1

Lo âu, căng thẳng và mệt mỏi kéo dài - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu của RLLATT thay đổi về mức độ. Các triệu chứng RLLATT bao gồm:

  • Đứng ngồi không yên;
  • Cảm giác kích động căng thẳng;
  • Cảm giác có cục, hòn vướng ở cổ
  • Khó tập trung; Mệt mỏi; Dễ kích thích; Mất kiên nhẫn
  • Hay đãng trí;
  • Căng cơ
  • Rối loạn giấc ngủ ( khó dỗ giấc ngủ và giấc ngủ chập chờn)
  • Đổ mồ hôi nhiều;
  • Cảm giác ngộp thở
  • Đau vùng dạ dày;
  • Tiêu chảy;
  • Nhức đầu v.v.

Nguyên nhân

  • Tương tự các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của RLLATT chưa được biết rõ.
  • Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể liên quan đến các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine.
  • Nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, của môi trường chung quanh và  những tình huống trong cuộc sống.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố tăng nguy cơ hình thành RLLATT là:

  • Tuổi thơ bất hạnh. Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh, chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ RLLATT cao hơn.
  • Bệnh Tật. Mắc phải bệnh nặng, như ung thư chẳng hạn, có thể làm bạn lo âu. Lo âu về tương lai, về cách điều trị, về chi phí có thể vượt quá khả năng chịu đựng của mình.
  • Stress. Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi phát sự lo âu quá mức. Ví dụ bệnh tật đi kèm với stress bị mất việc và mất thu nhập là khởi đầu cho RLLATT.
  • Nhân cách. Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu.  Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ, có thể cảm thấy kém an toàn và có nguy cơ cao RLLATT. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, như rối loạn nhân cách giáp ranh (borderline personality disorder), cũng đi kèm RLLATT.
  • Di truyền. Một số chứng cứ cho thấy RLLATT có yếu tố di truyền khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây