1

Mổ cắt lọc theo quan điểm mới trong điều trị loét chân do tiểu đường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Ca bệnh 

Một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã 10 năm nay, hàng ngày vẫn sử dụng thuốc đều đặn. Hơn một tháng trước trong một lần vấp ngã, bàn chân trái của ông đã bị trầy, nhiễm trùng ngay sau đó và những tháng ngày dài trong các bệnh viện lại diễn ra. Mọi cố gắng của các thầy thuốc cũng chỉ ngăn chặn không cho quá trình hoại tử lan rộng lên phía trên cẳng chân. Kháng sinh cũng rất mạnh, những loại thuốc đắt tiền như Fortum cũng đã được sử dụng như một loại vũ khí cuối cùng không cho quá trình nhiễm trùng lan rộng.

Người nhà và các bác sĩ cũng đã tính đến khả năng phải cắt cụt chân để cứu sống bệnh nhân và lần này ngoại khoa đã vào cuộc, với kỹ thuật cắt lọc và điều trị mới, cùng các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, hiện tượng nhiễm trùng đã bị đẩy lui và như một phép mầu nhiệm nào đó, vết thương đã lành.

Mổ cắt lọc - phương pháp điều trị loét bàn chân do tiểu đường

  • Tại Việt Nam, trước đây trong điều trị ngoại khoa bàn chân tiểu đường, người ta sẽ cắt lọc, ngâm chân với thuốc sát trùng, sử dụng kháng sinh mạnh... Nhiều bệnh nhân được ngâm chân đến 3 - 4 lần trong ngày.
  • Việc cắt lọc cũng có nhiều điều chưa phù hợp, mô xương viêm không được đánh giá đúng và lấy ra hết, vết thương thường để hở làm cho thời gian lành vết thương kéo dài. Ngoài ra bệnh nhân không được kê chân cao, đi lại thoải mái làm cho bàn chân bị phù nề, việc dẫn lưu không tốt và mạch máu tới nuôi kém nên tỷ lệ phải cắt cụt chân khá cao. Thậm chí nó còn là nỗi ám ảnh khôn nguôi của nhiều bệnh nhân.
  • Hiện nay để đánh giá tình trạng chung, tất cả các bệnh nhân đều được tiến hành làm các xét nghiệm về đường huyết lúc đói 4 giờ sáng và 8 giờ tối, đường niệu, chức năng gan, chức năng thận.
  • Ngoài X quang bàn chân để xác định tổn thương xương nếu có, người ta còn kết hợp với siêu âm Doppler mạch máu. Qua đó xác định tổn thương của các mạch máu lớn như động mạch chủ bụng, động mạch chậu, đùi, khoeo, chày trước và chày sau. Mục tiêu của siêu âm Doppler là xác định tổn thương về hình thái học của động mạch, tìm ra những đoạn động mạch bị tắc nghẽn, bản chất của tắc nghẽn và huyết động học của chi có tổn thương.
  • Người phẫu thuật viên cần phải đánh giá kỹ tổn thương bằng cách sử dụng que thăm dò và kéo để chắc chắn rằng không có vùng mủ nào bị che giấu. Nếu qua cây thăm dò đã đụng đến xương thì đã có đủ bằng chứng cho thấy xương đó đã bị tổn thương và cần phải loại bỏ khi cắt lọc.
  • Khi cắt lọc sạch, vết thương sẽ được may lại một lớp bằng chỉ nylon. Phẫu thuật cắt bỏ phần xương bị nhiễm kết hợp với điều trị kháng sinh được coi như là biện pháp điều trị viêm tủy xương có hiệu quả nhất. Có khi phải cắt lọc nhiều lần cho đến khi xuất hiện mô hạt.
  • Trong thời gian hậu phẫu, bệnh nhân tiếp tục được điều chỉnh đường huyết bằng Insulin với sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Bệnh nhân còn được kê chân cao, thay băng mỗi ngày, không ngâm nước, đi lại không chống chân đau và cắt chỉ sau 21 ngày. 

Phòng ngừa loét: Không cấm mang giày

  • Giáo dục cho bệnh nhân nhận thức được vấn đề chăm sóc bàn chân rất quan trọng trong việc đề phòng loét và cắt cụt chi.
  • Đặc biệt đàn ông dễ bị loét chân hơn phụ nữ có lẽ do phụ nữ thường chú ý săn sóc cơ thể hơn.
  • Các chuyên gia không cấm mang giày, nhưng phải cẩn thận nếu việc mang giày gây ra những cục chai, phồng giộp.
  • Giày không được chật quá hoặc rộng quá. Dân gian có câu: giày thừa, dép thiếu có lẽ rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường. Những người có các cục chai hoặc biến dạng bàn chân phải dùng các loại giày được đóng riêng tuy hình thù có thể không được đẹp lắm.
  • Việc chọn giày cũng phải căn cứ theo khí hậu và lối sống, ví dụ không nên đi giày cao su vào mùa nóng...
  • Trước khi mang giày nên kiểm tra xem có vật lạ bên trong hay không.
  • Giày phải thoải mái và phù hợp với nghề nghiệp, chỉ nên mang giày trong một thời gian ngắn 2-3 giờ.
  • Phân bố sức nặng phải đồng đều khi mang giày, việc này khó thực hiện với một vài loại giày như giày cao gót.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 727 Lượt xem
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG?? 04:25
MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI CÓ SAO KHÔNG??
Đái tháo đường trong thai kỳ gây biến chứng nguy hiểm, chính vì vậy mẹ bầu cần lưu tâm chú ý đến sức khỏe và theo dõi trong suốt quá trình mang...
 3 năm trước
 631 Lượt xem
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT 04:40
BÀN CHÂN NGƯỜI MẮC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÌ ĐẶC BIỆT
Đối với những người bị đái tháo đường, bàn chân cần phải chăm sóc kỹ hơn bởi những biến chứng nguy hiểm nhưng rất dễ nhầm lẫn với vết loét thông...
 3 năm trước
 528 Lượt xem
CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ 04:04
CÁCH THEO DÕI VÀ KIỂM TRA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI NHÀ
Bạn đã biết cách theo dõi đái tháo đường tại nhà đúng cách chưa? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu để theo dõi và kiểm tra đái tháo đường đúng cách qua...
 3 năm trước
 779 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG 05:33
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG HIỂU SAO CHO ĐÚNG
Đái tháo đường (tiểu đường) là bệnh lý nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn còn chủ quan....
 3 năm trước
 630 Lượt xem
Tin liên quan
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường ngay từ sớm sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng dễ dàng hơn, ngăn ngừa các biến chứng về lâu dài và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị
Loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường: Nguyên nhân và điều trị

Loét bàn chân là một biến chứng phổ biến của bệnh đái tháo đường khi không được kiểm soát tốt bằng các phương pháp như điều chỉnh chế độ ăn, tập thể dục, thuốc đường uống và liệu pháp insulin. Các vết loét hình thành do mô da bị phân hủy và để lộ các lớp mô bên dưới.

Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?
Tác dụng của thuốc ức chế SGLT2 trong điều trị bệnh tiểu đường?

Thuốc ức chế SGLT2 giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngoài làm giảm lượng đường trong máu, nhóm thuốc này còn được chứng minh là có lợi cho bệnh suy tim, các bệnh tim mạch khác và bệnh thận.

Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1
Liệu pháp gen - hy vọng mới trong điều trị bệnh tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn xảy ra do tuyến tụy bị chính hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và không có khả năng sản xuất insulin – loại hormone giúp điều hòa lượng đường trong máu. Đây là một căn bệnh mãn tính hiện vẫn chưa có cách nào chữa khỏi. Những người mắc bệnh lý này phải sử dụng liệu pháp insulin suốt đời để kiểm soát đường huyết.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây