1

Một kỹ thuật mới làm tăng khả năng có thai - Hỗ trợ phôi thoát màng bằng Laser - Bệnh viện Từ Dũ

Hơn 10 năm sau khi 3 em bé đầu tiên ra đời từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Việt Nam, nhiều phương pháp mới trong điều trị vô sinh đã được ứng dụng tại bệnh viện Từ Dũ.

Với mục đích nâng cao tỉ lệ thành công trong điều trị, khoa Hiếm muộn - bệnh viện Từ Dũ không ngừng đẩy mạnh công tác đào tạo và triển khai các kỹ thuật mới. Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser đang được triển khai tại đơn vị chúng tôi.

Trong một chu kỳ điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, bệnh nhân thường trải qua các bước: kích thích buồng trứng, chọc hút trứng, nuôi cấy phôi, chuyển phôi, làm xét nghiệm thử thai, và theo dõi thai cho đến ngày sinh.

Có thể nói sự thành công của một chu kỳ điều trị là một chuỗi liên kết chặt chẽ sự hoàn tất của các khâu trên. Do đó, sau khi phôi được chuyển vào buồng tử cung, để gọi là thành công thì phôi phải làm tổ được trong buồng tử cung và phát triển thành thai cho đến ngày sinh. Có ba giả thuyết giải thích vì sao phôi không làm tổ được.

Đầu tiên là nguyên nhân liên quan đến yếu tố nội tại của phôi, nghĩa là chính bản thân phôi không có khả năng làm tổ. Nguyên nhân thứ hai có thể do thiếu các thành phần gắn kết với phôi tại nội mạc tử cung (bình thường phôi phải gắn với các phân tử tại nội mạc tử cung này thì mới có thể làm tổ được). Cuối cùng là phôi không thể thoát khỏi sự bao bọc của màng zona (màng bao bọc quanh phôi) Nguyên nhân sau cùng này chính nó mang lại sự phát triển các kỹ thuật vi thao tác nhằm hỗ trợ phôi nuôi cấy trong môi trường ống nghiệm(Cohen và cs , 1990 ).

Sự di chuyển và làm tổ của phôi.

Sự thụ tinh ở người xảy ra ở đoạn eo bóng của vòi trứng. Sau đó trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào buồng tử cung.

Trong ống nghiệm, sự xuất hiện 2 tiền nhân trong thụ tinh bình thường xuất hiện khoảng 18-19 giờ sau cấy tinh trùng.

Đến ngày 2-3, phôi phát triển đến giai đoạn 2-4 và 8 tế bào. Hiện tượng nén tế bào có thể xảy ra ở giai đoạn 8 tế bào khoảng ngày 3.

Biểu hiện bằng sự tăng tiếp xúc bằng cách hình thành các cầu nối giữa các phôi bào kế cận, giảm các khoảng gian bào và đường viền mờ đi. Ngày thứ 4 sau khi thụ tinh, có sự hình thành khoang phôi nang ở giữa. Ngay thời điểm bắt đầu quan sát thấy khoang này là bắt đầu giai đoạn phôi nang.

Hiện tượng thoát màng thường xảy ra vào ngày thứ 5 hay 6, lúc này phôi đã ở tại buồng tử cung. Ở người, hiện tượng này xảy ra tại một vùng trên bề mặt của phôi nang. Phôi dần dần thoát ra khỏi màng trong suốt bằng cách lồi qua một lỗ nhỏ. Hiện tượng thoát màng hoàn toàn là lúc phôi chui ra khỏi màng trong suốt, thường xảy ra vào ngày thứ 6 hay 7.

Phôi thoát màng

Mặc dù phôi nang người dễ nở rộng trong ống nghiệm, khoảng 20% những phôi nang này gặp trở ngại trong vấn đề giãn nở hay chỉ dãn rộng ở một vài chỗ hoặc không thể dãn nở hoàn toàn để thoát khỏi màng zona, cuối cùng nang xẹp xuống và thoái hóa.

Hỗ trợ phôi thoát màng

Hỗ trợ phôi thoát màng đã được thực hiện từ những năm đầu của thập niên 90. Đây là kỹ thuật làm mỏng hoặc tạo một lỗ thoát trên màng của phôi nhằm cải thiện tỉ lệ có thai và tỉ lệ làm tổ của phôi.

Theo Ủy ban Thực hành của Hiệp hội các Kỹ thuật Hỗ trợ sinh sản và Hội Y học Sinh sản của Hoa Kỳ (2005), hỗ trợ phôi thoát màng có thể mang lại lợi ích lâm sàng đối với những người có tiên lượng kém: thực hiện IVF thất bại 2 lần, chất lượng phôi kém, lớn tuổi.

Ngoài ra nhiều nghiên cứu đã cho thấy lợi ích làm tăng tỉ lệ làm tổ cũng như tỉ lệ thai lâm sàng ở các đối tượng: chuyển phôi trữ, màng zona dày, FSH cơ bản cao. Cho nên hỗ trợ phôi thoát màng thường được các trung tâm hỗ trợ sinh sản trên thế giới chỉ định trong các trường hợp sau: lớn tuổi, màng zona(màng phôi) dày, chuyển phôi trữ, không có thai sau 3 lần chuyển phôi, FSH cơ bản cao.

Về phương pháp thực hiện, trước đây một kỹ thuật được thực hiện phổ biến để hỗ trợ phôi thoát màng đó là làm thủng màng zona bằng dung dịch acid Tyrod. Dù kỹ thuật này đã được báo cáo là có hiệu quả to lớn đối với tỷ lệ thai, nhưng nó có nhiều điều không thuận tiện, bao gồm nguy cơ tổn thương tế bào bên dưới màng zona, thoát màng sớm, và đòi hỏi thời gian thực hiện nghiêm ngặt và tay nghề của người thực hiện.

Kỹ thuật mới nhất và đang được ứng dụng nhiều nơi trên thế giới đó là Hệ thống quang học laser hồng ngoại, hiện tại cung cấp một kỹ thuật thay thế mà nó có thể khắc phục được những cản trở của các kỹ thuật trước

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt không?

- Bác sĩ ơi, tôi nghe nói mang thai có thể chữa được bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề về kinh nguyệt. Điều đó có đúng không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1094 lượt xem

Mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính không?

- Bác sĩ ơi, nhiều người nói mang thai có thể cải thiện các bệnh mạn tính. Điều này có đúng không, thưa bác sĩ?

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  685 lượt xem

Điều trị bệnh rơ lưỡi khi mang thai

Em bị nhiễm nấm Candida ở lưỡi nên thường hay phải sử dụng bột rơ lưỡi có chứa Nystatin. Nhưng trong thời gian em đang mang thai, liệu điều đó có làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi không?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  1841 lượt xem

Bị đa nang buồng trứng, cần làm gì trước khi mang thai?

Cách đây khoảng 4 năm, em có khám phụ khoa tại một Trung tâm Y tế huyện. Bác sỹ kết luận em bị đa nang buồng trứng, nhưng do cơ địa tự nhiên, không hề mắc bệnh gì. Giờ, em mong muốn có em bé thì trước khi mang thai cần làm gì và có nên uống thuốc gì không ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  534 lượt xem

Bị phổi có nước khi mang thai

Chị em đang mang thai tháng thứ 4. Có bị cảm và ho. Khi đi khám thai thì bị chuẩn đoán là phổi có nước. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp này chị em có vào BV Từ Dũ xin nhập viện điều trị được k hay phải đi đúng chuyên khoa ạ?

  •  3 năm trước
  •  1 trả lời
  •  456 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 02:40
Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
 ??̂? ??̂ ????̀? ??̀?? ??̛́?? - ???̉? đ?? ??? ??̂̉ ???̛̣? ???̣̂? ???̛ ???̂́ ??̀??
 3 năm trước
 781 Lượt xem
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 956 Lượt xem
Tăng cân hợp lý khi mang thai? Tăng cân hợp lý khi mang thai? 07:53
Tăng cân hợp lý khi mang thai?
 Có phải con càng to thì càng tốt?
 3 năm trước
 417 Lượt xem
Mang thai đôi tăng cân bao nhiêu là hợp lý? Mang thai đôi tăng cân bao nhiêu là hợp lý? 15:02
Mang thai đôi tăng cân bao nhiêu là hợp lý?
 Với cặp song sinh, bà bầu cần tăng cân nhiều bởi vì họ có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn.
 3 năm trước
 611 Lượt xem
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:31
Khoảnh khắc chào đời của thiên thần nhỏ mang 2 dòng máu tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Và cùng theo dõi ca sinh mổ của mẹ bầu Đỗ Thị Hà
 3 năm trước
 562 Lượt xem
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc 08:49
Theo Dõi Hành Trình Vượt Cạn Của Hiện Tượng Mạng Chippy Pola Và Gặp Gỡ Diễn Viên Ngô Thủy Tiên (Liễu Của Về Nhà Đi Con) Tại Bệnh Viện Đkqt Thu Cúc
 Do bận công tác tại nước ngoài nên đồng hành trong ngày vượt cạn của chị Nguyễn Thanh Loan (Hiện tượng mạng Chippy Pola) là cô bạn thân...
 3 năm trước
 730 Lượt xem
Tin liên quan
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?
Có nên dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng khi mang thai?

Câu hỏi: - Bác sĩ ơi, việc dùng kem nhuộm da hoặc giường phơi nắng trong thai kỳ có an toàn cho em bé của tôi không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai
Nhiễm bệnh Herpes trong thời kỳ mang thai

Hầu hết những người bị herpes sinh dục hoặc không có triệu chứng hoặc chỉ có các triệu chứng rất nhẹ mà thường không được chú ý. Theo CDC, gần 90% những người bị chứng mụn rộp không nhận ra.

Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai
Mắc bệnh Chlamydia trong khi mang thai

Phụ nữ mắc bệnh Chlamydia trong thời kỳ mang bầu có tỷ lệ nhiễm trùng túi ối cao hơn, sinh non hoặc vỡ ối sớm.

Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai
Mắc bệnh thủy đậu trong khi mang thai

Hội chứng thủy đậu bẩm sinh được đặc trưng bởi khuyết tật bẩm sinh, hầu hết là da sẹo, chân tay bị dị dạng, đầu nhỏ bất thường, các vấn đề thần kinh (như khuyết tật về trí tuệ) và các vấn đề về thị giác

Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai
Bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá trình mang thai

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục STIs có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ cho bà bầu và thai nhi.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây