1

Nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, cho nên trẻ có thể bị nhiễm trùng sau sinh do các nguyên nhân khác nhau, tình trạng nhiễm trùng sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ sơ sinh, làm tăng nguy cơ tử vong sau sinh.

1. Nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh là gì?

Nhiễm trùng sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng xảy ra từ lúc mới sinh đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh có thể do nguyên nhân trước sinh, trong sinh và sau khi sinh. Nhiễm trùng sơ sinh có tỉ lệ tử vong cao đứng hàng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng sau sinh?

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn sau sinh qua các con đường sau:

  • Qua nhau thai (đường máu): Là đường lây truyền xảy ra trước sinh, thường gặp các tác nhân như giang mai bẩm sinh, HIV, rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis
  • Lây qua các màng và nước ối
  • Lây qua đường tiếp xúc khi sinh: Trong quá trình sinh khi thai qua âm đạo, âm hộ hay các ổ nhiễm khuẩn tại tử cung
  • Sau khi sinh có thể do tiếp xúc với các bệnh lý nhiễm trùng ở cộng đồng đặc biệt là ở môi trường bệnh viện
Nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh
Trẻ sau sinh có thể bị nhiễm khuẩn sau sinh do nhiều con đường

3. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng sau sinh

3.1 Yếu tố nguy cơ từ mẹ

  • Mẹ mắc bệnh nhiễm trùng trong thời kỳ mang thai (rubella, toxoplasmosis, cytomegalovirus...).
  • Vỡ ối sớm trước 12 giờ gây nhiễm trùng ối.
  • Mẹ sốt trước, trong và sau sinh.
  • Thời gian chuyển dạ kéo dài trên 12 giờ, nhất là trên 18 giờ.
  • Mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trước sinh mà không điều trị đúng hay không điều trị.

3.2 Yếu tố nguy cơ từ con

  • Bé trai.
  • Trẻ Sinh non.
  • Nhẹ cân so với tuổi thai.
  • Sang chấn sản khoa.
  • Chỉ số Apgar thấp khi sinh (bình thường Apgar 8 – 10đ trong những phút đầu).

3.3 Yếu tố nguy cơ từ môi trường

  • Lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua mẹ, người nhà của trẻ, cán bộ y tế
  • Dụng cụ y tế không vô khuẩn
  • Các thủ thuật xâm nhập (đặt catheter, nội khí quản...)
  • Không rửa tay trước khi tiếp xúc với bé..
  • Qua sữa mẹ, các chất bài tiết

4. Dấu hiệu nhận biết

Nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh muộn có thể gây nên biến chứng viêm màng não

Các dấu hiệu của nhiễm trùng sau sinh ở trẻ sơ sinh rất đa dạng, có thể chia thành 2 giai đoạn là nhiễm trùng sơ sinh sớmnhiễm trùng sơ sinh muộn.

4.1 Nhiễm trùng sơ sinh sớm

Nhiễm trùng sơ sinh sớm là nhiễm trùng xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh.

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh sớm có thể bao gồm:

  • Hô hấp: Xanh tím, rối loạn nhịp thở, thở rên, thở nhanh > 60 lần/phút + co kéo, ngừng thở > 15 giây.
  • Tim mạch: Xanh tái, da nổi bông, nhịp tim nhanh > 160 lần/phút, lạnh đầu chi, thời gian hồng trở lại của da kéo dài > 3s, huyết áp hạ.
  • Tiêu hóa: Bú kém, bỏ bú, trướng bụng, nôn ói, tiêu chảy, dịch dạ dày ứ > 2/3 số lượng sữa bơm cử trước.
  • Da và niêm mạc: Da tái, nổi vân tím, phát ban, xuất huyết, vàng da sớm trước 24 giờ. nốt mủ, phù nề, cứng bì.
  • Thần kinh: Tăng hoặc giảm trương lực cơ, dễ bị kích thích, co giật, thóp phồng, giảm phản xạ, hôn mê.
  • Huyết học: Tử ban, tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều nơi, gan lách to.

4.2 Nhiễm trùng sơ sinh muộn

Nhiễm trùng sơ sinh muộn là nhiễm trùng xảy ra sau 72 giờ sau sinh. Các dạng lâm sàng chính là nhiễm trùng huyết, viêm màng não, nhiễm trùng tại chỗ

Triệu chứng lâm sàng của nhiễm trùng sơ sinh muộn:

  • Nhiễm trùng huyết: Triệu chứng tương tự như nhiễm trùng sơ sinh sớm.
  • Viêm màng não: Có thể triệu chứng riêng lẻ, không rõ ràng, sốt dai dẳng hoặc thân nhiệt không ổn định, thay đổi tri giác, thay đổi trương lực cơ, co giật, dễ bị kích thích, ngưng thở, khóc thét, thóp phồng, triệu chứng màng não có thể có hoặc không, thở không đều, rối loạn vận mạch, nôn ói.
  • Nhiễm trùng da có thể có các hình thái sau:
  • Nốt mủ bằng đầu đinh ghim, đều nhau lúc đầu trong sau mủ đục. Mụn khô để lại vảy trắng dễ bong.
  • Nốt phỏng to nhỏ không đều, lúc đầu chứa dịch trong nếu bội nhiễm thì có mủ đục,vỡ để lại nền đỏ, chất dịch trong lan ra xung quanh thành mụn mới.
  • Viêm da bong (bệnh Ritter): Lúc đầu là mụn mủ quanh miệng sau lan toàn thân, lớp thượng bì bị nứt bong từng mảng, để lại vết trợt đỏ ướt huyết tương. Có dấu hiệu sốt cao, mất nước, có thể kèm viêm phổi, tiêu chảy, nhiễm trùng máu.
  • Nhiễm trùng rốn: Rốn ướt, sưng đỏ, tím bầm, chảy mủ hoặc máu, mùi hôi, sưng tấy xung, có thể sốt, kém ăn, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
  • Nhiễm trùng tiểu: Thường có vàng da.
  • Viêm ruột hoại tử: Đi ngoài phân máu, chướng bụng, nôn.
  • Nhiễm trùng niêm mạc bao gồm:
  • Viêm kết mạc tiếp hợp: Trẻ nhắm mắt, nề đỏ mi mắt, tiết dịch hoặc chảy mủ.
  • Nấm miệng: Nấm thường ở mặt trên lưỡi, lúc đầu màu trắng như cặn sữa, nấm mọc dày lên, lan rộng khắp lưỡi, mặt trong má xuống họng, nấm ngả màu vàng làm trẻ đau bỏ bú. Có thể gây tiêu chảy, viêm phổi nếu nấm rơi vào đường tiêu hóa và phổi.

5. Các biến chứng của nhiễm khuẩn sau sinh

Các nhiễm trùng sơ sinh không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như:

  • Ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của trẻ về thần kinh, giác quan, các cơ quan như tim mạch, hô hấp...
  • Trong một số trường hợp nhiễm trùng sau sinh nặng có thể dẫn đến tử vong. Do hệ thống miễn dịch còn yếu ớt của trẻ nhỏ, chúng không đủ sức ứng phó với nhiễm trùng.

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh được xếp vào nhóm bệnh nguy hiểm gây tử vong cao. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn sau sinh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị bệnh. Chẩn đoán sớm, điều trị nhanh chóng và được chăm sóc, theo dõi thường xuyên là cách tốt nhất để điều trị cho trẻ.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em
Những Lưu Ý Quan Trọng Khi Khám Phụ Khoa Trẻ Em

Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.

Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ
Hậu quả của suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng ở trẻ

​​​​​​​Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em
Tuổi mọc răng sữa, răng vĩnh viễn và thay răng ở trẻ em

Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.

Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết
Viêm nướu răng cấp tính ở trẻ: Những điều cần biết

Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.

Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời
Tháng thứ 11 sau khi bé chào đời

Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  889 lượt xem

Khi nào con trai tôi đủ lớn để tự làm vệ sinh bao quy đầu?

- Thưa bác sĩ, con trai tôi năm nay đã được 5 tuổi. Bác sĩ cho tôi hỏi, tầm tuổi nào thì cháu có thể tự làm vệ sinh bao quy đầu của mình ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  914 lượt xem

Làm gì khi trẻ nôn ngay sau khi uống thuốc kháng sinh?

Tôi phải làm gì khi con tôi sau khi uống thuốc kháng sinh bị nôn trớ ra hết ạ? Nôn như thế sợ bé không còn thuốc trong người, tôi nên cho bé uống tiếp bằng cách nào?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  5505 lượt xem

Tại sao bác sĩ không kê thuốc kháng sinh khi trẻ bị cảm lạnh?

Bé nhà tôi bị cảm lạnh, tôi có nên cho bé uống kháng sinh không ạ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  756 lượt xem

Bộ phận sinh dục của con tôi bị sưng lên, điều này có bình thường không?

Thưa bác sĩ, bé nhà tôi vừa sinh được 2 tuần. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của cháu cứ bị sưng lên, điều này có bình thường không vậy bác sĩ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  744 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần 00:48
Cứu sống bệnh nhi bị tim bẩm sinh bằng sóng cao tần
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 613 Lượt xem
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm 02:07
Massage cho trẻ sơ sinh Bé thông minh khỏe mạnh, mẹ an tâm
“Bé yêu à, hai mẹ con mình cùng tham gia liệu trình massage này nhé.”
 3 năm trước
 879 Lượt xem
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 853 Lượt xem
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh 08:12
Tìm hiểu hiện tượng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng không hiếm gặp
 3 năm trước
 574 Lượt xem
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH 06:10
HƯỚNG DẪN MASSAGE CHO TRẺ SƠ SINH
Thông qua phương pháp xoa bóp này, bé được nhận những lợi ích:
 3 năm trước
 892 Lượt xem
Tin liên quan
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?
Nhiễm trùng tai ở trẻ sơ sinh có nghiêm trọng không?

Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.

Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?
Bà bầu bị nhiễm HIV, điều gì sẽ xảy ra sau khi sinh con?

Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nghe thật ngạc nhiên phải không? Cùng suckhoe123 tìm hiểu nhé

Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?
Có nên cho trẻ sơ sinh ăn trứng không?

Trước đây, các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo nên chờ đến khi trẻ được 1 tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn trứng do lo ngại nguy cơ dị ứng. Tuy nhiên, theo các khuyến nghị hiện tại thì có thể bắt đầu cho trẻ ăn trứng sớm hơn.

Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh
Tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây