1

Lồng ruột - bệnh viện 103

1. Đại cương

– Lồng ruột là một cấp cứu bụng ngoại khoa thường gặp, do một đoạn ruột lộn lại và chui vào lòng của đoạn ruột kế cận, là nguyên nhân của tắc ruột cơ học mà cơ chế vừa do bít vừa do thắt.

– Lồng ruột có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, nh­ưng thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (chiếm tới 80% các trường hợp lồng ruột), trong đó gặp nhiều nhất là ở lứa tuổi 4 – 9 tháng.

– Lồng ruột gặp ở bé trai nhiều hơn bé gái từ 2 – 4 lần. Bệnh ít gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, đa số gặp ở trẻ béo tốt, bụ bẫm.

– Bệnh gặp quanh năm, như­ng nhiều nhất là mùa đông xuân (mùa có tỷ lệ nhiễm khuẩn đường hô hấp cao).

– Tỷ lệ tái phát sau tháo lồng không phẫu thuật là 8 – 12%. Sau phẫu thuật tháo lồng tỷ lệ tái phát là 0 – 3%.

– Tử vong sau phẫu thuật tháo lồng giảm đáng kể cùng với thời gian, nguyên nhân tử vong sau phẫu thuật chủ yếu là viêm phổi và sốt cao co giật.

– Về lâm sàng, bệnh diễn biến rất khác nhau ở hai lứa tuổi:

  • Trẻ dưới 24 tháng tuổi: bệnh biểu hiện cấp tính, diễn biến nhanh, tiên lượng nặng theo từng giờ.
  • Trẻ lớn: biểu hiện bán cấp hoặc mãn tính, đôi khi cấp tính, nh­ng diễn biến không nhanh và nặng nh­ ở trẻ còn bú.

2. Lồng ruột ở trẻ còn bú mẹ

2.1. Nguyên nhân, bệnh sinh:

Nguyên nhân lồng ruột cấp tính ở trẻ em vẫn ch­a rõ, có một số cách giải thích về bệnh sinh:

– Do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng và manh tràng: trẻ em 4 tháng tuổi kích thước hồi tràng và manh tràng gần bằng nhau, từ 4 – 12 tháng tuổi manh tràng phát triển to nhanh hơn.

– Manh tràng và đại tràng lên di động không dính hoặc dính lỏng lẻo vào thành bụng sau. Một số trường hợp lồng ruột cấp tính có khởi điểm là túi thừa Meckel, polyp, u ruột non, búi giun…

– Viêm hạch của mạc treo: ở trẻ còn bú van Bauhin nhô vào trong lòng đại tràng, các nang bạch huyết phong phú, khi viêm s­ưng to sẽ cản trở nhu động của ruột non đang tăng.

– Viêm hạch bạch huyết mạc treo có liên quan tới nhiễm virus. Mùa hay gặp lồng ruột trùng với thời gian có bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cao, nhất là nhiễm Adenovirus, Enterovirus …

– Vùng hồi – manh tràng là nơi giao tiếp của hai luồng sóng nhu động ngược chiều nhau, nhu động xuôi chiều của hồi tràng và nhu động ngược chiều của đại tràng về phía manh tràng.

2.2. Giải phẫu bệnh lý

2.2.1. Đại thể

– Khi cắt ngang khối lồng, chúng ta thấy có ba ống:

  • Ống ngoài: là đoạn ruột “tiếp nhận”.
  • Ống giữa: là đoạn ruột “lồng”.
  • Ống trong: là đoạn ruột “bị lồng”.

– Đầu khối lồng: điểm xuống thấp nhất của đoạn ruột bị lồng, đầu khối lồng có thể đi xuống đại tràng, đại tràng xuống hoặc đại tràng sigma (thậm chí sa ra ngoài hậu môn).

– Cổ khối lồng: nơi khởi điểm của lồng ruột.

2.2.2. Tiến triển

Tiến triển của khối lồng: đoạn ruột “tiếp nhận” chèn ép lên thành của đoạn ruột “bị lồng”, mạc treo cùng với các mạch máu bị cuốn vào trong lòng đoạn ruột dưới, bị thắt nghẹt lại ở cổ khối lồng dẫn đến tắc ruột cơ học. Do thắt nghẹt mạch máu, đoạn ruột lồng nhanh chóng bị tổn thương dẫn đến hoại tử.

2.2.3. Các hình thái lồng ruột

Các hình thái lồng ruột được xác định bởi điểm khởi đầu của lồng ruột và vị trí ruột bị lồng.

– Lồng ruột hồi – đại tràng (chiếm 75% các trường hợp): điểm khởi đầu là đoạn cuối của hồi tràng, sau đó hồi tràng chui vào đại tràng, hướng về phía hậu môn. Van Bauhin ở nguyên tại chỗ (lồng ruột xuyên van), hoặc tạo nên đầu của khối lồng (lồng ruột hồi – manh – đại tràng).

– Lồng ruột hồi – hồi tràng đơn thuần: ít gặp (15%).

– Lồng ruột đại – đại tràng: rất ít gặp (< 10%).

– Lồng ruột thừa vào manh tràng: rất hiếm gặp.

– Lồng ruột phức tạp: là sự kết hợp của các thể đã nêu trên.

2.4. Triệu chứng

2.4.1. Cơ năng

– Đau bụng cơn (gặp 75% các trường hợp): biểu hiện bằng khóc thét từng cơn, là triệu chứng sớm và nổi bật nhất. Cơn đau bụng đột ngột, dữ dội, trẻ ­ưỡn người, xoắn vặn, hai chân đạp lung tung, ban đêm làm trẻ thức giấc, ban ngày làm trẻ phải ngừng mọi hoạt động, bỏ chơi, bỏ bú. Cơn đau xuất hiện và mất đi đột ngột, mỗi cơn đau kéo dài 5 – 15 phút. Các triệu chứng có thể tái diễn ngay sau đó, trẻ yếu dần, mệt lả, khoảng cách giữa các cơn đau ngày càng ngắn.

– Nôn (gặp 65% các trường hợp): xuất hiện ngay từ cơn đau đầu tiên, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn ra dịch xanh hoặc vàng.

– Đại tiện ra nhầy máu (gặp 95% các trường hợp): đây là dấu hiệu xuất hiện muộn, có thể ngay từ cơn đau đầu tiên khi lồng chặt khít, khó tháo hoặc xuất hiện muộn sau 24 giờ. Đa số các trường hợp máu lẫn nhầy, màu đỏ hoặc nâu, đôi khi có vài giọt máu tươi chảy ra hậu môn, dây ra tã; có trường hợp chỉ phát hiện được khi thăm trực tràng thấy nhầy máu theo găng.

– Bí trung – đại tiện nếu khối lồng gây tắc hoàn toàn, nh­ng nếu ruột không tắc hoàn toàn bệnh nhân vẫn đại tiện được. Đây là tình huống dễ làm cho chẩn đoán nhầm, nhất là có một số bệnh nhân ỉa chảy sau khi xuất hiện lồng ruột.

2.4.2. Thực thể

– Sờ thấy khối lồng (85 – 95% các trường hợp): thường ở hạ sườn phải, trên rốn, khối lồng nằm ngang. Lúc bệnh nhân dịu cơn đau, bụng thường mềm, sờ thấy khối lồng là một khối dài, di động, chắc, mặt nhẵn, đau khi ấn, nằm dọc theo vị trí của khung đại tràng. Có thể không sờ thấy khối lồng do nằm sâu dưới bờ sườn phải, lồng tới góc gan hoặc khi bụng căng trướng do tắc ruột đến muộn.

– Hố chậu phải rỗng (dấu hiệu Dance) do manh tràng di chuyển lên trên.

– Thăm trực tràng thấy nhầy máu theo găng biểu hiện của xuất huyết ruột  (Mondor: “nếu là lồng ruột, cố tìm sẽ thấy máu ở phân”). Có trường hợp khi thăm trực tràng, có thể sờ thấy đầu khối lồng nếu lồng ruột xuống thấp, tới tận bóng trực tràng.

– Sau 48 giờ: có các triệu chứng của tắc ruột cơ học.

2.4.3. Toàn thân

  • Giai đoạn sớm: ít thay đổi.
  • Giai đoạn muộn: thường mệt lả, ít hoạt động, có biểu hiện mất nước và điện giải, nhiễm khuẩn – nhiễm độc, nhiệt độ tăng cao.

2.4.4. X quang

– Chụp bụng không chuẩn bị: ít có giá trị trong chẩn đoán, có thể thấy một số dấu hiệu gợi ý:

  • Một đám mờ dưới gan hoặc vùng thượng vị, tương ứng với vị trí khối lồng.
  • Không có hơi ở hố chậu phải, do manh tràng đã di chuyển lên cao hơn.
  • Các biểu hiện của tắc ruột: mức nước, mức hơi điển hình khi bệnh nhân đến muộn.
  • Liềm hơi do ruột hoại tử bị thủng.

– Chụp bụng có thụt baryte vào đại tràng: bao giờ cũng có các hình ảnh đặc hiệu của lồng ruột: hình đáy chén, hình càng cua, hình móc câu, hình huy hiệu hoặc hình âm thoa.

Chống chỉ định: tắc ruột đến muộn ≥ 48 giờ, viêm phúc mạc, thủng ruột.

– Chụp bụng có bơm khí vào đại tràng: các hình ảnh của lồng ruột cũng điển hình như­ bơm baryte, đây là thủ thuật an toàn, dễ áp dụng.

2.4.5. Siêu âm

Siêu âm là phương pháp tin cậy và chính xác để chẩn đoán lồng ruột.

– Hình ảnh khối lồng:

  • Mặt cắt ngang: khối lồng là hình tròn hoặc bầu dục có đường kính trên 3 cm, với vùng trung tâm tăng âm và vùng ngoại vi giảm âm.
  • Mặt cắt dọc: khối lồng có hình ảnh của một bánh Sandwich gồm 3 lớp (ở giữa là một lớp tăng âm và hai lớp giảm âm hai bên).

– Vị trí khối lồng: ở khung đại tràng hoặc nằm ngoài.

– Siêu âm Doppler màu: là phương pháp để tiên lượng và chỉ định phẫu thuật hay tháo lồng, căn cứ vào dòng chảy của máu trong đoạn ruột lồng, nếu không có dòng chảy của mạch máu mạc treo bị chèn ép trong đoạn ruột lồng (có dấu hiệu thiếu máu ruột) thì phẫu thuật.

2.4.6. Chụp cắt lớp vi tính

Hình ảnh tắc ruột non: quai ruột trên chỗ lồng dãn, dưới xẹp. Ít được áp dụng ở trẻ em

2.5. Chẩn đoán

2.5.1. Chẩn đoán xác định

– Trường hợp đến sớm: dựa vào phương trình Fevre để chẩn đoán.

  • Đau bụng dữ dội từng cơn + khối lồng = Lồng ruột.
  • Đau bụng dữ dội từng cơn + nôn + thăm trực tràng có máu = Lồng ruột.
  • Đau bụng dữ dội từng cơn + hình ảnh X quang (hoặc siêu âm) đặc hiệu = Lồng ruột.

– Trường hợp đến muộn: dựa vào phương trình Ombredan để chẩn đoán.

Triệu chứng tắc ruột hoặc viêm phúc mạc + ra máu nhầy hậu môn = Lồng ruột.

2.5.2. Chẩn đoán phân biệt

– Một số trường hợp có ỉa máu: bệnh ­ưa chảy máu, lỵ, polyp đại – trực tràng và ruột non, trĩ, sa trực tràng, viêm đại – trực tràng xuất huyết, viêm ruột hoại tử.

– Một số trường hợp có nôn: viêm màng não, viêm họng, viêm phế quản…

– Trường hợp có khối: tắc ruột do búi giun.

– Viêm ruột thừa cấp, viêm dạ dày cấp, viêm túi thừa Meckel.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM 02:26
CẤP CỨU KỊP THỜI CA THỦNG TẠNG RỖNG KÈM BỆNH LÝ HẸP VAN 2 LÁ NGUY HIỂM
 Ngay sau khi nhận tin báo, tổ cấp cứu BV Hồng Ngọc đã lập tức có mặt tại Vĩnh Phúc, đưa sư cô Thích Hương Giới (53 tuổi) lên Hà Nội, tiến...
 3 năm trước
 622 Lượt xem
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG? 05:37
RỐI LOẠN TIÊU HÓA VỚI HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH GIỐNG NHAU KHÔNG? GÂY ẢNH HƯỞNG GÌ ĐẾN CUỘC SỐNG?
 Rối loạn tiêu hóa gây ra nhiều vấn đề về cuộc sống sinh hoạt, tuy nhiên nhiều người lại chưa hiểu rõ về rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt, còn có...
 3 năm trước
 632 Lượt xem
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN 07:16
NỘI SOI PHÁT HIỆN POLYP CHIẾM NỬA CHU VI LÒNG ĐẠI TRÀNG, CÓ DẤU HIỆU LOẠN SẢN
Nhờ nội soi đại tràng NBI bệnh nhân được phát hiện có polyp kích thước lớn khoảng 3cm, chiếm nửa chu vi lòng đại tràng. Kết quả sinh thiết cho thấy...
 3 năm trước
 907 Lượt xem
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi 04:02
Xử lý ca thoát vị thành bụng khó cho bệnh nhân 50 tuổi
Sau khi kết thúc ca mổ trĩ vừa xong, Tiến sĩ, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Lê Minh Sơn lại tiếp tục bước vào xử lý một ca thoát vị thành bụng được đánh...
 3 năm trước
 700 Lượt xem
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG 02:38
ĐẾN THU CÚC NỘI SOI DẠ DÀY ĐẠI TRÀNG - NƠI BỆNH NHÂN MỌI TỈNH THÀNH CHỌN MẶT GỬI VÀNG
 Dịch vụ nội soi tiêu hóa của Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc không chỉ được người dân thủ đô lựa chọn mà còn nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh...
 3 năm trước
 739 Lượt xem
Tin liên quan

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây