1

Những bà mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc

Tôi vừa dành 4 tiếng đồng hồ để đến thăm 1 đứa em mới sinh được 3 tháng.

☘Kế hoạch ban đầu chỉ là 30’ thôi, mà nhìn cái cảnh đầu tóc rũ rượi, mắt thâm như gấu trúc, thân hình lờ đà lờ đờ của nó, tôi quả thực không đành lòng.

☘Vấn đề của em tôi, là hoàn hảo hóa mọi việc quá. Có lẽ là đặc điểm chung của mọi bà mẹ mới sinh con lần đầu, như tôi ngày xưa cũng vậy.

☘Tôi thì bị ám ảnh sữa mẹ quá. Còn em tôi thì ám ảnh tất cả luôn. Sinh hoạt thì phải EASY, ăn thì phải BLW, nói chung mọi thứ phải theo khoa học nhé, ai lại đi nuôi con truyền thống bao giờ!

☘Hôm nào lỡ có cho con đi ngủ muộn 5 10’ là mẹ cứ dằn vặt cả buổi. Rồi rồ dại cả người tại sao giấc ngày nó chỉ ngủ có 40’ mà thôi??? Tối 7h phải ngủ rồi mà 7h30’ vẫn còn thao láo đòi chơi với mẹ??

☘Mọi thứ mọi thứ đều nằm ngoài kế hoạch của mẹ, khiến nó cảm thấy con thật không ngoan, còn mẹ thật tồi tệ.

☘Ôi dào, tôi bảo nó ngày xưa mình cũng cứ chăm chăm phải cho con sữa mẹ hoàn toàn chứ, nó mới tăng đề kháng, mới khỏe mạnh, mới lọ mới chai được! Nhưng ăn sữa mẹ mà mẹ cứ ủ dột suốt ngày thì giải quyết được cái gì? Trong khi chuyển sang ăn sữa công thức cái mẹ nhàn con khỏe, tươi hơn hớn dắt díu nhau đi chơi lung tung phèng suốt ngày!

☘Lịch sinh hoạt cũng thế, nuôi con nhẹ nhàng nhất là NUÔI CON KIỂU MẸ. Tức là kết hợp lung tung phèng, thế nào hợp với lịch gia đình, thế nào để mẹ thoải mái, con thoải mái là OK thôi. Quy chuẩn công thức quá mà làm gì cho đau não?

☘Như tôi là kiểu nửa mùa ấy. Nửa EASY nửa truyền thống, tào lao bí đao đến mức nếu dám post lên các group nuôi con khoa học chắc bị chửi cho sấp mặt.

☘Ban ngày làm thế nào nó cũng chỉ ngủ 30 40’ là thôi, kể cả trong môi trường tối om yên tĩnh, kể cả mẹ nằm cạnh ôm, kể cả bế trên tay. Ờ thôi kệ, không ngủ ngày thì ngủ tối.

☘Ăn bé chỉ huy 1 thời gian thì chán không ăn nữa, nghịch ném lung tung cả tháng trời. Ờ không tự ăn thì mẹ đút, chả sao hết. Không thích ăn cháo nữa thì ăn cơm, không ăn cơm thì ăn bánh mì, không ăn bánh mì thì ăn khoai lang, hôm nào chán mồm không ăn thì nhịn.

☘Giờ có khi 9h mới thèm ngủ. Có hôm tắt đèn tối om, bố mẹ nằm im như chết rồi mà nó tự chơi 1 mình, cứ “Mẹ Lan thối”, “bố Tứn thối”, “Táo thối”, “nhà tắm”, “Đá bóng”, “Đi máy (đi xe máy)”, “bà ngoại”… Ờ thì cũng xong, lúc nào chán thì ngủ.

☘Nói chung từ ngày mackeno theo cách của nó, nương theo sở thích của nó, tôi thấy việc nuôi con dễ dàng hẳn. Trong ăn uống, việc của tôi là cung cấp đồ ăn tươi mới, đủ chất, con có quyền ăn hoặc không ăn. Trong ngủ nghỉ, việc của tôi là tạo môi trường ngủ mát, tối, yên tĩnh, để con được ngủ thật sớm, còn đến giờ buồn ngủ hay chưa là việc của con.

☘Nuôi con là 1 chặng đường dài, ngoài chuyện ăn chuyện ngủ chuyện sữa bỉm còn 1 tỉ thứ trên cuộc đời này. Khoa học thì tốt chứ, cực ổn luôn, mà thôi theo được bao nhiêu thì theo. Đừng sách vở quá khiến mẹ stress trầm cảm thì thà vứt hết đi mà nuôi truyền thống còn hơn!

☘Quan trọng nhất trong cuộc đời của 1 đứa trẻ, là được lớn lên trong yêu thương.

☘Nên EASY cũng được, không EASY cũng không sao. Ăn kiểu gì mà chả được, đủ chất là được. Miễn làm sao để con được thấy mẹ cười, được chơi với mẹ mỗi ngày, được tiếp xúc với nguồn năng lực tích cực, vui tươi từ mẹ, đấy mới là điều quan trọng nhất.

☘Hy vọng mỗi bà mẹ đều có thể buông bỏ những cái “ta tự cho là tốt nhất cho con”, để tự tin làm những thứ “thực sự tốt nhất cho con”.

☘Những bà mẹ hạnh phúc sẽ nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc.

Tôi đã nói câu này rất nhiều lần rồi.

Tôi tin rằng, nó luôn đúng....

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Độ tuổi bắt đầu hành kinh có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Thưa bác sĩ, có kinh nguyệt sớm quá hoặc muộn quá có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1031 lượt xem

Những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?

Tôi có nghe nói, người nào mắc bệnh mạn tính sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Tôi đang chuẩn bị lên kế hoạch có em bé nên điều này làm tôi vô cùng lo lắng. Bác sĩ có thể cho tôi biết những bệnh mạn tính nào ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1103 lượt xem

Có thể tập luyện vào những ngày dễ thụ thai nhất không?

- Thưa bác sĩ, tôi có thể tập luyện vào những ngày nhạy, dễ thụ thai nhất không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  803 lượt xem

Có thể có thai ngay sau khi sạch hành kinh không?

- Bác sĩ cho tôi hỏi, tôi có thể có thai ngay sau khi sạch hành kinh không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1003 lượt xem

Người bị chứng đau nửa đầu cần lưu ý những gì trước khi mang thai?

-Thưa bác sĩ, tôi bị chứng đau nửa đầu. Tôi cần lưu ý những điều gì trước khi chuẩn bị mang thai ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  777 lượt xem
Tin liên quan
Khám tiền sản cần khám những gì và tại sao?
Khám tiền sản cần khám những gì và tại sao?

Để con có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời, bạn nên chuẩn bị để có sức khỏe tốt nhất trước khi mang thai.

Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai
Những điều cần biết khi dừng các biện pháp tránh thai

Nếu bạn đang nghĩ đến việc cố gắng mang thai sớm, thì đây là một vài điều bạn cần biết về việc dừng các biện pháp tránh thai.

Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!
Ăn kiêng trước khi có thai - Những điều cần biết!

Bạn nên biết rằng, cơ hội thụ thai và sinh con khỏe mạnh sẽ lớn hơn nếu bạn gần với mức trọng lượng lý tưởng của mình.

Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên
Những nguy cơ nếu mang thai và có con ở độ tuổi 35 trở lên

Trở ngại lớn nhất đối với những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên có thể là khả năng có thai ngay lập tức.

Những ông bố tương lai: chế độ ăn để tăng khả năng sinh sản
Những ông bố tương lai: chế độ ăn để tăng khả năng sinh sản

Dinh dưỡng có tác động trực tiếp lên lực lượng tinh trùng của bạn.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây