1

Những nguyên nhân có thể gây xuất huyết trong thai kỳ? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Có khoảng 25% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng xuất huyết trong thai kỳ. Tình trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau tùy vào thời điểm diễn ra. Nếu gặp phải tình trạng này, các thai phụ cần có sự tư vấn của nhân viên y tế vì có thể nguy hại đến sức khỏe.

Xuất huyết vào đầu thai kỳ có thể là dấu hiệu của sự sảy thai: 

  • Vào đầu thai kỳ, việc xuất huyết có thể không nghiêm trọng, thông thường là do có những tổn thương nho nhỏ ở cổ tử cung. Thế nhưng, trong gần 1/2 các trường hợp, đó có thể là dấu hiệu sảy thai, thường do có liên quan đến sự bất thường của nhiễm sắc thể.
  • Như vậy, việc xuất huyết là một điều khiến thai phụ nên chú ý.

Những nguyên nhân nào khác có thể gây xuất huyết?

  • Phần lớn các trường hợp bị xuất huyết là dấu hiệu của việc thai phụ có thai ngoài tử cung. Nguyên nhân là do phôi thai làm tổ trước khi di chuyển đến được tử cung, thông thường nhất là làm tổ ở một trong hai bên vòi trứng.
  • Siêu âm thai có thể giúp phát hiện được tình trạng này.
  • Các nguyên nhân khác, thường hiếm gặp hơn, đó là sự nhiễm trùng, có hư tổn ở cổ tử cung mà không biết trước khi mang thai, hoặc mang thai trứng.

Trường hợp xuất huyết xảy ra trong thai kỳ: 

  • Trong thai kỳ việc xuất huyết thường ít khi xảy ra. Nhưng nếu xảy ra xuất huyết vào thời điểm giữa thai kỳ, đây có thể là dấu hiệu của nguy cơ sinh non.
  • Nếu xuất huyết xảy ra vào cuối thai kỳ, đó có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ, hoặc còn là trường hợp bánh rau đặt sai vị trí (rau tiền đạo), sẽ khiến cho việc sinh nở bằng đường tự nhiên gặp khó khăn.
  • Nguyên nhân sau cùng, rất hiếm khi gặp: đó là tình trạng bong rau đột ngột - bánh rau bong tróc ra khỏi thành tử cung đột ngột khi chưa đến lúc chuyển dạ.
  • Khi có những dấu hiệu của tình trạng rau bong đột ngột, nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn, hướng dẫn thai phụ đến khám ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị thích hợp, kịp thời.

Nên làm gì khi bị xuất huyết lúc mang thai?

  • Nếu bị xuất huyết khi mang thai, thai phụ cần có sự tư vấn của bác sĩ ngay lập tức, đặc biệt là vào giai đoạn đầu của thai kỳ. Điều này rất cần thiết để xác định xem việc xuất huyết như vậy có gây nguy hiểm cho bạn không.
  • Nhân viên y tế thôn bản cần tư vấn thai phụ nhanh chóng đến khám tại đúng bác sĩ chuyên về sản phụ khoa.
  • Trong những trường hợp quá khẩn cấp, bạn có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa tổng quát, hoặc nên gọi cấp cứu để được xử trí kịp thời.

Những trường hợp nào cần được điều trị?

  • Thai ngoài tử cung: Trường hợp này thường sẽ được phẫu thuật khẩn cấp để bảo vệ vòi trứng. Tuy nhiên, nếu thai phát triển chưa lớn, việc điều trị có thể bằng thuốc
  • Nhiễm trùngCác bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh
  • Dọa sinh non: Thai phụ sẽ được chỉ định nghỉ ngơi kèm theo điều trị bằng thuốc chống các cơn co thắt tử cung
  • Các trường hợp khác: Các thai phụ cần phải được theo dõi việc mang thai một cách chặt chẽ, đúng theo quy định để biết những dấu hiệu nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai, từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp, kịp thời, tránh những nguy cơ xảy ra đối với mẹ và thai nhi.   

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Sẩy thai liên tiếp không rõ nguyên nhân

Cách đây 4 năm, em mang thai lần đầu khoảng 6 tuần thì bị sẩy tự nhiên. Hai năm sau, em bị sẩy thai lúc 7 tuần. Và cách đây 10 ngày, em lại bị sẩy thai tự nhiên lúc 13 tuần. Vậy, em phải đến đăng ký khám thai ở Bệnh viện nào ở Bệnhj viện nào để tìm hiểu nguyên nhân sẩy thai liên tiếp như thế ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  500 lượt xem

Uống bổ sung viên omega3 trong thai kỳ thế nào?

Năm nay em 34 tuổi, đang mang thai bé thứ 2 được 17 tuần. Buổi sáng, em đang uống 1v canxi và buổi trưa 1v sắt thì được bạn đi Nauy về tặng 2 hộp Omega 3 của hãng Biopharmar. Vậy, nếu em uống thêm viên omega 3 kể trên thì có được không và liều dùng thế nào cho đúng ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  450 lượt xem

Thai 7 tuần, sao đã có cơn co bóp tử cung và xuất huyết?

Em năm nay 28t, hiện đang có thai lần đầu được 6 tuần , trong thời gian mang thai thỉnh thoảng em hay xuất hiện các cơn co thắt tử cung trong lúc ngủ ( có khi đang nằm mơ thấy mình đang quan hệ hoặc không). Khi giật mình dậy thì thấy có hiện tượng xuất huyết âm đạo, lúc đầu máu có màu đỏ, nhưng đến sáng là chuyển thành chút dịch nâu và thường hết vào ngày hôm sau. Em có đi khám bác sĩ thì được bác sĩ tư vấn là hiện tượng bình thường, có kê cho em các loại thuốc dưỡng thai sau: - aspirin 81 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - duphaston 10 mg (uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) - utrogestan 200mg (đặt ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên) Và dặn em nằm nghĩ ngơi thường xuyên, hạn chế đi lại Nhưng sau thời gian dùng thuốc khoảng hơn 10 ngày, em vẫn xuất hiện các cơn co thắc và xuất huyết như vậy khi ngủ. Hiện em đang rất lo lắng về tình trạng này, em mong bác sĩ tư vấn giúp em và cho em xin hướng giải quyết tốt nhất ạ. Em xin cảm ơn!

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  824 lượt xem

Nguyên nhân sảy thai lần hai?

Lần đầu em sinh mổ, sức khoẻ bình thường. 2 năm sau, em mang thai lại. Nhưng khi thai được 11 tuần, em bị sảy. Mong bác sĩ cho biết, vợ chồng em có phải đi khám để tìm nguyên nhân của việc sảy thai không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  437 lượt xem

Uống thuốc trị sốt xuất huyết khi mang thai có sao không?

Mang thai tuần 15, em bị nổi mẩn đỏ khắp người. Đi khám ở Trung tâm y tế huyện, bs chẩn đoán bị sốt xuất huyết, kê cho liều thuốc (gồm: pracetam 800mg+chlorpheniramin 4mg+fortec 150mg). Sau khi uống hết 1 liều, em vào Bv Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh khám, bs bảo chỉ bị dị ứng thôi, không phải sốt xuất huyết. Vậy, liều thuốc em uống liệu có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  432 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 768 Lượt xem
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé! 02:58
Đón Tết tại bệnh viện có gì đặc biệt? Hãy cùng lắng nghe những tâm sự từ mẹ Vân Anh trong video dưới đây nhé!
Với gia đình chị Vân Anh, Tết 2021 đã trở thành kỷ niệm đáng nhớ hơn bao giờ hết bởi con trai Trung Quân bị viêm phế quản với triệu chứng sốt cao...
 3 năm trước
 456 Lượt xem
Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung 10:00
Nguyên nhân thai chậm phát triển trong tử cung
Một thai kỳ khỏe mạnh và suôn sẻ luôn là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. xem thêm mang...
 3 năm trước
 563 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 673 Lượt xem
Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 04:44
Khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 24h mỗi ngày, khoa Đẻ tự nguyện D3 - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hoạt động liên tục, cung cấp các dịch vụ:
 3 năm trước
 1065 Lượt xem
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc 06:16
Vượt Cạn "Nhẹ Nhàng" Cùng Bác Sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng Khoa Phụ Sản Bệnh Viện ĐKQT Thu Cúc
 Lắng nghe chia sẻ: Sau Sinh Mẹ Có Được Ăn Bánh Ngọt Không?--------
 3 năm trước
 1383 Lượt xem
Tin liên quan
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ
Sốt xuất huyết Dengue trong thai kỳ

Dengue đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì họ có thể lây virus sang con trong thai kỳ hoặc trong khi sinh.

Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ
Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasmosis trong thai kỳ

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, trong số hơn 4 triệu ca sinh ở Hoa Kỳ mỗi năm, có khoảng từ 400 đến 4.000 trẻ sơ sinh được sinh ra với chứng toxoplasmosis (được gọi là chứng toxoplasmosis bẩm sinh)

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây