1

Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau

Tỷ lệ đứt dây chằng chéo sau chiếm khoảng 5 - 10% trong các chấn thương về khớp gối, làm tổn thương dây chằng, sụn hoặc một phần xương bên dưới. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau là do lực tác động mạnh, nếu không điều trị đúng và kịp thời có thể dẫn đến biến chứng.

1. Dây chằng chéo sau

Xương vùng khớp gối được chia thành 3 phần là: xương đùi ở phía trên, xương chày ở phía dưới và xương bánh chè ở phía trước. Các xương khớp gối này lại được liên kết với nhau bằng hệ thống 4 dải mô dây chằng, bao gồm:

  • Hệ thống dây chằng bên: Dây chằng bên trong / chày và bên ngoài / mác nằm bên ngoài khớp gối
  • Hệ thống dây chằng chéo: Dây chằng chéo trước (ACL) và dây chằng chéo sau (LCP) nằm bên trong khớp gối

Trong đó, dây chằng chéo sau nằm ở phía sau đầu gối và ngay trung tâm khớp gối, kết nối xương đùi với xương cẳng chân, hay còn gọi là xương chày. Dây chằng chéo sau bắt chéo tạo thành hình chữ X, lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước, với chức năng chính là:

  • Phối hợp với các dây chằng khác giữ khớp gối vững chắc khi gấp 90 độ
  • Làm cho khớp gối không bị trượt ra trước hay sau quá mức
  • Ngăn cản mâm chày di lệch ra sau và lồi cầu đùi
  • Giúp cho khớp gối hoạt động ổn định khi chơi thể thao và sinh hoạt hằng ngày

2. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau

Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
Đứt dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống, chủ yếu là khi bệnh nhân đang ngồi hoặc khuỵu chân

2.1. Nguyên nhân

Cơ chế chấn thương dây chằng chéo sau đa phần là do lực tác động trực tiếp từ trước ra sau, đẩy thật mạnh vào mặt trước đầu trên của cẳng chân về phía sau làm đứt dây chằng. Đứt dây chằng chéo sau có thể xảy trong nhiều tình huống, chủ yếu là khi bệnh nhân đang ngồi hoặc khuỵu chân. Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Tai nạn xe hơi / xe máy do thắng quá đột ngột, hoặc bị tông thẳng từ phía trước đầu gối
  • Tư thế quỳ gối khi té ngã
  • Chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chày hoặc trượt tuyết

2.2. Triệu chứng

Đứt dây chằng chéo sau thường chiếm ít hơn 20% các trường hợp chấn thương đầu gối và làm tổn thương một số dây chằng, sụn hoặc phá vỡ một phần xương bên dưới. Những triệu chứng cơ năng và dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau mà bệnh nhân có thể cảm nhận gồm:

  • Đau: Đau ở đầu gối mức độ từ nhẹ đến trung bình sau khi bị chấn thương, có thể khiến bệnh nhân đi bộ khập khiễng hoặc đi lại khó khăn
  • Sưng: Đầu gối thường bị sưng nhanh chóng, chỉ trong vòng vài giờ sau chấn thương, sưng nề làm khớp gối bị cứng
  • Khớp gối nới lỏng: Bệnh nhân có cảm giác đầu gối lỏng lẻo, không còn ở vị trí ban đầu mà bị lỏng như đã rời ra
  • Không thể cử động mạnh: Khớp gối không vững được cảm nhận rõ nhất khi lên xuống cầu thang, bệnh nhân cũng không thể tham gia những hoạt động mạnh như chạy, nhảy, chơi thể thao, ...
  • Quan sát thấy bất thường: Đùi bên chân bệnh hơi teo lại, đầu trên của cẳng chân bị trượt ra sau
  • Thoái hóa khớp gối: Tổn thương kéo dài gây ra các triệu chứng như đau và nề khớp gối

Khi các phần khác của đầu gối cũng bị tổn thương, những triệu chứng sưng đau thường sẽ nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chỉ bị đứt dây chằng chéo sau đơn thuần, nghĩa là không có thương tích liên quan đến các bộ phận còn lại của đầu gối, dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau có thể rất nhẹ đến mức khó nhận ra. Một thời gian sau bệnh nhân mới phát hiện khi các cơn đau trầm trọng hơn và đầu gối ngày càng không ổn định.

2.3. Phân loại

Không giống như những chấn thương dây chằng đầu gối khác, đứt dây chằng chéo sau trên thực tế thường khó đánh giá hơn. Tuy nhiên bác sĩ vẫn có thể phân loại tổn thương theo mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Cấp độ I: Chỉ bị bong gân nhẹ và khớp gối vẫn được giữ vững chắc
  • Cấp độ II: Dây chằng bị rách một phần hoặc bán phần và khớp gối lỏng hơn
  • Cấp độ III: Đứt hoàn toàn dây chằng và đầu gối trở nên lỏng lẻo
  • Cấp độ IV: Dây chằng chéo sau tổn thương cùng với đứt dây chằng bắp chân khác

Đứt dây chằng chéo sau có thể là cấp tính do chấn thương đột ngột, hoặc mãn tính khi tình trạng sưng đau tiến triển theo thời gian. Một số trường hợp, các cấu trúc khác ở đầu gối cũng bị tổn thương cùng với đứt dây chằng bắp chân khiến đầu gối bị đau và mất ổn định lâu dài, dẫn đến nguy cơ viêm khớp gối.

Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
Đứt dây chằng chéo sau có thể là cấp tính do chấn thương đột ngột, hoặc mãn tính khi tình trạng sưng đau tiến triển theo thời gian

3. Chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng chéo sau

3.1. Chẩn đoán

Có nhiều phương pháp thăm khám chuyên biệt để chẩn đoán xác định chấn thương dây chằng chéo sau, chẳng hạn như:

  • Khai thác thông tin về tình huống bị chấn thương
  • Nghiệm pháp Godfrey
  • Test ngăn kéo sau dương tính
  • Kiểm tra mức độ lỏng lẻo của đầu gối
  • Tìm máu trong dịch khớp

Ngoài ra, để phát hiện chuyển động bất thường ở đầu gối, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân đứng và đi bộ, hoặc di chuyển đầu gối, chân và bàn chân theo các hướng khác nhau, sau đó so sánh chân bị thương với chân khỏe mạnh.

Trong một số trường hợp, xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh cũng sẽ được đề nghị, ví dụ:

  • Chụp X-quang khớp gối để phát hiện gãy xương và các trường hợp bong rứt xương chỗ bám dây chằng;
  • Quét cộng hưởng từ MRI để hiển thị rõ vết rách dây chằng chéo sau hoặc tổn thương các sụn khác, đứt dây chằng bắp chân, hình ảnh tràn dịch, tràn máu khớp gối,...
  • Nội soi khớp giúp thấy rõ mức độ lan rộng của vết thương đầu gối.

3.2. Điều trị

Đứt dây chằng chéo sau có nên mổ không? Các bác sĩ khẳng định không phải tất cả trường hợp đứt dây chằng chéo sau đều phải mổ. Phẫu thuật tái tạo dây chằng chỉ được chỉ định khi chấn thương nghiêm trọng, cụ thể:

  • Đứt dây chằng chéo sau cấp độ II trở lên;
  • Dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau lỏng, đau hoặc nề khớp gối;
  • Kèm theo rách các dây chằng khác, tổn thương sụn hoặc gãy xương;
  • Bệnh nhân có độ tuổi từ 18-50 tuổi;
  • Không có biến chứng thoái hóa khớp nặng, hạn chế gấp duỗi gối, hay nhiễm khuẩn khớp.

Nếu không thuộc những trường hợp trên, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn, như ibuprofen hoặc natri naproxen, nhằm hạn chế các triệu chứng.

Nhận diện dấu hiệu đứt dây chằng chéo sau
Nếu không thuộc những trường hợp trên, bệnh nhân có thể chỉ cần dùng thuốc giảm đau không kê đơn

Một biện pháp điều trị không phẫu thuật phổ biến là RICE (Rest: nghỉ ngơi, Ice: chườm đá lạnh, Compression: băng gối, Elevation: kê chân cao) sẽ giúp phục hồi chấn thương khớp từ nhẹ đến trung bình.

Khi không còn sưng, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ để giúp khớp gối không bị cứng và mạnh hơn, từ đó cải thiện chức năng và sự ổn định của đôi chân, dần phục hồi hoàn toàn. Lưu ý nên băng hỗ trợ đầu gối hoặc đi nạng trong quá trình tập.

Tóm lại, đứt dây chằng chéo sau nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể dẫn đến hạn chế chức năng cũng như thoái hóa khớp gối. Biện pháp điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương và thời gian bị chấn thương.

Trả lời cho câu hỏi đứt dây chằng chéo sau có nên mổ không, các bác sĩ cho rằng hầu hết các trường hợp đều không cần làm phẫu thuật. Thay vào đó, bệnh nhân nên hạn chế vận động, mang nẹp gối, hoặc đi nạng khi luyện tập phục hồi nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với những trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật, cần lưu ý phòng ngừa biến chứng tổn thương bó mạch khoeo và nhiễm trùng sau mổ, gây nguy hiểm và kéo dài thời gian lành lặn cho bệnh nhân.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân
Mổ nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng gân bánh chè tự thân

Tổn thương dây chằng chéo trước là thương tổn thường gặp nhất trong nhóm chấn thương khớp gối. Hàng năm, tại Mỹ khoảng 200.000 bị tổn thương dây chằng chéo trước và hơn nửa số đó phải điều trị bằng phấu thuật.

Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết
Gãy, lệch xương quai xanh: Những điều cần biết

Xương quai xanh có tác dụng rất quan trọng, là nơi treo xương cánh tay vào thân. Gãy xương quai xanh là một chấn thương thường gặp ở vùng vai, trong trường hợp ngã hoặc chấn thương do tai nạn giao thông.

Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp gối

Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (American College of Rheumatology, ARC) đã đưa ra một số tiêu chuẩn để chẩn đoán chính xác thoái hóa khớp gối. Những biểu hiện của thoái hóa khớp gối bao gồm: xuất hiện gai xương dưới sụn, mất dần sụn khớp, xơ hóa xương dưới sụn, cử động khớp đau, có tiếng lục khục, lệch trục khớp...

Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối
Vai trò của X quang trong chẩn đoán bệnh lý khớp gối

X-quang có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý khớp gối. Nó là một trong những xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh và dùng phân biệt giữa các bệnh lý khớp gối khác nhau.

Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí
Các kiểu gãy thân xương đùi và biện pháp xử trí

Xương đùi là phần xương chắc khỏe nhất trong cơ thể vì thế phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy thân xương đùi. Xương đùi cũng là xương dài nhất, mỗi vị trí gãy sẽ có đặc điểm và biện pháp xử trí khác nhau.

Video có thể bạn quan tâm
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN 02:23
KỸ THUẬT MỚI: THAY KHỚP GHÉP XƯƠNG NHÂN TẠO - CHẤN
ĐÂY LÀ NHỮNG KHUNG HÌNH ĐÁNG SUY NGẪM VỀ BỆNH NHÂN UNG THƯ XƯƠNG, BỆNH LÝ CƠ XƯƠNG KHỚP, CHẤN THƯƠNG THỂ THAO, TAI NẠN GIAO THÔNG, TAI NẠN LAO...
 3 năm trước
 858 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1138 Lượt xem
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG 01:31
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ VIÊM CỘT SỐNG DÍNH KHỚP GÂY TỔN THƯƠNG DÍNH KHỚP HÁNG
Chủ quan, xem nhẹ, phớt lờ những triệu chứng ban đầu, thường bị hiểu lầm với các bệnh lý cột sống thường gặp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa...
 3 năm trước
 797 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 709 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị
Viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là một loại viêm khớp do nhiễm trùng ở một cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây ra.

Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Đau cơ xơ hóa: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau cơ xơ hóa là bệnh lý gây đau tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây