Ngăn ngừa và điều trị viêm phế quản
1. Viêm phế quản
Viêm phế quản là khi các ống phế quản mang không khí đến phổi bị viêm và sưng đồng thời bệnh sẽ kết thúc với các triệu chứng ho và chất nhầy dai dẳng.
Có hai loại viêm phế quản:
- Viêm phế quản cấp tính thường được gọi là cảm lạnh ngực là loại bệnh rất phổ biến. Các triệu chứng của nó kéo dài trong vài tuần nhưng không gây ra vấn đề gì.
- Viêm phế quản mãn tính bệnh ở tình trạng này là nghiêm trọng hơn. Nó sẽ luôn quay lại khi có điều kiện phát triển thích hợp và không bao giờ khỏi hoàn toàn được.
2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm phế quản
- Hút thuốc lá
- Mắc bệnh hen suyễn và dị ứng
- Hệ thống miễn dịch yếu. Tình trạng này thường xảy ra với những người lớn tuổi, người đang mắc bệnh cũng như trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay cả khi bị cảm lạnh cũng có thể khiến bệnh viêm phế quản có thể dễ xảy ra hơn.
Nguy cơ mắc viêm phế quản mãn tính cao ở những phụ nữ hút thuốc lá hoặc những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phổi.
3. Điều trị viêm phế quản
Hầu hết viêm phế quản cấp tính có thể tự biến mất trong vòng một vài tuần. Nếu bệnh do vi khuẩn (rất hiếm) bác sĩ có thể đề nghị dùng kháng sinh. Nếu người bệnh bị hen suyễn hoặc dị ứng hoặc khò khè, bác sĩ có thể khuyến nghị sử dụng thuốc hít. Điều này sẽ giúp mở đường thở và làm cho quá trình thở trẻ nên dễ dàng hoạt động hơn.
Để giảm bớt các triệu chứng viêm phế quản cấp tính hãy làm các việc sau:
- Uống thật nhiều nước khoảng từ 8-12 ly nước mỗi ngày giúp làm loãng chất nhầy và dễ dàng ho hơn.
- Nghỉ ngơi nhiều.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, ibuprofen, hoặc naproxen. Nhưng với trẻ em thì nên tránh uống aspirin. Ngoài ra, có thể sử dụng acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước. Tắm nước nóng có thể là điều tuyệt vời làm nới lỏng chất nhầy. Hoặc hít thở bằng hơi nước từ nước nóng.
- Uống thuốc ho không kê đơn. Có thể dùng một số loại như guaifenesin vào ban ngày để nới lỏng chất nhầy giúp dễ ho hơn giúp long đờm và có thể giải phóng đờm ra bên ngoài. Đối với trẻ em thì cần phải được sự điều trị và kê đơn của bác sĩ khi điều trị viêm phế quản.
Phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính nhằm vào các triệu chứng của bệnh và bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc giãn phế quản để để giúp mở đường thở.
- Sử dụng thiết bị làm sạch chất nhầy để có thể ho ra chất lỏng dễ dàng hơn.
- Liệu pháp oxy có thể giúp thở tốt hơn.
- Phục hồi chức năng phổi. Có thể sử dụng một chương trình tập thể dục và các bài tập thở giúp quá trình thở dễ dàng hơn.
Phương pháp điều trị viêm phế quản cho trẻ nhỏ:
- Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể sử dụng mật ong để giảm ho. Hoặc sử dụng bóng hút cao su để làm sạch chất nhầy. Và thận trọng khi sử dụng các loại thuốc không kê đơn cho trẻ em. Bởi vì, không phải tất cả các loại thuốc này đều được khuyến nghị dùng cho trẻ em ở một số tuổi nhất định.
- Sử dụng thuốc giảm đau: trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống nên uống acetaminophen. Còn với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Không bao giờ được cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây ra hội chứng Reye - là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng gây hại cho gan và não.
- Sử dụng thuốc ho và cảm lạnh: trẻ dưới 4 tuổi không nên sử dụng thuốc ho trừ khi bác sĩ kê đơn. Bởi vì lạm dụng thuốc ho và cảm lạnh ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và có khả năng đe dọa đến tính mạng. Còn với trẻ trên 4 tuổi có thể thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc ho và cảm lạnh an toàn để làm giảm triệu chứng tạm thời cho trẻ.
4. Phòng ngừa viêm phế quản
Để giảm nguy cơ bị viêm phế quản cấp tính hoặc bùng phát viêm phế quản mãn tính cần phải:
- Tránh xa khói thuốc
- Tiêm vắc xin cúm vì có thể bị viêm phế quản do virus cúm
- Tiêm chủng vắc-xin ho gà
- Rửa tay thường xuyên
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với môi trường có nhiều yếu tố làm ảnh phổi. Ví dụ như khói sơn
Một số biện pháp phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ em:
- Dạy cho trẻ che mũi và miệng khi ho hoặc hơi
- Hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay
- Tiêm phòng vắc xin cho trẻ, đặc biệt là tiêm phòng cúm mùa hàng năm
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Xét nghiệm sắt huyết thanh giúp phát hiện nồng độ sắt trong máu thấp hoặc cao hơn bình thường.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.