1

NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG AXIT URIC MÁU

Lượng axit uric trong máu thông thường luôn được giữ ổn định ở mức < 70 mg/l (420 mol/l) đối với nam và < 60mg/l (360mol/l) đối với nữ. Được coi là tăng axit uric máu khi axit uric máu cao hơn giới hạn bình thường. Tăng axit uric máu khác với bệnh gout. Chỉ coi là có bệnh gout khi tăng axit máu đi kèm với sự lắng đọng axit uric và gây tổn thương ở khớp hay các phủ tạng khác.

Axit uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa protein. Axit uric sẽ tích tụ trong máu khi quá

dư thừa hoặc khi bài tiết kém qua thận

- Giảm khả năng bài xuất axit uric ở ống thận tiên phát (90%)

- Tăng tạo axit uric nguyên phát bẩm sinh

- Tăng axit uric thứ phát (10%) do:

? Ăn nhiều thức ăn có nhân purin: thịt chó, bò, dê, cá biển, tôm

? Uống nhiều rượu

? Tăng hủy tế bào trong một số bệnh: đa u tủy xương, thiếu máu tan máu, bệnh ung thư.

? Giảm thải axit uric ở thận: nghiện rượu, suy thận mạn, nhiễm toan ceton

? Do sử dụng thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị lao, hóa chất.

Để hạn chế tăng axit uric trong máu, người bệnh cần:

? Giảm các thức ăn sản sinh axit uric:

- Phủ tạng động vật: tim, cật, lòng, gan, óc

- Thịt sấy, trứng gà, trứng vịt lộn, trứng cá

- Một số loại cá mòi, cá trích, cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, sò huyết, ốc sên, mực, cua, tôm

- Tránh ăn các loại thức ăn gây cơn gout cấp: rượu, bia, chè, sôcôla, nấm, các loại mỡ động vật

- Ăn vừa phải các loại đậu, đỗ

? Nên uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) giúp tăng thải axit uric qua nước tiểu

-----

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Nâng niu từng sự sống

Số 9 Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội

☎️ Hotline: 1900 1806

☎️ Tiêm chủng: 0911 615 115

☎️ Cấp cứu: 0833 015 115

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37
Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19
13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong...
 3 năm trước
 924 Lượt xem
Tin liên quan
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Thiếu máu ác tính: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.

Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Ngộ độc sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.

Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ
Nồng độ sắt có lợi cho sức khỏe tim mạch nhưng lại làm tăng nguy cơ đột quỵ

Sắt là một khoáng chất cần thiết trong cơ thể con người. Sắt tham gia vào quá trình hình thành hồng cầu – các tế bào máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nồng độ sắt thấp hay thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ sắt quá cao?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây