1

Một số phương pháp điều trị bệnh lý tuyến vú - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1. Đặc điểm bệnh lý tuyến vú

Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bệnh sinh nên các bệnh lý tuyến vú cũng rất đa dạng, phong phú. Có thể chia ra.

  •  Các dị tật bẩm sinh của tuyến vú: Hay gặp là các tật nhiều núm vú (Polythelia), hay nhiều tuyến vú ( Polymastia) tật thiếu vú ( aplasia) hoặc thiếu núm vú ( atelia)
  •  Các bệnh vú lành tính: Gồm các bệnh vú do rối loạn thần kinh nội tiết, các bệnh viêm vú và các u, nang vú lành tính.
  •  Ung thư vú: Là bệnh hay gặp nhất ở phụ nữ, chiếm khoảng 9,4 tổng số các loại ung thư , đứng hàng thứ 3 ở các nước phát triển và hàng thứ 5 ở các nước đang phát triển trong số 16 bệnh ung thư hay gặp  nhất.

2. Các bệnh vú lành tính

2.1. Bệnh vú giả khối u:

  •  Bệnh có liên quan đến những rối loạn nội tiết.
  •  Sờ thấy u vú, thường ở 1/4 trên ngoài tuyến vú. U thường to ra trước kỳ kinh. Khi có u bệnh nhân thường thấy đau ở vú.
  •  U lúc sờ thấy, lúc lại biến mất .

2.2. Các u lành tính tuyến vú:

  • U vú có thể phát triển từ tổ chức liên kết, tổ chức biểu mô  hoặc kết hợp tổ chức liên kết và biểu mô của tuyến vú.
  • Các u lành tính hay gặp là: U xơ tuyến ( Fibooadenoma); U tuyến (Adenoma); U xơ ( Fibroma); U mạch ( angioma); U mỡ ( Lipoma) và U cơ ( Myoma).

2.2.1. U xơ tuyến ( Fibro – adenoma)

  •  Chiếm khoảng 15% các u tuyến vú.
  • Thường hay gặp ở các phụ nữ chưa chồng, đẻ ít hay không đẻ, ở thời kỳ tiết hooc môn sinh dục cao nhất ( từ 20 – 35 tuổi).
  • Thực chất u xơ của tổ chức biểu mô tuyến vú. Tuỳ theo sự phát triển của tổ chức nào chiếm ưu thế mà có thể có tên gọi khác nhau: U xơ tuyến ( Fibro – adenoma). Khi tổ chức tuyến phát triển mạnh hơn.
  • U thường có hình tròn, kích thước không lớn, bề mặt nhẵn ( đôi khi gồ ghề), không đau và không khi nào dính ra, ranh giới rõ, di dodọng dễ dàng. Thường chỉ có 1 u đơn độc nhưng cũng có nhiều u ở 1 hoặc 2 vú. U phát triển rất chậm.

2.2.2. U tuyến ( Adenoma)

  • U tuyến đơn thuần rất ít gặp, thường gặp ở người trẻ, phát triển chậm, thay đổi kích thước theo chu kỳ kinh nguyệt.
  • U thường tròn, kích thước không lớn, giới hạn rõ.

2.2.3. U xơ : ( Fibroma)

Rất ít gặp u xơ đơn thuần, thường kết hợp dướ dạng u xơ tuyến hoaqực u tuyến xơ.

2.2.4. U mỡ ( Lipoma)

  •  Hay gặp: Có thể phát triển từ phía trước, trong hoặc sau tổ chức tuyến vú hoặc ở hõm nách. Có thể có một hoặc nhiều u.
  •  Thường gặp ở người cao tuổi, mật độ mềm, có thể phân biệt rõ các tiểu thuỳ của khối u. U thường làm thay đổi hình dạng của vú.
  •  U không đau, không liên quan đến kinh nguyệt.

2.2.5. U cơ (Myoma)

  • Có thể phát triển từ các bó cơ trơn của núm vú hoặc các ống tuyến lớn.
  • Có thể gặp các u cơ vân phát triển từ các bó cơ ngực lớn và ăn sâu vào trong tuyến vú.
  • Thường đau ít, phát triển chậm, di động dễ dàng. Đôi khi có kích thước lớn.

2.2.6. U mạch ( Angiome)

  •  ít  gặp, thường gặp ở trẻ em và phụ nữ trẻ
  •  U mạch thường xuất phát từ tổ chức dưới da rồi mới phát triển vào trong tuyến vú.
  •  Khi U nămg ngay dưới da thì có mầu tím sẫm
  •  Khi u nằm sâu: Có mật độ mềm, ranh giới không rõ ràng.
  • Tiên lượng là điều trị u lành tính tuyến vú:

2.3. Tiên lượng

  • Nhìn chung tiên lượng tốt. Tuy vậy có tỷ lệ nhất định bị ác tính hoá (3- 5%) . Loại u nang đơn độc và u xơ, có 22% chuyển thành u ác tính ( thường là ung thư thể nhú).
  • Tỷ lệ ác tính hoá ở người ³40 tuổi cao gấp 3 lần người < 40 tuổi

2.4. Điều trị:

2.4.1. Điều trị nội khoa.

Chỉ định:

  • Các u nang có liên quan tới kinh nguyệt, tuổi < 30t.
  • Chọc hút tế bào xác định là u lành tính.

Điều trị thử bằng Progestorel 10 – 15mg/2- 3 tháng. Nếu không đỡ thì có chỉ định điều trị ngoại khoa.

2.4.2. Điều trị ngoại khoa:

Chỉ định:

  • Các u vú nếu không có điều kiện điều trị nội khoa và theo dõi đều có chỉ định phẫu thuật vì đây là nhóm có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp 3 lần người bình thường.
  • Điều trị ngoại khoa vừa nhằm điều trị khỏi bệnh, vừa có tác dụng ngăn ngừa không cho chuyển thành ác tính.

Phương pháp phẫu thuật:

  • Có thể cắt bỏ u đơn thuần.
  • Có thể cắt bỏ u kết hợp với một phần tổ chức tuyến lành ( cắt vú hình…..

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?
Dầu hoa anh thảo có tác dụng trị bệnh chàm (eczema) không?

Hoa anh thảo (evening primrose) là một loài cây có nguồn gốc từ Bắc Mỹ và còn được tìm thấy ở một số khu vực thuộc châu Âu. Loài cây này nở hoa vào buổi tối. Dầu hoa anh thảo được chiết xuất từ hạt của cây. Dầu hoa anh thảo chứa axit béo omega-3 và axit gamma-linolenic (GLA) – một loại axit béo omega-6. Dầu hoa anh thảo được sản xuất ở dạng viên nang để dùng qua đường uống. Loại dầu này còn là thành phần trong một số sản phẩm chăm sóc da.

Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất
Vai trò của pH âm đạo trong chẩn đoán và điều trị viêm âm đạo - theo các nghiên cứu mới nhất

Chăm sóc vùng kín là điều vô cùng quan trọng đối với phụ nữ. Các vấn đề xảy ra với âm đạo có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và độ pH âm đạo là yếu tố rất quan trọng. Đo độ pH có thể giúp chẩn đoán, theo dõi và điều trị viêm âm đạo

Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương
Điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương

Có nhiều cách kiểm soát chứng đau nửa đầu, từ dùng thuốc cho đến các biện pháp điều trị tự nhiên. Nghiên cứu gần đây cho thấy hoa oải hương có thể làm giảm chứng đau nửa đầu. Hoa oải hương có thể được sử dụng theo nhiều cách khác nhau để trị đau nửa đầu. Một trong số đó là sử dụng tinh dầu oải hương. Cùng tìm hiểu xem liệu điều trị đau nửa đầu bằng tinh dầu oải hương có hiệu quả hay không và cách sử dụng ra sao.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây