1

Một số thông tin cần biết về Polyp đại tràng- Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

I. Ý nghĩa của polyp đai tràng

Vài dạng polyp như polyp tuyến ống, có tiềm năng trở thành ung thư trong khi các dạng khác – polyp tăng sản hoặc polyp viêm (giả polyp) hầu như không bao giờ hóa ác tính. Khi bàn về polyp đại tràng ta thường lưu ý những điểm sau đây:

  • Polyps rất thường gặp (30 đến 50% ở người lớn)
  • Không phải tất cả các polyp đều hóa ác tính
  • Phải cần nhiều năm để một polyp trở thành ung thư
  • Có thể cắt bỏ trọn polyps một cách an toàn
  • Xử lý một polyp tùy thuộc vào số lượng, loại polyp, kích thước, và vị trí của nó. Đa số bệnh nhân sau khi cắt polyp tuyến cần phải được theo dõi lâu dài về sau; các polyp mới có thể xuất hiện sau này và cần phải được cắt bỏ tiếp.

II. Nguyên nhân

Thứ nhất: Lối sống

  • Mặc dầu nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, có thể kể đến các yếu tố nguy cơ như sau:
  • Chế độ ăn nhiều chất béo;  Ăn nhiều thịt đỏ;  Ăn ít chất xơ; Hút thuốc lá; Béo phì; Mặt khác dùng aspirin, các loại NSAIDs và chế độ ăn giàu calci  có thể làm giảm bớt nguy cơ ung thư đại tràng.

Thứ hai: Tuổi tác

  • Ung thư đại trực tràng hiếm gặp trước tuổi 40.
  • Có đến 90% các trường hợp xảy ra sau tuổi 50, tỉ lệ nam nữ bằng nhau, do đó nên khám tầm soát ung thư đại tràng khi đến tuổi 50 và thường thì phải mất khoảng 10 năm để một polyp nhỏ phát triển thành ung thư.

Thứ ba: Yếu tố gia đình và di truyền

  • Polyps và ung thư đại tràng thường xảy ra trong cùng một gia đình, điều này cho thấy nhân tố gia đình cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng.
  • Tất cả các trường hợp polyp và ung thư đại trực tràng xảy ra trong gia đình cần phải thảo luận với thầy thuốc, nhất là khi ung thư xảy ra ở người trẻ, liên hệ huyết thống gần hoặc xảy ra ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.
  • Theo một quy tắc chung, nên tầm soát ung thư đại tràng sớm hơn nếu có tiền sử polyp hoặc ung thư đại tràng trong gia đình.
  • Một số bệnh di truyền hiếm gặp có thể gây ung thư đại trực tràng sớm với tần suất cao. Một trong những bệnh này là đa polyp tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis - FAP) với rất nhiều polyps trong đại tràng.
  • Một bệnh khác là Ung thư đại tràng di truyền không do polyp (Hereditary Non - Polyposis Colon Cancer - HNPCC) có gia tăng nguy cơ ung thư đại tràng, thường khởi phát ở tuổi 20 - 30 nhưng lại không thấy có nhiều polyp.
  • Các xét nghiệm về  genes chỉ cần làm ở các gia đình có tần suất cao về ung thư đại trực tràng mà thôi

III. Các dạng polyps

1. Polyps tăng sản

  • Polyps tăng sản thường có kích thước nhỏ, hay gặp ở đoạn cuối đại tràng (trực tràng và đại tràng sigmoid) rất ít khi trở thành ác tính.
  • Rất khó phân biệt  polyp tăng sản với polyp tuyến nếu chỉ dựa trên hình ảnh thấy được qua nội soi, điều nay có nghĩa là các polyps tăng sản cũng thường được cắt bỏ và gửi đi làm tế bào học như các polyps tuyến.

2. Polyps tuyến (Adenomatous polyps)

  • 2/3 polyps đại tràng là polyps tuyến. Đa số không phát triển thành ung thư mặc dầu chúng rất có tiềm năng. Polyps tuyến thường được phân loại theo kich thước, hình dáng bên ngoài và đặc điểm mô học của chúng qua sinh thiết.
  • Theo một định luật chung, polyps tuyến càng lớn thì khả năng ung thư hóa càng cao. Do đó các polyps lớn cần phải được sinh thiết hoặc cắt bỏ hoàn toàn và gửi đi làm giải phẫu bệnh học. 

IV. Chẩn đoán

  • Polyps thường không gây triệu chứng gì đặc biệt, chúng thường được phát hiện khi kiểm tra nội soi đại tràng để tầm soát ung thư, hoặc sau khi xét nghiệm phân thấy có máu ẩn. Polyps đại tràng cũng có thể được phát hiện bằng phương pháp chụp đại tràng cản quang dù độ chuẩn xác không cao lắm.
  • Nội soi là phương pháp tốt nhất để kiểm tra đại tràng vì nó giúp thầy thuốc quan sát được toàn bộ lớp niêm mạc của đại tràng và cắt polyps nếu phát hiện ra chúng. Trên nội soi, polyps có hình dạng một u nhỏ nhô vào lòng đại tràng.
  • Bề mặt polyp có thể tương tự niêm mạc đại tràng bình thường hoặc có thể thay đổi về màu sắc, loét hoặc chảy máu. Polyps có thể xẹp không cuống (sessile polyps) hoặc có cuống (pedunculated polyps).
  • Nội soi đại tràng còn là phương pháp tốt nhất để theo dõi sư phát triển của các polyps. Một số kỹ thuật  mới nhiều triển vọng để tầm soát và phát hiện polyps bao gồm: xét nghiệm phân tử gen ( molecular genetic tests), nội soi đại tràng ảo (virtual colonoscopy) sử dụng công nghệ MSCT  hoặc MRI . 

V. Cắt polyps

  • Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân gây tử vong nhiều thứ 2, chiếm 14% các trường hợp tử vong do ung thư. Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa được nếu phát hiện sớm các polyps tuyến tiền ung thư và cắt bỏ  trước khi chúng trở thành ác tính.
  • Với thời gian, các polyps nhỏ có thể thay đổi cấu trúc và biến thành ác tính, do đó nếu phát hiện polyps qua nội soi đại tràng thì nên cắt bỏ ngay.

VI. Đề phòng

1. Theo dõi

Bệnh nhân đã bị polyp tuyến thường có nguy cơ tái phát cao. Sau 3 năm kể từ ngày cắt polyp đại tràng lần đầu, khả năng tái phát polyp là  25 đến 30%. Một số polyp có thể đã hiện diện trong lần nội soi trước nhưng bị bỏ sót vì quá nhỏ. Tuy nhiên khoảng cách giữa 2 lần nội soi còn tùy thuộc nhiều yếu tố như :

  • Đặc điểm giải phẫu bệnh của polyp.
  • Số lượng polyps và kích thước polyp
  • Trong khi soi đại tràng, nếu thấy còn nhiều phần khó quan sát và nhận diện được các polyp nhỏ thì lần soi kiểm tra kế tiếp nên được thực hiện sớm hơn thời gian qui định (3 - 5 năm).
  • Tầm soát ung thư đại tràng cần được thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Điều này giúp giảm rất nhiều số bịnh nhân tử vong vì căn bịnh này.

2. Đề phòng ung thư đại tràng

Các nhà khoa học hiện đang khẩn trương nghiên cứu về cách đề phòng ung thư đại tràng bằng chế độ dinh dưỡng hoặc thuốc.

Một số thực phẩm và thuốc đã được xác định có thể giúp giảm nguy cơ ung thư đại tràng. ACG ( American College of Gastroenterology= Trường Chuyên Khoa về Tiêu Hóa Hoa Kỳ) gợi ý như sau để phòng chống polyp tái phát:

  • Chế độ ăn ít chất béo, nhiều hoa quả, rau và chất xơ
  • Tránh thừa cân
  • Tránh thuốc lá, bia rượu

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Phân biệt viêm họng thông thường và viêm họng do liên cầu khuẩn

Họng của con tôi bị sưng, đỏ. Bác sĩ cho tôi hỏi, cháu bị viêm họng thông thường hay bị viêm họng do strep (liên cầu khuẩn) gây nên ạ? Và những dấu hiệu nào thực sự là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn trep? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  718 lượt xem

Cây thông noel trang trí trong nhà có gây dị ứng không?

Bác sĩ ơi, có phải cây thông noel trang trí trong nhà có thể gây dị ứng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  543 lượt xem

Không biết làm cách nào để khắc phục tình trạng trẻ 4 tháng 11 ngày biếng bú, nhẹ cân

Em rất hay bị tình trạng tắc tia sữa, mà sữa cũng rất ít. Bé trai nhà em bú trực tiếp nhưng mỗi lần bé chỉ ti chưa đầy 10 phút cả 2 bên. Bé hiện nay được 4 tháng 11 ngày nhưng chỉ nặng 5,8kg thì có bị suy dinh dưỡng không ạ? Em có cho bé uống thêm sữa ngoài nhưng bé không chịu bú bình, mà đút muỗng thì mỗi lần chỉ được 20-30ml. Bé bú trực tiếp mẹ nên em cũng không biết mỗi lần bé ti được bao nhiêu. Tháng gần đây bé tăng cân ít, chỉ 400g. Ngày bé đi tiểu hơn 7 lần, đêm ngủ không sâu giấc, dậy mấy lần. Em không biết mình phải làm gì để khắc phục tình trạng này đây ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  626 lượt xem

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  894 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1115 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 2 năm trước
 12123 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 3 năm trước
 634 Lượt xem
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương 14:55
Phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em - Bv Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 654 Lượt xem
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương 09:24
Điều trị bệnh ung thư trẻ em tại BV Nhi Trung ương
Nguồn: Bệnh viện nhi Trung Ương
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh
Bệnh vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh

Vảy phấn trắng ở trẻ sơ sinh là bệnh gì? Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh này là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng
Song sinh đa chủng tộc, một da đen, một da trắng

Mặc dù từ “cặp song sinh” gợi lên vẻ bề ngoài hoàn toàn giống nhau nhưng sự thật là cặp song sinh không cùng trứng và không giống nhau thường phổ biến hơn các cặp song sinh cùng trứng.

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây