1

Mụn trứng cá và những điều cần biết - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Mụn trứng cá

  • Mụn trứng cá thông thường (mụn sần, mụn mủ, mụn đầu đen, mụn đầu trắng) là 1 trong những bệnh lý về da phổ biến nhất.
  • Bệnh thường gặp ở độ tuổi dậy thì, xuất hiện cùng với sự thay đổi hormon trong cơ thể và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành.
  • Khoảng 80 - 90% thanh niên bị ảnh hưởng bởi mụn trứng cá ở các mức độ khác nhau, và có đến 20 - 30% trong số đó cần được hỗ trợ bởi các liệu pháp y học. Số lượng người trưởng thành bị mụn trứng cá cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ. 
  • Mụn trứng cá thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, bệnh có xu hướng tồn tại dai dẳng, hay tái phát, với biến chứng thường gặp là vết thâm sau mụn, sẹo lõm hoặc sẹo lồi, gây mất thẩm mỹ, làm suy giảm đáng kể đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng

  • Mụn trứng cá thường xuất hiện ở người da nhờn với các comedones (nhân đầu đen hoặc trắng) ở vùng mặt, đôi khi ở cổ, vai, ngực và lưng.
  • Trong các trường hợp bị mụn vừa và nặng, da trở nên ửng đỏ với sự phát triển của các nốt sần gây viêm nhiễm và mụn mủ.
  • Mụn có thể khiến tâm lí căng thẳng, khó chịu kéo dài đồng thời có thể dẫn đến vết thâm hoặc để lại sẹo.

Có 4 yếu tố chính góp phần vào sự hình thành của mụn trứng cá:

01. Sự tăng tiết bã nhờn
 
Hiện tượng này xảy ra khi bã nhờn được sản xuất quá nhiều. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự sản xuất bã nhờn như Hormon, khí hậu, việc dùng thuốc và các yếu tố di truyền. Một số bệnh khác liên quan đến sự xáo trộn quá trình tiết bã nhờn: Viêm da tiết bã, viêm nang lông… 

02. Sự tăng sừng 

Sự tăng sừng là hiện tượng lớp sừng (lớp ngoài cùng của da) dày lên khiến các ống dẫn của tuyến bã nhờn bị bịt kín, làm nhiễu loạn hoặc gián đoạn quá trình tiết bã nhờn.

Việc da sản xuất quá nhiều bã nhờn kết hợp với việc tích tụ các lớp tế bào chết (sự tăng sừng) xảy ra ở nang lông dẫn đến sự bít tắt lỗ chân lông. Hiện tượng này khiến các vách nang phình lên, dẫn đến sự hình thành mụn đầu trắng, hoặc mụn đầu đen nếu phần bít tắt ở gần bề mặt da.

03. Quá trình thâm nhập của vi sinh vật

Một số vi khuẩn sống trên da một cách vô hại (P. Acnes) phát triển mạnh mẽ lên và thâm nhập các nang bị bịt kín, dẫn đến sự hình thành các nốt sần, mụn mủ, mụn bọc hoặc mụn nang. 

04. Sự viêm nhiễm

Hậu quả của những hiện tượng trên khiến da ửng đỏ và viêm nhiễm. Một số trường hợp, các vách nang vỡ ra ở giai đoạn cuối của quá trình viêm nhiễm. Chất béo, tế bào sừng (đã chết), vi khuẩn và các mảnh tế bào được giải phóng, tạo thành các vết viêm nhiễm rộng và sâu ở các mô lân cận.

05. Một số yếu tố khác liên quan đến sự xuất hiện mụn hoặc làm bệnh nặng thêm:

  • Lạm dụng mỹ phẩm và thuốc bôi, đặc biệt các sản phẩm có chứa Corticoid
  • Lạm dụng các thuốc đường dùng toàn thân đặc biệt là Corticoid
  • Ăn uống: chế độ ăn quá nhiều đường, bột (carbon hydrat), sữa bò và các sản phẩm từ sữa, hút thuốc lá…

Điều trị và cách phòng tránh

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân, từng thể bệnh cũng như mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

Chính vì vậy, để có kết quả tốt nhất, bệnh nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám cẩn thận và hướng dẫn phương pháp điều trị cũng như cách chăm sóc da.

1.Cách phòng tránh

  • Tránh dùng thuốc thoa, thuốc uống có chứa Corticoides
  • Rửa mặt, tẩy trang thật sạch sau khi dùng mỹ phẩm hoặc tiếp xúc chất dầu khoáng gây mụn
  • Tránh sờ tay lên mặt và nặn mụn để không bị nhiễm trùng và sẹo sau mụn
  • Tránh các yếu tố khởi động, kích thích làm bệnh nặng lên như Stress, thức khuya, làm việc quá sức, ăn uống quá nhiều tinh bột, đường sữa và chất béo.
  • Điều trị sớm để tránh biến chứng

2. Điều trị

Thuốc điều trị mụn trứng cá được chia ra thành 2 loại:

  • Các thuốc thoa tại chỗ: kháng sinh thoa tại chỗ, các thuốc làm khô nhân mụn, tiêu sừng, giảm vết thâm sau mụn
  • Các thuốc điều trị toàn thân: kháng sinh, vitamin, liệu pháp hormon và thuốc tiêu sừng 

Tùy theo tình trạng từng bệnh nhân và từng thể bệnh để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp. 

Lưu ý:

  • Với các mức độ nặng hơn, việc điều trị có thể kết hợp các thuốc thoa và thuốc uống và các phương pháp khác như ánh sáng trong điều trị mụn. 
  • Không nên tự ý mua thuốc điều trị đặc biệt là kháng sinh vì việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không điều trị đúng bệnh lại tăng nguy cơ đề kháng, trong đó có nhiều loại kháng sinh được giữ gìn để điều trị viêm phổi, nhiễm trùng tiêu hóa…

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 09:23
10 PHÚT HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CÁC BỆNH NGOÀI DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ
Trẻ sơ sinh “đại kỵ” mồ hôi trộm: Hiểu để chăm sóc con hiệu quả!!Với sức đề kháng còn non yếu, làn da sơ sinh mỏng manh dễ bị tác động bởi...
 2 năm trước
 860 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về phương pháp làm sạch da bằng dầu
Những điều cần biết về phương pháp làm sạch da bằng dầu

Nguyên lý của việc dùng dầu để làm sạch da là “dầu hòa tan dầu”. Phương pháp làm sạch da bằng dầu mang lại nhiều lợi ích cho da như loại bỏ dầu thừa, giảm bít tắc lỗ chân lông và làm sạch tế bào da chết.

Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?
Dầu dừa có giúp điều trị bệnh trứng cá đỏ?

Dầu dừa giàu axit lauric – một loại axit béo có thể làm dịu da bị kích ứng. Vì dầu dừa đã được nghiên cứu về công dụng giảm sưng tấy nên có thể loại dầu này cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ trên mũi, má và bên dưới mắt.

Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ
Các biện pháp tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ

Có rất nhiều biện pháp đơn giản và tự nhiên để điều trị bệnh trứng cá đỏ. Một số biện pháp còn sử dụng những nguyên liệu sẵn có trong nhà như dầu dừa, trà xanh, nghệ và mật ong. Nếu tình trạng bệnh không nghiêm trọng thì có thể chỉ cần những biện pháp này là đủ để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh bùng phát mà không cần phải dùng thuốc.

Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Bệnh viêm da dị ứng: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng da bị phát ban ngứa khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây ra phản ứng dị ứng.

Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà
Các cách điều trị bệnh hắc lào đơn giản tại nhà

Hắc lào hay nấm da là một bệnh về da do một nhóm nấm ăn keratin có tên là dermatophyte gây ra. Các loại nấm này phát triển trên da, tóc và móng vì đó là những khu vực có nhiều keratin của cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây