1

Những điều cần biết về đổ mồ hôi quá mức bất thường

Đổ mồ hôi quá mức hay tăng tiết mồ hôi là tình trạng mồ hôi đổ ra quá nhiều, không cần thiết, không liên quan tới phản ứng của cơ thể với nhiệt độ hay sự tập luyện. Mồ hôi có thể đổ nhiều tới mức độ ướt đẫm quần áo, hoặc chảy thành giọt ở lòng bàn tay. Ngoài việc gây bất tiện cho các hoạt động thường ngày của bệnh nhân, tăng tiết mồ hôi mức độ nặng còn khiến bệnh nhân lo lắng, e ngại trong quá trình giao tiếp xã hội.

1. Triệu chứng tăng tiết mồ hôi là gì?

 

Các phương pháp điều trị thường có tác dụng đối với bệnh nhân. Đầu tiên bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc ngăn tiết mồ hôi (loại cần phải kê đơn). Nếu thuốc ngăn tiết mồ hôi không đạt hiệu quả, bệnh nhân sẽ cần các thuốc cũng như các liệu pháp khác. Ở những trường hợp tăng tiết mồ hôi mức độ nặng, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện phẫu thuật loại bỏ tuyến mồ hôi hoặc phá hủy dây thần kinh chịu trách nhiệm cho vấn đề đổ mồ hôi quá mức.

Đôi khi nguyên nhân nền gây ra tăng tiết mồ hôi được phát hiện và xử lý cũng sẽ cùng lúc giải quyết được vấn đề đổ mồ hôi bất thường.

Hầu hết mọi người sẽ đổ mồ hôi khi vận động và tập luyện thể dục thể thao trong điều kiện nhiệt độ cao, khi lo âu hoặc khi bị căng thẳng. Tuy nhiên với tăng tiết mồ hôi, mồ hôi sẽ tiết ra nhiều hơn rất nhiều so với mức bình thường.

Tăng tiết mồ hôi thường ảnh hưởng lên các bộ phận cơ thể như bàn tay, bàn chân, nách hay khuôn mặt, và thường đổ mồ hôi ở cả hai bên của cơ thể.

2. Khi nào cần thăm khám bác sĩ về vấn đề tăng tiết mồ hôi?

Những điều cần biết về đổ mồ hôi quá mức bất thường
Tăng tiết mồ hôi quá nhiều có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng

 

Hãy nhớ rằng đôi khi tăng tiết mồ hôi quá nhiều là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng.

Hãy tìm sự trợ giúp cấp cứu ngay lập tức nếu cơ thể đổ mồ hôi quá mức kèm theo chóng mặt (hoặc đầu óc quay cuồng), đau ngực và buồn nôn.

Hãy đi thăm khám bác sĩ nếu:

  • Đổ mồ hôi gây gián đoạn các hoạt động thường ngày.
  • Đổ mồ hôi gây nên trạng thái cảm xúc tiêu cực hoặc gây tổn hại tới các hoạt động quan hệ xã hội.
  • Đột nhiên cơ thể đổ mồ hôi nhiều hơn so với thường ngày.
  • Cơ thể bỗng dưng đổ mồ hôi trộm mà không rõ được lý do.

3. Nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi là gì?

 

Đổ mồ hôi là cơ chế tự làm mát của cơ thể. Hệ thống thần kinh tự động kích hoạt tuyến mồ hôi hoạt động khi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Khi trong trạng thái căng thẳng cũng xảy ra đổ mồ hôi (đặc biệt là ở lòng bàn tay).

Dạng tăng tiết mồ hôi phổ biến nhất là tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát. Với tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát, dây thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển tuyến mồ hôi rơi vào trạng thái hoạt động quá mức ngay cả khi không chịu kích thích từ sự tăng lên của nhiệt độ hoặc các hoạt động thể chất, và do đó, khi thực sự xuất hiện căng thẳng hoặc lo âu, tình trạng sẽ trở nên rất tồi tệ. Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát thường xảy ra ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở vùng mặt.

Tăng tiết mồ hôi cục bộ nguyên phát không có nguyên nhân bệnh lý, nguyên nhân gây ra nó có thể có yếu tố di truyền, bởi nhiều trường hợp nó xuất hiện ở các thành viên trong gia đình.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát xảy ra khi lượng mồ hôi đổ quá nhiều do nguyên nhân bệnh lý, là loại tăng tiết mồ hôi ít gặp hơn, và thường đổ mồ hôi khắp cả cơ thể. Các tình trạng bệnh lý có thể gây ra tăng tiết mồ hôi thứ phát là:

  • Đái tháo đường
  • Bốc hỏa mãn kinh
  • Vấn đề của tuyến giáp
  • Hạ đường huyết
  • Một số loại ung thư
  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn hệ thần kinh
  • Nhiễm khuẩn
  • Một số loại thuốc nhất định có thể gây đổ mồ hôi rất nhiều, ví dụ như thuốc cai opioid.

4. Biến chứng của tăng tiết mồ hôi là gì?

 

Biến chứng của tăng tiết mồ hôi bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn: những người tăng tiết mồ hôi với số lượng rất lớn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn da hơn.
  • Tác động tiêu cực tới cảm xúc và giao tiếp xã hội: quần áo đẫm mồ hôi, hai bàn tay ướt lạnh sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy xấu hổ, gây ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như quan hệ xã hội.

5. Chẩn đoán tăng tiết mồ hôi như thế nào?

 

Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác về tiền sử bệnh và các triệu chứng. Các xét nghiệm cũng có thể được bác sĩ chỉ định, như xét nghiệm máu, nước tiểu,... để xem tăng tiết mồ hôi có do bệnh lý (cường giáp, hạ đường huyết,...) gây ra hay không.

Những thử nghiệm được tiến hành để xác định vị trí đổ mồ hôi cũng như đánh giá mức độ nặng của bệnh bao gồm thử nghiệm iod tinh bột (iodine-starch test), độ dẫn điện của da và thử nghiệm mồ hôi điều nhiệt (thermoregulatory sweat test).

6. Phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi

Những điều cần biết về đổ mồ hôi quá mức bất thường
Có thể dùng thuốc trong điều trị đổ mồ hôi

 

Nếu tìm được nguyên nhân gây tăng tiết mồ hôi thì sẽ cần điều trị nguyên nhân. Nếu không tìm được nguyên nhân, việc điều trị tập trung vào kiểm soát sự tiết mồ hôi. Đôi khi cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị, và kể cả sau khi điều trị có kết quả thì vẫn có khả năng tái phát.

6.1. Điều trị bằng thuốc

Các thuốc điều trị tăng tiết mồ hôi bao gồm:

  • Thuốc ngăn tiết mồ hôi loại cần kê đơn (Drysol, Xerac Ac): trong thành phần thuốc chứa muối nhôm clorua, do đó có thể gây kích ứng da và mắt. Thuốc thường được sử dụng lên khu vực da đổ nhiều mồ hôi lúc trước khi đi ngủ, và khi tỉnh dậy sẽ rửa sạch thuốc đi. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt. Nếu bị kích ứng da, có thể sử dụng kem hydrocortisone.
  • Kem bôi cần kê đơn: loại kem chứa glycopyrrolate có thể có tác dụng đối với trường hợp tăng tiết mồ hôi vùng đầu mặt.
  • Thuốc ngăn dẫn truyền thần kinh: một số thuốc ngăn dẫn truyền thần kinh đường uống có thể giúp giảm tiết mồ hôi, tuy nhiên tác dụng không mong muốn có thể gặp phải là khô miệng, nhìn mờ và các vấn đề với bàng quang.
  • Thuốc chống trầm cảm: một số loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng giảm mồ hôi, đồng thời cũng giúp giảm lo âu (lo âu có thể làm nặng thêm tình trạng tăng tiết mồ hôi).
  • Tiêm độc tố botulinum (Botox, Myobloc,...): có thể tạm thời phong tỏa các dây thần kinh gây đổ mồ hôi, mỗi liệu trình điều trị có tác dụng trong vòng 6 - 12 tháng. Tuy nhiên phương pháp này khá đau đớn, và một số người có thể bị yếu cơ tạm thời.

6.2. Phẫu thuật và các phương pháp điều trị khác

  • Liệu pháp sóng vi ba: sử dụng sóng vi ba để phá hủy tuyến mồ hôi, tuy nhiên tác dụng không mong muốn là thay đổi độ nhạy cảm da, và phương pháp này có giá thành cao, ít phổ biến.
  • Loại bỏ tuyến mồ hôi: nếu tăng tiết mồ hôi nách không đáp ứng với các biện pháp điều trị thì có thể tiến hành thực hiện loại bỏ tuyến mồ hôi ở nách bằng một kĩ thuật xâm lấn tối thiểu là nạo hút.
  • Cắt dây thần kinh giao cảm: phẫu thuật viên sẽ cắt, đốt hoặc kẹp dây thần kinh tủy sống kiểm soát tiết mồ hôi ở bàn tay. Tuy nhiên phương pháp này đôi khi lại kích thích tăng tiết mồ hôi ở những khu vực khác của cơ thể, và không phải là lựa chọn thích hợp đối với những trường hợp tăng tiết mồ hôi cục bộ vùng đầu cổ.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết
Cholesterol Là Gì? Những Lưu Ý Bạn Cần Biết

Cholesterol là một loại chất béo có trong máu của bạn. Các tế bào cơ thể cần cholesterol, nó giúp cho màng ngoài của các tế bào ổn định.

Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây