1

Một số bài tập dành cho bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng - Bệnh viện 108

Thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.
  • Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống kết hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
  • Điều trị thoái hóa cột sống là phối hợp các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc.
  • Trong đó các bài tập luyện đúng phương pháp vừa là một biện pháp điều trị vừa là biện pháp dự phòng thoái  hóa cột sống.

Kéo giãn cơ lưng bên chân co

  • Nằm ngửa trên giường (hoặc sàn), một chân duỗi thẳng, ngóc bàn chân lên và ấn gan chân xuống mặt giường. 
  • Chân còn lại co gối, đan hai tay kéo sát gối về hướng ngực, đồng thời hít vào.
  • Sau đó duỗi thẳng chân trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện thêm một lần như trên.

Kéo giãn cơ lưng 2 bên

  • Co hai chân, đan hai tay kéo sát hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào.
  • Duỗi thẳng hai chân về vị trí ban đầu, đồng thời thở ra.

Nghiêng xương chậu ra sau

  • Co hai gối, đặt hai bàn chân trên mặt giường.
  • Bài tập nhẹ: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, đồng thời hít vào, sau đó thư giãn cơ bụng, đồng thời thở ra.
  • Bài tập tăng tiến: Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát mặt giường, nhấc mông lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào, từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát mặt giường và thở ra.

Di động cột sống

  • Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. 
  • Ấn lưng sát mặt giường, nhấc mông lên khỏi mặt giường, đồng thời thở ra.
  • Sau đó ưỡn lưng lên khỏi mặt giường và ấn mông sát mặt giường, đồng thời hít vào. 
  • Động tác này thực hiện luân phiên, không giữ lại.

Kéo giãn cơ bên thân mình

  • Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. 
  • Nghiêng hai chân sang cùng mộtbên, càng gần mặt giường càng tốt đồng thời hít vào.
  • Sau đó trở về vị thế ban đầu, đồng thời thở ra. 
  • Đổi bên và thực hiện như trên.

Kéo giãn nhóm cơ dạng (mặt ngoài đùi)

  • Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. 
  • Một chân duỗi thẳng và được nâng đỡ trên giường. 
  • Chân còn lại giơ cao 45 độ, khép, hơi xoay về phía đối diện, duỗi bàn chân xuống, đồng thời hít vào. 
  • Giữ mông bên chân giơ cao sát mặt giường. 
  • Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra.
  • Đổi chân và thực hiện như trên.

Kéo giãn cơ tam đầu đùi (mặt sau đùi)

  • Một chân duỗi thẳng, được nâng đỡ trên giường. 
  • Chân còn lại nâng lên cao vuông góc mặt sàn, hai tay ôm lấy mặt sau đùi, đồng thời hít vào.
  • Giữ thẳng đầu gối rồi từ từ hạ chân xuống, đồng thời thở ra. Đổi chân và thực hiện như trên.

Tập mạnh cơ bụng

  • Hai tay đan sau gáy hoặc đặt dọc theo thân mình. Lưng giữ sát mặt giường.
  • Bài tập nhẹ: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, co và duỗi chân như động tác đạp xe, luân phiên hai chân, hít vào thở ra đều đặn.
  • Bài tập vừa: Co hai chân, bàn chân nhấc lên khỏi mặt giường, đưa hai gối về hướng ngực, đồng thời hít vào, duỗi thẳng hai gối về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
  • Bài tập mạnh: Giơ cao hai chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà, đồng thời hít vào, hạ hai chân về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.

Tập mạnh cơ lưng

  • Bài tập vừa: Đặt hai tay dọc theo thân mình hay đan sau gáy, nâng đầu và ngực lên khỏi mặt gường, đồng thời hít vào, hạ người xuống trở về tư thế ban đầu đồng thời thở ra.
  • Bài tập mạnh: Thẳng hai tay về phía trước hay đan sau gáy, nâng đầu và ngực lên khỏi mặt giường, đồng thời hít vào, hạ người xuống trở về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.

Di động cột sống

  • Hóp bụng lại, đồng thời hít vào. 
  • Uốn cong lưng lên phía trên và cúi đầu xuống. 
  • Ngẩng đầu lên và hạ lưng xuống, đồng thời thở ra.
  • Lưu ý: Không di chuyển tay và chân khi thực hiện bài tập. 
  • Động tác này làm luân phiên, liên tục

Giữ thăng bằng và tập mạnh

  • Tay phải đưa thẳng về phía trước và hướng lên trần nhà.
  • Chân trái duỗi thẳng ra sau và hướng lên trần, mắt nhìn theo tay, đồng thời hít vào. 
  • Hạ tay và chân xuống về tư thế ban đầu, đồng thời thở ra.
  • Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.

Kéo giãn nhóm cơ lưng

  • Ngồi trên hai gót.
  • Mông giữ trên gót. 
  • Cúi đầu sát mặt giường, cúi người về phía trước. 
  • Hai tay trượt trên mặt giường hướng tới phía trước. Hít vào thở ra đều đặn.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG 02:17
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM, THOÁI HÓA CỘT SỐNG CỔ & CÁC BỆNH LÝ CỘT SỐNG
"Thoát vị đĩa đệm”, “Thoái hoá đốt sống cổ”, “Thoái hoá đốt sống thắt lưng”, "Gai cột sống", "Vẹo cột sống"… những bệnh lý cơ xương khớp và bệnh lý...
 3 năm trước
 824 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 693 Lượt xem
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1138 Lượt xem
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế 02:22
Bệnh cơ xương khớp Nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế
-Thập niên 2010-2020 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lựa chọn là “Thập niên xương và khớp”-
 3 năm trước
 709 Lượt xem
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA 00:07
BỆNH CỘT SỐNG TRONG CON MẮT CHUYÊN GIA
Dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn "già hóa" từ năm 2011. Hiện nay, số người trên 65 tuổi là 7,4 triệu người, chiếm 7,7%. Tuổi thọ con...
 3 năm trước
 595 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 3 năm trước
 731 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?
Bệnh loãng xương ảnh hưởng đến cột sống như thế nào?

Các vấn đề về cột sống là một trong những biến chứng của bệnh loãng xương, gồm có gãy xương sống và hẹp đốt sống. Sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và tập thể dục có thể giúp kiểm soát bệnh loãng xương và phòng ngừa các vấn đề về cột sống.

Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa
Bệnh loãng xương: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa

Mặc dù không có cách chữa trị khỏi bệnh loãng xương nhưng các phương pháp điều trị có thể giúp củng cố xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Bệnh loãng xương có di truyền không?
Bệnh loãng xương có di truyền không?

Loãng xương là một bệnh lý mạn tính phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe xương. Loãng xương là khi khối lượng và mật độ xương giảm, điều này khiến xương trở nên suy yếu và dễ gãy. Bất cứ ai cũng có thể bị loãng xương nhưng có những yếu tố làm tăng nguy cơ, gồm có tuổi tác, giới tính và di truyền. Chế độ ăn uống và lối sống cũng có thể góp phần làm cho xương kém chắc khỏe và có nguy cơ loãng xương cao. Bài viết dưới đây sẽ giải thích ảnh hưởng của gen di truyền đến nguy cơ mắc bệnh loãng xương, tầm quan trọng của việc sàng lọc và các biện pháp phòng ngừa loãng xương.

Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp
Mối liên hệ giữa bệnh loãng xương và tuyến cận giáp

Tuyến cận giáp hoạt động quá mức có thể làm giảm lượng canxi trong xương, làm tăng nguy cơ loãng xương và các vấn đề sức khỏe liên quan.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây