1

Phát hiện sớm bệnh kèm bệnh - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh đái tháo đường thường gây ra rất nhiều biến chứng, trong đó hàng đầu là biến chứng trên hệ thống tim mạch. Thông thường, theo các chuyên gia y học, bệnh nhân bị đái tháo đường khoảng năm năm là đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện về bệnh tim mạch đi kèm

Sự kết hợp hai bệnh trên làm tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân có bệnh tim mạch và đái tháo đường tăng gấp ba lần so với những bệnh nhân bị bệnh tim mạch đơn thuần. Bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 rất dễ bị xơ vữa động mạch và các tổn thương này thường lan tỏa nhiều nơi cùng bị như động mạch vành, động mạch thận, động mạch não, động mạch tứ chi... nên rất khó khăn trong việc điều trị. Ở những bệnh nhân này, thành động mạch sẽ mất đi tính co giãn, đóng các mảng xơ vữa, giòn, dễ vỡ và dễ bị tắc gây ra biến chứng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận mãn tính. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy những người bị đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao gấp bốn lần so với người không bị đái tháo đường. Tỉ lệ bệnh nhân đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim tăng từ 45% lên đến 75% trong vòng 10 năm qua.

Phần lớn bệnh nhân ở VN bị bệnh đái tháo đường đều không biết mình đang bị bệnh tim mạch đi kèm. Chính tâm lý chủ quan như vậy nên họ không điều trị triệt để bệnh đái tháo đường và không chịu khám tim mạch ở những thầy thuốc chuyên khoa để phát hiện và điều trị sớm bệnh đi kèm này. Những biểu hiện đầu tiên của bệnh tim mạch trên bệnh nhân đái tháo đường là các rối loạn về chuyển hóa chất béo.

Bệnh nhân nên điều trị sớm các rối loạn này bằng chế độ dinh dưỡng, bỏ thuốc lá, rèn luyện thân thể, sử dụng các loại thuốc điều chỉnh lượng chất béo trong máu..., và quan trọng nhất là khám bệnh định kỳ để sớm phát hiện những rối loạn về tim mạch đi kèm với đái tháo đường.

Ở VN, theo những thống kê về dịch tễ học cho thấy bệnh đái tháo đường đang gia tăng trong vòng mười năm qua. Ở những năm 1990, tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường type 2 ở TP.HCM là 2,5% dân số thì đến nay đã tăng lên đến 4,4%, một tốc độ gia tăng kỷ lục trong các loại bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Trong đó sự thay đổi của chế độ ẩm thực với quá nhiều đường, kèm theo các loại đồ uống có cồn và sự tăng cân quá mức do ít vận động... được coi là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đái tháo đường.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 746 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 722 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?
Bệnh thần kinh đái tháo đường có phục hồi hoàn toàn được không?

Bệnh thần kinh đái tháo đường là tình trạng tổn thương dây thần kinh do bệnh đái tháo đường gây ra. Theo thời gian, lượng đường trong máu sẽ dần dần làm hỏng các dây thần kinh.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương
Bệnh tiểu đường tuýp 2 và rối loạn cương dương

Ở những nam giới từ 45 tuổi trở xuống thì rối loạn cương dương có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường tuýp 2.

Bệnh tiểu đường và nấm Candida âm đạo
Bệnh tiểu đường và nấm Candida âm đạo

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm Candida và một trong số đó là bệnh tiểu đường.

Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?
Bị bệnh tiểu đường có được ăn dầu dừa không?

Bên cạnh việc dùng thuốc để kiểm soát mức đường huyết, những người mắc bệnh tiểu đường còn phải điều chỉnh chế độ ăn uống, chẳng hạn như hạn chế đồ ăn thức uống có đường và ăn các loại thực phẩm lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, việc lựa chọn đúng loại chất béo trong chế độ ăn cũng rất quan trọng.

10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường
10 loại thực phẩm nên tránh khi mắc bệnh thận và bệnh tiểu đường

Người bị bệnh thận và tiểu đường tốt nhất nên hạn chế một số chất dinh dưỡng, gồm có carb, natri, kali và phốt pho.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây