Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?
1. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi sáng
Khoảng 1-2 tuần sau khi sinh, trẻ đã có thể được cho tắm nắng nhằm giúp cơ thể tổng hợp vitamin D từ sữa mẹ. Từ 6 giờ đến trước 9 giờ sáng là khoảng thời gian ánh nắng dịu nhẹ, tia hồng ngoại và tia cực tím từ mặt trời khá yếu, thích hợp để thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, không khí buổi sáng còn rất trong lành, cũng như ánh nắng lúc này cũng không đủ mạnh để gây tổn thương cho làn da mỏng manh của em bé. Do đó cho trẻ sơ sinh ra ngoài phơi nắng từ 20-30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày được rất nhiều bác sĩ khuyến khích thực hiện. Với những trẻ lần đầu tắm nắng thì chỉ nên kéo dài khoảng 10 phút và tăng dần thời lượng khi đã quen.
Thời gian cụ thể còn tùy thuộc vào vị trí địa lý và các mùa trong năm, chẳng hạn như:
- Mùa hè: Nắng sẽ lên sớm hơn và gay gắt hơn, tốt nhất phụ huynh nên tranh thủ cho bé tắm nắng trước 7h sáng để tránh tác hại của tia cực tím lên làn da non nớt của trẻ. Khoảng 6-7h sáng là thời gian lý tưởng khi mặt trời vừa mọc lên những tia nắng đầu tiên, sau đó không nên bế bé ra ngoài nữa.
- Mùa thu: Trời se lạnh nên có thể tắm nắng muộn hơn thời gian trên, nhưng vẫn không nên trễ hơn 9h sáng.
Mùa đông: Điều kiện thời tiết lúc này thường nhiều mây, khí hậu lạnh, mặt trời lên muộn và ánh nắng yếu. Do đó, bố mẹ nên đợi đến khi thời tiết ấm hơn mới bế bé ra tắm nắng.
2. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào buổi chiều
Có nhiều trường hợp bố mẹ bận đi làm hoặc vì một lý do nào đó không thể tắm nắng cho con vào buổi sáng. Do đó thắc mắc nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ chiều cũng được nhiều người quan tâm. Phụ huynh vẫn có thể cho bé tắm nắng vào buổi chiều sau 16 giờ, khi ánh nắng đã yếu và dịu đi.
3. Thời gian không để trẻ tiếp xúc với ánh nắng
Bố mẹ nên ghi nhớ một số lưu ý về thời gian để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách mà không gây tổn thương da cũng như khiến bé dễ mắc bệnh, bao gồm:
- Khoảng thời gian sau 9h sáng đến khi ánh nắng chiều còn mạnh: Lúc này tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều nhất, tuyệt đối không cho bé phơi nắng hay thậm chí là tiếp xúc với ánh nắng.
- Tắm biển dưới ánh nắng gắt: Không chỉ với những em bé sơ sinh mà cả trẻ nhỏ dưới 8-9 tuổi cũng không nên chơi đùa dưới ánh nắng quá gay gắt, đặc biệt khi đi biển để phòng tránh một số căn bệnh nguy hại.
- Những ngày nắng nóng quá oi bức: Phụ huynh nên hạn chế cho con tắm nắng vào lúc này để hạn chế nguy cơ mất nước do bé sẽ bị đổ nhiều mồ hôi.
- Những ngày thời tiết quá lạnh: Ngược lại, khi nhiệt độ hạ thấp hay khi trời nhiều gió, em bé sơ sinh cũng không cần thiết tắm nắng nhằm ưu tiên đảm bảo sức khỏe.
- Khi thời tiết giao mùa: Vào thời điểm này, khí hậu biến đổi thất thường dễ khiến bé bị bệnh, vì thế cha mẹ không nên bế bé ra ngoài tắm nắng.
4. Lưu ý tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Ngoài quan tâm đến thời gian nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày, phụ huynh cũng có thể tham khảo một số hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sau đây:
- Em bé sau sinh 1 đến 2 tuần đã có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày.
- Ban đầu chỉ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 phút, sau đó tăng dần lên. Tuy nhiên, cả trẻ sơ sinh lẫn trẻ nhỏ đều không được tắm nắng quá 20 phút một lần.
- Nơi tắm nắng cho trẻ cần yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.
- Hạn chế để ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc đầu của bé vì có nguy cơ ảnh hưởng đến não.
- Tia nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên da của bé thì mới phát huy tác dụng, do đó nên cởi bỏ quần áo cho bé khi tắm và không phơi nắng qua cửa kính.
- Để nắng chiếu lên hai chân, sau đó từ từ cho bé nhận ánh nắng từ phía sau lưng.
- Khi bé bị ốm hoặc khi trời lạnh nên ngừng tắm nắng, nếu vẫn muốn tiếp tục cần phải cho bé mặc kín, chỉ để lộ phần bắp chân, đùi và cánh tay.
- Lau khô mồ hôi và cho bé uống một chút nước bổ sung sau khi tắm nắng.
Tắm nắng mang lại nhiều lợi ích cho em bé sơ sinh, đặc biệt là trong việc phòng tránh bệnh còi xương và biến dạng xương. Quá trình bế bé phơi nắng trông có vẻ đơn giản nhưng để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách đòi hỏi các ông bố bà mẹ phải nắm rõ một vài nguyên tắc tối thiểu. Trong đó, lựa chọn khoảng thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ trong ngày giữ vai trò rất quan trọng nhằm giúp bé tổng hợp tối đa tiền tố vitamin D và tránh được những rủi ro từ các loại tia có hại từ mặt trời.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 1817 lượt xem
Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 2507 lượt xem
Trẻ sinh non chỉ nặng 2,2kg cần uống sữa công thức gì cho mau lớn?
Con em sinh non lúc thai kỳ mới 33 tuần 5 ngày. Hiện tại bé chỉ nặng 2,2kg. Sữa mẹ rất ít nên em muốn bổ sung sữa ngoài cho bé mau lớn. Bác sĩ tư vấn giúp em dòng sữa nào có đủ chất và giúp bé tăng cân không ạ?
- 1 trả lời
- 3126 lượt xem
Trẻ sinh non 36 tuần chỉ nặng 1,7kg, sau 8 tuần nặng 4,3kg và bú ít đi có sao không?
Bé nhà em sinh non khi em mới được 36 tuần. Bé nặng 1,7kg. Sau 8 tuần, bé nặng 4,3kg. Bé nhà em cứ ngậm ti mẹ là ngủ, bú không no nên em cho bé bú bình bằng sữa mẹ vắt ra. Tháng đầu tiên cứ 2 tiếng bé bú một lần, mỗi cữ bú khoảng từ 70-80ml. Nhưng 2 tuần trở lại đây, bé bú ít đi, 3 tiếng mới bú một lần, mỗi cữ chỉ được 40-50ml, cho bú nhiều hơn bé cũng ói ra hết. Bé bú ít và ngủ nhiều hơn. Bé nhà em bú ít đi như thế có sao không ạ? Và cho bé uống sữa trữ tủ lạnh có tốt không ạ?
- 1 trả lời
- 2142 lượt xem
Trẻ sinh đôi 4 tháng tuổi nặng 5,8kg và 6,1kg có bị thiếu cân không?
Em sinh đôi 2 bé lúc 37 tuần rưỡi. Một bé nặng 2,5kg, bé còn lại nặng 2,7kg. Hiện nay 2 bé đã được 4 tháng rưỡi và cân nặng của các bé lần lượt là 5,8kg và 6,1kg. 2 bé có chiều cao khoảng 60cm. Mỗi ngày các bé bú khoảng 700ml sữa ạ. Cho em hỏi các bé như vậy có bị thiếu cân không ạ?
- 1 trả lời
- 988 lượt xem
Xơ nang (Cystic fibrosis - CF) là một bệnh di truyền, có thể đe dọa đến mạng sống của trẻ. Trẻ mắc bệnh xơ nang có một gen bị lỗi, ảnh hưởng đến chuyển động của muối natri clorua ở trong và ngoài một số tế bào nhất định.
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.