thể được ứng dụng để tạo ra các nguyên liệu mới hay sản xuất vaccin.

Tiến sĩ Craig Venter nói "Các tế bào sống nhân tạo có thể được ứng dụng để tạo ra những loại vaccin mới hiệu quả hơn đối với bệnh cúm hay HIV. Những loại virus gây ra hai bệnh này có tốc độ biến đổi rất nhanh, vì thế những loại vaccin hiện nay không thể theo kịp sự thay đổi của chúng”. Các nhà khoa học đã mô phỏng quá trình tạo ra một tế bào sống nhân tạo trên máy vi tính trước khi thí nghiệm thực tế.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một số hóa chất để tổng hợp nên các đoạn ADN trong phòng thí nghiệm. Từ những đoạn ADN này, họ tạo ra bộ gen của vi khuẩn đơn bào. Sau đó, bộ gen được cấy vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào khác để tạo ra một tế bào sống mới.

"Chúng tôi đã tạo ra các chuỗi ADN từ phản ứng của 4 chất hóa học khác nhau. Sau đó, chúng tôi lắp ghép chúng để tạo ra một loại men giống như men bia hay men sữa để cấy vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào khác”, tiến sĩ Venter tiết lộ.

Trong khi đó, tiến sĩ David Thirumalai, một nhà lý sinh học tại Maryland, cho rằng công nghệ tạo ra tế bào sống nhân tạo có thể được sử dụng để phục hồi một số bộ phận bị khiếm khuyết trên cơ thể con người hay tạo ra các vi khuẩn giúp làm sạch dầu loang một cách nhanh chóng.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang đàm phán với các công ty dược phẩm về dự án tạo ra các loại vaccin mới bằng công nghệ tế bào sống nhân tạo. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học chuyên về lĩnh vực gen lo ngại những rủi ro khó lường từ những loại vaccin được tạo ra bằng các tế bào nhân tạo. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng lo ngại rằng công nghệ này có thể bị những kẻ khủng bố sinh học để tạo ra các virus ‘bẩn’ gây bệnh nguy hiểm cho con người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn coi đây là một bước đột phá trong lĩnh vực nghiên cứu gen.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” 14:24
"CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020”
Nhằm vinh danh những thiên thần khoác áo “blouse trắng” với những đóng góp giá trị Vì sức khỏe cộng đồng, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối...
 3 năm trước
 938 Lượt xem
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 1096 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?
Xét nghiệm sắt huyết thanh cho biết điều gì?

Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây