1

Nuôi dưỡng trẻ em - bệnh viện 103

Trẻ em có đặc điểm là một cơ thể đang lớn nhanh. Trẻ bình thường sau 6 tháng cân nặng tăng gấp đôi, sau 12 tháng cân nặng tăng gấp ba, do vậy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ rất cao. Nuôi dưỡng tốt mới phát triển tốt và dự phòng được nhiều bệnh nhất là các bệnh về thiếu dinh dưỡng và các bệnh nhiễm khuẩn…

1. Nuôi trẻ trong năm đầu.

1.1. Số bữa ăn trong ngày:

Với trẻ bú mẹ thì số bữa ăn trong ngày phụ thuộc vào từng trẻ và lượng sữa của người mẹ, cho bú theo nhu cầu của trẻ. Với trẻ ăn nhân tạo cần đảm bảo số bữa như sau:

  • Tuần lễ đầu: 10 bữa.
  • 2 tuần – 1 tháng: 8 bữa.
  • 2 tháng – 5 tháng: 6 bữa.
  • 6 tháng – 12 tháng: 5 bữa.

1.2. Lượng trung bình được chấp nhận trong mỗi bữa ăn:

  • 1 – 2 tuần đầu: 55 – 80 g (1g sữa mẹ ≈  1ml sữa mẹ).
  • 3 tuần – 2 tháng: 110 – 140 g.
  • 2 – 3 tháng: 140 – 170 g.
  • 3 – 4 tháng: 170 – 195 g.
  • 5 – 12 tháng: 195 – ≥ 200 g.

1.3. Thức ăn của trẻ:

Thức ăn của trẻ chủ yếu là sữa mẹ. Nếu không có sữa mẹ phải thay bằng các loại sữa khác (nuôi nhân tạo).

  • Tuần lễ đầu:  sữa non.
  • Tuần thứ  2 -3:  sữa chuyển tiếp.
  • Tuần thứ  4 – 4 tháng: sữa ổn định.
  • Từ tháng thứ 6 – 12 tháng : sữa ổn định và cho ăn sam.

1.4.1. Khi mẹ có sữa:

Tính ưu việt của sữa mẹ:

Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo, dễ tiêu hoá và hấp thu, là nguồn thức ăn tự nhiên tốt nhất cho trẻ.

Thành phần dinh dưỡng chính trong 100g sữa (bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam  năm  2007)

Sữa mẹ bài tiết trong tuần đầu sau đẻ gọi là sữa non, Sau giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp dần thành sữa ổn định ở cuối tháng đầu tiên. Sữa non có đặc điểm:

  • Màu nhạt, trong và quánh, đặc hơn sữa ổn định.
  • Sữa non có nhiều protein chiếm 10%, sữa ổn định chỉ 1%.
  • Đường, chất béo thấp hơn sữa ổn định, nên có vị nhạt hơn sữa ổn định.
  • IgA cao gấp 1.000 lần sữa ổn định.
  • Lactoferin cao hơn nhiều lần sữa ổn định.
  • Có 4.000 bạch cầu/1ml sữa để bảo vệ cho trẻ chống các vi khuẩn đường ruột.
  • Vitamin A cao hơn sữa ổn định.
  • Trẻ được bú sữa non sẽ thải phân su nhanh, tránh được vàng da.

Sáu tháng đầu trung bình bà mẹ có thể tiết ra 600 – 800 ml/ ngày.

Sáu tháng sau khoảng 400 – 600 ml/ ngày.

Năm thứ hai khoảng 200 – 400 ml/ ngày.

Trẻ được bú đủ sẽ cung cấp đủ nước và các chất dinh dưỡng. Thành phần của sữa mẹ thì như nhau ở các chất dinh dưỡng đại lượng (glucid, protein, chất béo), các chất vi lượng (các vitamin, các chất khoáng), các enzym, các hormôn và các yếu tố tăng trưởng, các yếu tố đề kháng của hệ thống miễn dịch và các yếu tố chống viêm.

Một số kháng thể từ mẹ truyền sang con qua rau thai đã giúp cho trẻ mới đẻ đã có sức đề kháng và miễn dịch một số bệnh trong 4 – 6 tháng đầu như sởi, cúm, ho gà…

  • Các globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có nhiều trong sữa non và giảm dần trong những tuần sau. IgA thường hoạt động tại ruột để chống lại một số vi khuẩn như E. Coli, virus…
  • Lactoferin: là một protein gắn sắt có tác dụng kìm khuẩn, không cho vi khuẩn cần sắt để phát triển.
  • Lyzozym: là một enzym có trong sữa mẹ nhiều hơn hẳn sữa bò. Lyzozym phá hủy một số vi khuẩn gây bệnh và phòng ngừa một số virus.
  • Các bạch cầu: trong 2 tuần lễ đầu trong sữa mẹ có tới 4000 tế bào bạch cầu/ ml sữa. Các bạch cầu này có khả năng tiết IgA, lyzozym, lactoferin, interferon.
  • Yếu tố Bifidus: là một carbohydrat có chứa nitrogen cần cho vi khuẩn lactobacillus bifidus ngăn cản vi khuẩn gây bệnh phát triển.

Sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng: trẻ bú mẹ thường ít dị ứng, chàm, eczema như trẻ ăn sữa bò vì IgA tiết cùng đại thực bào có tác dụng chống dị ứng. Do vậy, bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu có tác dụng giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp cấp. Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, và là cơ sở cho trẻ bú kéo dài đến 2 năm.

Tăng cường tình cảm mẹ con: mẹ cho con bú là điều kiện để mẹ con gần gũi nhau. Chính sự gần gũi tự nhiên đó là yếu tố tâm lý quan trọng giúp cho đứa trẻ phát triển hài hoà. Nuôi con bằng sữa mẹ tạo ra tình cảm gắn bó thắm thiết giữa mẹ và con.

Bảo vệ sức khoẻ cho bà mẹ:

  • Kích thích tiết sữa sớm, tránh cương tức sữa, tắc tia sữa, chống nhiễm trùng sau đẻ.
  • Giúp mẹ chậm có thai.
  • Trẻ bú ngay sau khi đẻ có tác dụng co hồi tử cung, cầm máu cho mẹ.

Sữa mẹ kinh tế và thuận lợi:

Sữa mẹ sẵn có trong 24 giờ và không cần phải chuẩn bị đặc biệt.Trẻ bú mẹ thuận lợi, không cần phải đun nấu, rất thuận tiện, rẻ hơn nhiều so với nuôi bằng sữa bò hay bất cứ thức ăn nào khác, tiết kiệm cho bà mẹ cả về kinh tế và thời gian.

Sinh lý của sự bài tiết sữa:

  • Sữa mẹ bài tiết theo cơ chế phản xạ. Khi trẻ bú sẽ kích thích tuyến yên bài tiết prolactin và oxytocin.
  • Prolactin là nội tiết tố của thùy trước tuyến yên, kích thích những tế bào ở tuyến vú tiết sữa tại chỗ, đó là phản xạ tạo sữa.
  • Oxytocin là nội tiết tố của thùy sau tuyến yên có tác dụng làm co các cơ biểu mô xung quanh tuyến vú để dẫn sữa từ các nang sữa chảy vào ống dẫn sữa ra đầu vú, đây là phản xạ phun sữa.

Cách cho con bú:

  • Sau đẻ sau vòn 1 giờ, người mẹ nên cho con bú để tận dụng sữa non và co hồi tử cung cầm  máu cho mẹ.
  • Người mẹ có thể nằm hoặc ngồi cho con bú. Khi cho con bú nên cho trẻ ngậm sâu vào trong vòng đen quanh bầu vú, thời gian cho bú tùy thuộc từng trẻ. Sau khi bú hết một bên vú nếu trẻ chưa no thì chuyển sang vú bên kia.
  • Số lần bú tùy theo yêu cầu của trẻ, mỗi ngày có thể từ 8 – 10 lần, không nhất thiết phải theo đúng giờ. Ban đêm có thể cho trẻ bú nếu trẻ đòi ăn.
  • Khi trẻ ốm, đẻ yếu, đẻ non không bú được thì vắt sữa cho ăn bằng thìa.
  • Thời gian cai sữa sớm nhất là 12 tháng tuổi, nên cho bú kéo dài đến 24 tháng. Khi trẻ cai sữa nên từ từ để trẻ thích nghi dần với chế độ ăn mới. Tuyệt đối không cai sữa khi trẻ đang ốm.

Nguyên nhân gây giảm bài tiết sữa mẹ trong đó có hai nguyên nhân quan trọng:

  • Sự bú của đứa trẻ ảnh hưởng đến sữa tiết.
  • Chế độ ăn nghèo cả số và chất lượng.

Cần lưu ý khi đang cho con bú, mẹ nên hạn chế gia vị vì gây mùi khó chịu, trẻ bú kém.

Lao động hợp lý:

Người mẹ nên lao động vừa phải trong thời gian mang thai và cho con bú, cần có thời gian nghỉ trước và sau để.

Tinh thần thoải mái: những bà mẹ sống thoải mái, ít lo lắng, ngủ tốt cũng tạo điều kiện cho sự tiết sữa tốt.

Hạn chế dùng thuốc: khi cho con bú nên hạn chế dùng thuốc, vì một số thuốc qua sữa sẽ gây độc cho trẻ hoặc một số thuốc gây giảm tiết sữa như thuốc phòng ngừa thai, thuốc lợi tiểu…

Sinh đẻ có kế hoạch: những bà mẹ đẻ nhiều, đẻ dày, sức khoẻ giảm sút đều ảnh hưởng tới khả năng tiết sữa.

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi, không có loại thức ăn nào thay thế được sữa của mẹ. Do đó, cần tăng cường sức khoẻ của mẹ để có đủ sữa nuôi con.

2. Nuôi trẻ trên 1 tuổi.

2.1. Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ trên 1 tuổi

2.2. Nuôi trẻ ở năm thứ hai:

  • Trẻ trên 1 tuổi cần ăn 4 bữa một ngày không kể bú thêm sữa mẹ.
  • Thức ăn tốt nhất là dạng cháo thập cẩm, gồm nhiều loại thực phẩm như: Gạo tẻ, gạo nếp, thịt, cá, tôm, trứng và các loại rau, đậu, dầu, mỡ…
  • Cho trẻ ăn thêm các loại quả tươi để bổ sung vitamin, chất khoáng.

2.3. Nuôi trẻ từ hai đến ba tuổi:

  • Nếu có điều kiện có thể cho trẻ bú tới lúc ba tuổi.
  • Ở tuổi này nhiều trẻ đã có thể thích nghi được bữa ăn của người lớn, nhưng bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa thể tiêu thụ được thức ăn rắn, do vậy cơm và thức ăn của trẻ phải nấu mềm hơn, chín kỹ hơn bình thường.
  • Trẻ cần nước nên cho trẻ uống nhiều nước, uống nước luộc rau, các loại nước quả… không nên cho trẻ ăn các món khó tiêu, trẻ dễ bị ỉa chảy.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây