1

Nuôi dưỡng bệnh nhân ăn qua ống thông -bệnh viện 103

1. Đại cương.

  • Việc lựa chọn đường nuôi dựa vào bốn yếu tố: tình trạng sinh lý của đường tiêu hoá, nguy cơ hít sặc, thời gian phải nuôi qua ống thông, kỹ thuật phù hợp nhất với bệnh nhân (cần phẫu thuật, dùng nội soi, soi ổ bụng).
  • Ống thông mũi – dạ dày thường được dùng với bệnh nhân có tình trạng tương đối ổn định, nuôi ngắn ngày, không có các biến chứng như nôn liên tục, trào ngược. ống thông mũi – ruột non (Nasoenteric) có chỉ định trên bệnh nhân đường tiêu hoá còn hoạt động nhưng không được nuôi qua dạ dày. Mở thông thực quản có chỉ định nếu không thể đặt qua đường mũi.
  • Cả hai phương pháp trên có tỷ lệ biến chứng và hiệu quả tương tự nhau, nhưng về mặt kỹ thuật mở thông thực quản khó thực hiện hơn và thường được thực hiện trong quá trình phẫu thuật ung thư vùng đầu cổ hoặc phẫu thuật tạo hình vùng đầu cổ.
  • Nuôi qua mở thông dạ dày được thực hiện khi thực quản bị tổn thương trong khi dạ dày bình thường hoặc khi có trào ngược thực quản mà không có rối loạn nhu động dạ dày, tá tràng, hoặc khi cần nuôi qua ống thông dài ngày trên 3 tuần.

2. Chỉ định.

Ăn qua ống thông được sử dụng cho những bệnh nhân do tình trạng bệnh lý không thể cho ăn qua đường miệng trực tiếp:

  • Bệnh nhân hôn mê: do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, do đường huyết quá tăng trong đái tháo đường, hoặc hôn mê do hạ đường huyết…
  • Bệnh nhân trong giai đoạn sốc bỏng nặng.
  • Bệnh nhân uốn ván.
  • Bệnh nhân tổn thương hàm mặt nặng.
  • Bệnh nhân hẹp thực quản.
  • Bệnh nhân suy mòn nặng…

Chống chỉ định.

Chống chỉ định nuôi qua đường tiêu hoá trong những trường hợp sau:

  • Viêm phúc mạc.
  • Tắc ruột.
  • Giai đoạn đầu trong hội chứng ruột ngắn.
  • Nôn liên tục.
  • Tiêu chảy nặng, kéo dài.
  • Tình trạng kém hấp thu trầm trọng.
  • Rò ruột (lớn).
  • Xuất huyết đường tiêu hoá ồ ạt.

3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn.

  • Các chất dinh dưỡng đưa vào phải tuân thủ nguyên tắc điều trị của từng loại bệnh lý. Ví dụ, hôn mê gan cần phải tăng đường trong khẩu phần, đặc biệt là đường đơn.
  • Nhưng ngược lại, hôn mê do tăng đường huyết thì cần phải giảm đường trong khẩu phần, nhất là đường đơn. Hôn mê do tai biến mạch máu não của cao huyết áp thì cần giảm béo, giảm muối. Còn nếu hôn mê trong chấn thương sọ não như tai nạn giao thông thì không cần phải kiêng khem gì…
  • Số bữa ăn trong ngày: nên ăn nhiều bữa/ ngày (trung bình 6 bữa ngày).
  • Số lượng một bữa tuỳ thuộc vào từng bệnh nhân và tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh. Ở người lớn, trung bình khoảng 300 ml – 400 ml/ một bữa. Ở trẻ em khoảng 200 ml/ một bữa. Nếu bệnh nhân quá nặng có suy mòn phải cho ăn từng ít một rồi tăng dần lên.
  • Dịch nuôi phải nhuyễn để bơm qua ống thông dễ dàng.
  • Đậm độ dinh dưỡng phải cao, trung bình 1kcal/ 1ml.

4. Thực đơn.

Có nhiều công thức để nuôi ăn qua ống thông: một số nơi đã từng dùng các công thức để nuôi dưỡng bênh nhân ăn qua ống thông như sau:

4.1. Nước trái cây:

  • Nước cam hoặc chanh 50 ml.
  • Đường 250 g.
  • Nước sôi để nguội vùa đủ 1000 ml. 1 lít cho 1017 kcal, 218 g glucid.

Công thức này không thể áp dụng lâu dài vì không có protein, lipid.

4.2. Sữa bò:

  • Sữa đặc 250 g.
  • Nước sôi vừa đủ 1000 ml.

Hoặc:

  • Sữa bột tách bơ 120 g.
  • Đường 50 g.
  • Dầu ăn 20 g.
  • Nước đun sôi để nguội vừa đủ 1000 ml.

1000 ml pha theo cách trên cho:

  • Protein:         22,5 g.
  • Lipid:            22,1 g.
  • Glucid:          172,0 g.
  • Năng lượng:  977 kcal.

4.3. Bột hỗn hợp:

  • Bột gạo:           40 g.
  • Bột đậu tương: 40 g.
  • Bột mộng đậu: 10 g.
  • Bột mộng ngô: 10 g.
  • Đường:             100 g.
  • Sữa bột tách bơ: 20 g.
  • Dầu ăn:             10 g.
  • Nước vừa đủ:    1000ml.

1000 ml bột hỗn hợp có:

  • Protein:        26 g.
  • Lipid:           17,6 g.
  • Glucid:         151,5 g.
  • Năng lượng: 876 kcal.

4.4. Súp rau thịt:

  • Khoai tây hoặc khoai sọ: 300 g.
  • Cà rốt hoặc bí đỏ:             100 g.
  • Su hào:                              50 g.
  • Thịt nạc:                  50 g – 100 g.
  • Gạo:                                   30 g.
  • Bột mộng ngô:                   10 g.
  • Bột mộng đậu:                   10 g.
  • Dầu ăn:                              10 g.
  • Muối ăn:                            4 g.
  • Nước vừa đủ 1000 ml.

1000 ml súp rau thịt có:

  • Protein:        20 g.
  • Lipid:           18 g.
  • Glucid:         90,2 g.
  • Năng lượng: 603 kcal.

4.5. Dịch sữa trứng:

  • Sữa đặc:                250 ml.
  • Bí đỏ hoặc cà rốt: 150 g.
  • Trứng gà:              1 quả.
  • Dầu ăn:                  10 g.
  • Bột gạo:                 40 g.
  • Bột mộng:              20 g.
  • Nước vừa đủ:         1000 ml

1000 ml dịch sữa trứng cho:

  • Protein:        30,3 g.
  • Lipid:           37,9 g.
  • Glucid:         180 g.
  • Năng lượng: 1181 kcal.

4.6. Các chế phẩm thương mại bán sẵn:

  • Vivonex, Ensure, Enplus, Enalas…
  • Các chế phẩm bán sẵn này giá đắt không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân.
  • Protein:        63,6 g.
  • Lipid:           63,6 g.
  • Glucid:         226,4 g.
  • Năng lượng: 1732 kcal.

Tùy điều kiện kinh tế, người ta có thể sử dụng các loại sữa để nuôi dưỡng bệnh nhân, như: Vivonex, Ensure, Enplus, Enalas, bột hỗn hợp… cũng có thể nuôi ăn bằng dịch nuôi như của Bộ môn – Khoa dinh dưỡng Bệnh viện 103, với giá thành hạ, dễ chế biến và đạt hiệu quả dinh dưỡng tốt.

Ví dụ: Bệnh nhân tuổi trưởng thành, với chẩn đoán hôn mê do chấn thương sọ não sau tai nạn giao thông. Cho ăn 400 ml/ bữa x 6 bữa/ngày.

Nguyên liệu một bữa gồm:

  • Bột gạo tẻ:                         40g.                 Dầu ăn:                  10 g.
  • Bột đậu nành:                    20g.             Giá đỗ:                 50 g.
  • Trứng gà:                           1 quả.          Muối:                             1 g.
  • Sữa hộp:                            10g.             Nước vừa đủ:        400 ml.
  • Giờ ăn:          7 giờ, 9 giờ, 11 giờ, 14 giờ, 17 giờ, 20 giờ.
  • Cam 500 g vắt lấy nước bơm riêng làm vài lần sau ăn dịch nuôi trên.

Giá trị dinh dưỡng của khẩu phần:

  • Protein:                            132,6 g.
  • Lipid:                               120,7 g.          
  • Glucid         :                   307 g.
  • Năng lượng:                         2920 kcal.

5. Quy trình kỹ thuật.

  • Cho bột gạo, bột đậu nành hoà với khoảng 350ml nước lạnh vào đun chín.
  • Sau đó bắc ra để nguội trong 5 -10 phút.
  • Rồi đổ giá đỗ đã xay hoặc giã nhỏ vào ủ 10 – 15 phút để hoá lỏng bột. Sau ủ, cho vào đun sôi.
  • Bắc xuống, cho trứng, sữa, dầu, muối (đã trộn lẫn) vào quấy nhanh tay, rồi đun sôi lại, khi bột sôi bắc xuống ngay (tránh vón trứng).
  • Để nguội khoảng 38 – 390C và đem bơm cho bệnh nhân ăn.
  • Nên cho bệnh nhân ăn thêm 500g cam hoặc quýt để bổ sung các vitamin và chất khoáng.

Lưu ý: Không vắt nước quả vào dịch nuôi để tránh vón.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Tin liên quan
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Cà chua: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Cà chua là một trong những nguồn cung cấp chất chống oxy hóa lycopene chính trong chế độ ăn uống. Chất này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm có giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe
Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khỏe

Ăn cà rốt giúp làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe của mắt. Ngoài ra, loại củ này còn có ích cho việc giảm cân.

Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe
Thịt bò: Giá trị dinh dưỡng và những tác động đến sức khỏe

Thịt bò nạc rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất sắt và kẽm. Do đó, ăn thịt bò ở mức độ vừa phải là một điều được khuyến khích trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Yến mạch: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc lành mạnh nhất và là nguồn cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể.

Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe
Các loại đậu: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe

Các loại đậu có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp hầu hết các chất mà cơ thể cần và ngoài ra còn có nhiều lợi ích như hỗ trợ giảm cân, bảo vệ sức khỏe tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây