1

Mẹ có máu Rhesus âm, ảnh hưởng thai như thế nào ? - Bệnh viện Từ Dũ

Khám thai lần đầu tiên cần xét nghiệm máu thường qui cho thai phụ. Trong đó, có cả nhóm máu và yếu tố Rhesus. Nhóm máu A, B, AB hoặc O. Yếu tố Rhesus âm hoặc dương. 

Người có yếu tố Rhesus (+) có 1 protein được biết như antigen D nằm trên bề mặt hồng cầu, là RhD (+).  

Người không có antigen D là RhD (-). 

Phần lớn dân số là Rh (+) nhưng thay đổi theo chủng tộc, 85% là người Caucasians, 94% là người Africans và khoảng 99% dân Châu Á là Rh (+).

Vấn đề đáng ghi nhận khi một người mẹ Rh (-), mang thai Rh (-) (di truyền từ bố). Nếu máu thai nhi lưu hành trong máu mẹ, hệ miễn dịch của mẹ tạo ra kháng thể chống lại Antigen D của máu thai.

Thai kỳ lần đầu tiên không bị nguy hiểm, nhưng với thai kỳ sau nếu thai nhi Rh (+), kháng thể máu mẹ qua nhau và tấn công hồng cầu thai nhi gây thiếu máu tán huyết, vàng da, nặng có thể gây suy tim, suy gan. Tình trạng này gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh (haemolytic disease of the newborn (HDN)).

Nếu cả bố và mẹ mang Rh (-) thì con sẽ mang Rh (-) và không nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu mẹ mang Rh (+) thì sẽ không tạo kháng thể và cũng không ảnh hưởng trên thai.

Máu thai nhi vào tuần hoàn mẹ như thế nào?

Máu thai nhi có thể vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp như:

  • Chấm dứt thai kỳ: phá thai nội khoa hay ngoại khoa.
  • Thai ngoài tử cung.
  • Dọa sẩy thai.
  • Xuất huyết âm đạo hoặc sẩy thai sau 12 tuần.
  • Thực hiện những thủ thuật xâm lấn như sinh thiết gai nhau, chọc ối, chọc máu cuống rốn.
  • Ngoại xoay thai.

Máu thai nhi chắc chắn vào tuần hoàn mẹ trong những trường hợp

Lúc sinh, đặc biệt sau sanh giúp, sau mổ lấy thai hoặc bóc nhau bằng tay.

Có thể dự phòng kháng thể Rhesus?

  • Một khi đã sản xuất kháng thể, kháng thể sẽ tồn tại trong máu mẹ vĩnh viễn.
  • Vì vậy điều quan trọng là dự phòng trong lần mang thai đầu tiên.
  • Anti-D – immunoglobulin là chất giúp mẹ dự phòng tạo kháng thể Rh. 
  • Tiêm vào cơ vùng đùi. Anti-D hoạt động bằng cách phá hủy nhanh chóng tế bào hồng cầu thai nhi trong tuần hoàn mẹ trước thời gian mẹ tạo kháng thể. Như vậy mẹ sẽ không tạo kháng thể chống lại hồng cầu thai nhi trong thai kỳ kế tiếp.
  • Anti-D đã được dùng từ 1969 và dùng sau khi bất cứ nguy cơ khi nào máu thai vào tuần hoàn mẹ. Nhờ vậy ngày nay tỉ lệ tán huyết thai nhi do bất tương hợp yếu tố Rh hiếm gặp.
  • Nếu trong cơ thể người mẹ đã tạo kháng thể Rhesus thì việc cho anti-D không còn giúp ích nữa. Vì AntiD không loại bỏ được kháng thể đã có.

ANTI-D được sản xuất như thế nào và có nguy hiểm cho mẹ và thai ?

  • Anti-D được lấy từ huyết tương người cho. 
  • Qui trình lấy huyết tương: qua 2 lần phỏng vấn về cách sống và tiền sử bệnh.
  • Người cho được sàng lọc về HIV, VGSV B, VGSV C
  • Việc sản xuất Anti-D tại Anh được kiểm soát chặt chẽ và chắc chắn rằng khả năng lây nhiễm virus từ người cho qua người nhận rất thấp: khoảng 1/10.000 tỉ liều.
  • Đôi khi Anti-D gây ra phản ứng dị ứng cho mẹ nhưng hiếm gặp. Sau tiêm thai phụ cần lưu lại BV trong 20 phút, nếu có phản ứng khó chịu nào phải báo ngay cho nhân viên y tế.
  • Anti-D không ảnh hưởng trên thai. Mẹ tiêm Anti-D vẫn cho bé bú được bình thường

Làm gì đối với những thai phụ đã có kháng thể Rh?  

Thai phụ sẽ được xét nghiệm tìm kháng thể lần đầu tiên khám thai và làm lại lúc thai 28 tuần. Nếu kháng thể có trong máu thai phụ, khi đó thai phụ cần được theo dõi sát để tìm những dấu hiệu thiếu máu thai nhi. Có thể truyền máu cho bé trước sinh, kết quả thường là tốt.

Tại sao tiêm ngừa Anti-D khi thai phụ chưa xuất huyết trong thai kỳ?

Khoảng 1 – 1.5% thai phụ có Rh (-) sản xuất anti-D do có hiện tượng chảy máu tiềm ẩn trong nhau. Điều này thường xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ. Vì chảy máu tiềm ẩn nên không nhìn thấy được bằng mắt thường.

The National Institute for Clinical Excellence (NICE) khuyến cáo tiêm ngừa Anti-D ngay khi thai phụ chưa có dấu hiệu xuất huyết.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

  • Uống ngày 1 viên acid folic 5mg từ khi thai 2 tháng có ảnh hưởng gì không?

Trước lúc mang thai 2 tháng em có uống viên này. Mỗi ngày 1 viên. Không biết có ảnh hưởng tới thai không hả bác sĩ? Em cảm ơn

  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  1310 lượt xem

Toa thuốc trị viên xoang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mang thai bé thứ 2 được 14 tuần, em bị viêm xoang, đi khám nội soi tai mũi họng, bs cho thuốc sau: Amoxicillin and Clavulanate Potassium Tablets USP Indclav 625, Cadifast fexofenadine HCI 60mg, Solipred 20mg prednisolone comprime orodispersible. Vậy, toa thuốc trên có ảnh hưởng gì đến thai nhi không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  577 lượt xem

Khi nào nên đi Bệnh viện khám thai lần đầu?

Ngày đầu của kỳ kinh cuối của em là 15/4. Chu kỳ kinh 30 ngày. Ngày 17/5, em thử que thấy lên 2 vạch. Vậy, khi nào thì em nên đi khám thai ở Bệnh viện ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  518 lượt xem

Viên tránh thai kết hợp có ảnh hưởng đến sinh sản?

Vợ chồng em đã có một bé trai 5 tuổi. Em đang sử dụng thuốc viên tránh thai phối hợp. Nhưng từ khi uống thuốc thì lượng kinh hàng tháng của em ít hẳn và chỉ 2 ngày là hết. Liệu thuốc này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của em sau này không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  388 lượt xem

Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?

- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  747 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 11:46
Cận cảnh chào đón cặp song thai tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
 Click ngay để mục sở thị hành trình vượt cạn đặc biệt này của mẹ Bùi Thị Dựng các bạn nhé!Với Thu Cúc - Sinh đôi là chuyện nhỏ xem...
 3 năm trước
 960 Lượt xem
Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng thế nào tới thai nhi? Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng thế nào tới thai nhi? 07:27
Mẹ bầu mắc bệnh tan máu bẩm sinh ảnh hưởng thế nào tới thai nhi?
Thalassemia (hay tan máu bẩm sinh) là một nhóm các bệnh di truyền làm giảm lượng hemoglobin bình thường trong hồng cầu xem thêm
 3 năm trước
 425 Lượt xem
Bệnh cường giáp ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? Bệnh cường giáp ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? 08:31
Bệnh cường giáp ảnh hưởng thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Bệnh cường giáp hay còn có tên gọi khác là basedow chiếm khoảng 0.1 – 0.4% ở phụ nữ đang mang...
 3 năm trước
 419 Lượt xem
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc 08:38
Khám phá quá trình khám thai 28 tuần cùng mẹ bầu Nguyễn Thị Nhung tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Mang thai tuần thứ 28 và quyết định "chốt" Thu Cúc là nơi đón con yêu chào đời
 3 năm trước
 791 Lượt xem
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc. 01:50
Sau thời gian dài trông ngóng, ngày 07/01/2021 Hà Phương (Cent) - Mẹ bỉm sữa đa tài thời đại 4.0 đã đón bé thứ 2 an toàn, khỏe mạnh tại Khoa Sản Bệnh viện Hồng Ngọc.
 Cuộc vượt cạn thuận lợi, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ y bác sĩ, chỉ trong 13 phút em bé Bee đã chào đời khỏe mạnh.
 3 năm trước
 708 Lượt xem
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 01:59
Chọc ối không đau tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bên cạnh những phương pháp sàng lọc trước sinh như Double Test, Triple Test, NIPT, chọc ối cũng là một phương pháp hiệu quả giúp chẩn đoán bệnh lý...
 3 năm trước
 1935 Lượt xem
Tin liên quan
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ
Các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến thai kỳ

May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.

Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi như nào?
Bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi như nào?

Mẹ bị lupus thì con cũng sẽ bị bệnh này phải không? Em bé sẽ gặp phải những vấn đề gì nếu mẹ bị Lupus? Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề bệnh lupus ban đỏ ảnh hưởng đến thai nhi trong bài viết sau đây!

Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
Bà bầu bị bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị hồng cầu hình liềm, liệu em bé có mắc bệnh này không? Làm sao biết được em bé có mắc bệnh hồng cầu hình liềm không? Có biến chứng nào từ bệnh hồng cầu hình liềm ảnh hưởng đến thai nhi không? Cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?
Tâm sự bà bầu: Bệnh suy thận ảnh hưởng thế nào đến mang thai và sinh con?

Cho dù bạn đã điều trị bệnh suy thận trong một thời gian hoặc mới được chẩn đoán gần đây thì việc mang thai có thể là một thời điểm căng thẳng khi bạn gặp phải một tình trạng có nguy cơ cao.

Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ
Vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ

Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây