Nấm tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Bệnh nấm tai là gì, đối tượng nào dễ bị nấm tai?
Nấm tai là tình trạng nhiễm vi nấm ở vị trí của ống tai ngoài. Đây là một bệnh lý tai mũi họng dễ mắc phải ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam.
Thực tế, điều kiện thời tiết nóng ẩm ở nước ta là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho các loại nấm ký sinh trên cơ thể phát triển mạnh mẽ, trong đó có các loại nấm ký sinh ở tai. Tuy nhiên không phải người Việt Nam nào cũng mắc phải bệnh lý này, một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ nhiễm nấm tai cao hơn cả đó là:
- Những người thường xuyên bơi lội tại các dịch vụ công cộng, sông ngòi, kênh rạch... sẽ có nguy cơ cao nhiễm bệnh nấm tai cao do nước bẩn vào tai nhưng không được làm khô và vệ sinh một cách sạch sẽ, đây là cơ hội rất tốt cho các loại nấm sinh trưởng và phát triển trong tai.
- Người thường xuyên đi lấy ráy tai ở các tiệm cắt tóc, tiệm gội đầu cũng rất dễ mắc bệnh lý này bởi các dụng cụ lấy ráy tai thường không sạch sẽ, làm tăng sự lây lan mầm bệnh từ người bị nấm sang người lành do sử dụng chung dụng cụ lấy ráy tai.
Những phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo không điều trị triệt để cũng có thể mắc thêm bệnh nấm ở tai.
2. Nguyên nhân gây bệnh nấm tai là gì?
Như đã đề cập ở trên, bệnh nấm tai là tình trạng nhiễm trùng gây ra bởi vi nấm. Bệnh thường phát triển mạnh mẽ vào mùa hè do việc vệ sinh tai không sạch sẽ. Tổn thương do vi nấm gây nên tại tai thường khu trú ở vị trí ống tai ngoài hoặc vành tai.
Thực tế có rất nhiều loại nấm khác nhau có thể gây ra nhiễm trùng, nhưng vi nấm chủ yếu nhất gây ra bệnh nấm tai thường là nấm Aspergillus và nấm Candida.
- Nấm do Candida: Quan sát thấy nhiều mảnh vụn màu trắng, thường thấy rõ nhất dưới kính hiển vi.
- Nấm do Aspergillus: Quan sát thấy có nhiều nút ẩm có màu trắng, lấm tấm những hạt màu đen ở trên bề mặt.
Con người thường xuyên tiếp xúc với nấm mỗi ngày trong môi trường xung quanh nhưng chúng thường không gây ra vấn đề gì cho sức khỏe nhờ vào hoạt động của hệ miễn dịch cơ thể. Tuy nhiên đối với những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu (bệnh nhân đái tháo đường, bệnh nhân dùng các thuốc kháng viêm corticoid lâu ngày...) hoặc những người tham gia các môn thể thao dưới nước thường xuyên thì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
3. Triệu chứng của bệnh nấm tai là gì?
Những triệu chứng của bệnh nấm tai thường xảy ra ở một bên tai, nhưng có trường hợp xảy ra 2 tai cùng lúc. Một số triệu chứng cụ thể như sau:
- Ngứa tai là triệu chứng thông dụng nhất của bệnh, ngứa tăng dần khiến người bệnh phải ngoáy tai liên tục.
- Ù tai, nghe như có tiếng gió thổi ù ù trong tai.
- Khả năng nghe kém, đặc biệt cảm thấy rõ khi cả 2 tai đều bị nấm.
- Triệu chứng càng tăng lên sau 1-2 ngày gây đau âm ỉ ở tai, khi nhiễm trùng nặng thì mức độ đau sẽ tăng lên khi nhai hoặc khi ngáp.
- Cảm giác căng đầy, căng tức bên trong tai.
- Đỏ vùng da ống tai ngoài
- Có thể kèm theo hiện tượng chảy dịch tai ra ngoài, dịch có màu trắng, vàng hoặc màu nâu bẩn.
4. Điều trị nấm tai như thế nào?
Vệ sinh tai thật sạch sẽ và sử dụng các loại thuốc kháng sinh chống nấm dạng uống và/hoặc dạng bôi là những phương pháp điều trị nấm tai thường được áp dụng:
- Lấy sạch nấm ở ống tai ngoài sau đó rửa tai với dung dịch cồn boric 3% (chỉ áp dụng trong trường hợp màng nhĩ không bị thủng). Tiếp tục lau tai với cồn boric 3% hoặc sử dụng thuốc nhỏ tai có chứa chất kháng nấm (Clotrimazole...) trong thời gian từ 1 đến 2 tuần vì nấm rất dễ tái phát.
- Một số trường hợp nhiễm nấm tai mức độ nặng hoặc bác sĩ nhận định khó có thể điều trị hiệu quả chỉ với thuốc kháng nấm tại chỗ thì có thể chỉ định dùng thêm thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole).
- Các thuốc giảm đau như: Ibuprofen hay Paracetamol có thể được sử dụng nếu bệnh nhân có đau tai nhiều.
- Chỉ định kem bôi kháng nấm nếu nấm xuất hiện ở tai ngoài.
Người bệnh đang điều trị nấm tai cần giữ cho tai luôn khô ráo, tránh không cho nước lọt vào tai trong giai đoạn này vì độ ẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm sinh sôi trở lại. Người bệnh nên hạn chế bơi lội và không nên tự sử dụng tăm bông để làm sạch tai.
Tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không được thăm khám và điều trị bệnh nấm tai cũng có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài, thủng màng nhĩ. Vì thế khi thấy các dấu hiệu của bệnh thì bạn nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn.
Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.
Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.
Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.
Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.
Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.
Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.
Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh thiếu máu ác tính thường tiến triển chậm. Bệnh này gây ra các triệu chứng tương tự như các hiện tượng mà chúng ta thi thoảng vẫn hay gặp phải nên thường khó phát hiện.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây ngộ độc sắt là do dùng viên uống sắt hoặc vitamin tổng hợp chứa sắt liều quá lớn. Điều này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.