1

Lạm dụng tiêm khớp, nguy cơ khó lường - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tiêm ổ khớp hiện là cách chữa bệnh khớp khá phổ biến, nhất là ở các phòng mạch tư. Nếu không cẩn thận, nó có thể gây nhiễm trùng khớp, tàn phế suốt đời.

Theo giáo sư Trần Ngọc Ân, Chủ tịch Hội Thấp khớp Việt Nam, tiêm vào ổ khớp là phương pháp điều trị có hiệu quả đối với các bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp… nhưng bắt buộc phải có chỉ định và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp.

Cụt chi, teo cơ vì tiêm

Anh Hoàng Bá S. bị tiêu chỏm xương đùi, đau khớp đã hai năm. Gần đây, uống thuốc không còn tác dụng, anh được một bác sĩ ở xã tiêm trực tiếp vào khớp nên thấy đỡ nhiều. Nhưng tiêm đến lấn thứ ba, khớp bắt đầu sưng to, nóng, đỏ, đau, sốt… khiến anh không đi lại được nên phải vào bệnh viện cấp cứu. Thạc sĩ Nguyễn Hữu Tuyên, Phó khoa Ngoại - Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E, cho biết bệnh nhân S. đã được dẫn lưu mủ, mổ nạo vét hoại tử do nhiễm trùng khớp, nhưng vẫn chưa hoàn toàn cải thiện được bệnh, có thể bị cứng khớp vĩnh viễn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Lực, Giám đốc Trung tâm Xương khớp Bệnh viện E, cho biết cơ sở này từng phẫu thuật cắt bỏ chi cho bệnh nhân bị hoại tử nặng do tiêm vào ổ khớp gối. Theo bác sĩ Lực, tiêm vào ổ khớp là biện pháp điều trị hiệu quả cao và kinh tế nhưng phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa cơ - xương - khớp có kiến thức giải phẫu và được tiến hành ở phòng thủ thuật đủ điều kiện vô khuẩn, khử khuẩn. Đặc biệt, phải nắm chắc được liều lượng thuốc tiêm vào ổ khớp, lộ trình cũng như tai biến xảy ra. Nếu bác sĩ chưa đủ trình độ, tiêm chệch vào cơ và mạch máu, người bệnh sẽ bị teo cơ, ảnh hưởng chức năng vận động. Nếu tiêm quá nông sẽ khiến bề mặt da vùng đó mất sắc tố, teo da tại chỗ...

Tránh lạm dụng corticoid

Giáo sư Trần Ngọc Ân cho biết, tình trạng cứ thấy bệnh nhân đau xương khớp là tiêm vào ổ khớp hiện khá phổ biến, đặc biệt ở các phòng mạch tư. Điều đặc biệt nguy hiểm là hầu hết thuốc tiêm là corticoid, loại thuốc có rất nhiều tác dụng phụ, khi sử dụng phải theo kê đơn chặt chẽ. Việc lạm dụng corticoid kể cả đường uống hay đường tiêm và nhất là tiêm ổ khớp nếu kéo dài dẫn đến phụ thuộc corticoid, bệnh nhân có thể sẽ bị biến dạng cơ thể (hội chứng giả Cushing), teo cơ, yếu các chi, dính khớp, loãng xương, thậm chí liệt toàn thân...

Bác sĩ Lực cảnh báo, cần thận trọng khi chỉ định tiêm khớp trong các trường hợp tiểu đường, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp. Những bệnh nhân này cần được điều trị, kiểm soát tốt bệnh chính. Khi tiêm, nếu bệnh nhân thấy sưng đau, phải báo ngay cho bác sĩ. Nếu sau ba ngày thấy sốt, sưng, nóng, đỏ, đau thì phải tới ngay chuyên khoa để kịp thời xử lý.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI. 01:53
PHẪU THUẬT THAY ĐỒNG THỜI 8 KHỚP NGÓN TAY CHO BỆNH NHÂN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP, BIẾN CHỨNG NGÓN TAY CO QUẮP, CONG VẸO KHÔNG DUỖI ĐƯỢC SUỐT 20 NĂM, NGUY CƠ TÀN PHẾ KHI MỚI 33 TUỔI.
Lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Trung tâm Phẫu thuật khớp - Y học thể thao BVĐK Tâm Anh đã thực hiện thành công ca mổ thay cùng lúc 8...
 3 năm trước
 1112 Lượt xem
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40 02:56
Cứu bệnh nhân xương khớp khỏi nguy cơ bại liệt ở tuổi U40
"Xương khớp mà chữa lòng vòngNhầm thầy sai thuốc đi tong cả đời"Câu nói dân gian ví von về nỗi khổ của người bệnh cơ xương khớp quả...
 2 năm trước
 707 Lượt xem
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp 02:14
Đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam: Ứng dụng công nghệ 3D trong chẩn đoán bệnh xương khớp
Chắc hẳn trước đây, bạn chỉ nghe đến phương pháp: “Thực nghiệm điều tra”! Đó là một thuật ngữ chuyên ngành, phục vụ công tác điều tra các vụ án của...
 2 năm trước
 820 Lượt xem
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. “Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH. 02:01
“Hồi sinh’’ chi thể cho bệnh nhi ung thư xương bằng phương pháp PHẪU THUẬT THAY KHỚP GỐI VÀ GHÉP XƯƠNG - DUY NHẤT TẠI BVĐK TÂM ANH.
Thường xuyên mỏi, sưng đau đầu gối và chân, tình trạng ngày một nặng khiến việc đi lại khó khăn. Sau khi thăm khám tại bệnh viện K, bệnh nhi N.V.T...
 3 năm trước
 810 Lượt xem
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG 06:40
LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM: THAY KHỚP KHUỶU TOÀN PHẦN, KHÔI PHỤC CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG CÁNH TAY TÀN PHẾ CHO BỆNH NHÂN BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG
 Xương bả vai trái bị gãy, vùng khuỷu trái cũng gãy hở và mất da rộng, ngực bị chấn thương… tai nạn giao thông vào tháng 5/2019 khiến chị...
 3 năm trước
 671 Lượt xem
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN 02:41
CƠN ÁC MỘNG VIÊM KHỚP DO BỆNH TỰ MIỄN
Đứng hàng thứ 3 sau ung thư và bệnh tim mạch ở Mỹ, với khoảng 14-22 triệu người mắc, VIÊM KHỚP DO CÁC BỆNH TỰ MIỄN là nhóm bệnh phổ biến gây ra...
 3 năm trước
 627 Lượt xem
Tin liên quan
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương
Bệnh celiac (không dung nạp gluten) có thể gây loãng xương

Bệnh celiac có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm của cơ thể và điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Những người mắc bệnh celiac có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe về lâu dài khác, trong đó có chứng loãng xương. Tại sao bệnh celiac lại có thể dẫn đến loãng xương? Và làm thế nào để giảm thiểu nguy cơ?

Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương
Mối liên hệ giữa bệnh viêm khớp và loãng xương

Loãng xương là tình trạng khiến xương trở nên yếu và giòn hơn. Viêm khớp là tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và sưng tấy. Đôi khi, chứng loãng xương có thể là kết quả của chứng viêm khớp do viêm khớp gây cản trở khả năng vận động và ít hoạt động thể chất sẽ khiến xương trở nên kém chắc khỏe. Tuy nhiên, một số loại viêm khớp trực tiếp làm tăng nguy cơ loãng xương.

Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp vảy nến: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp vảy nến (Psoriatic arthritis - PsA) là một tình trạng kết hợp các triệu chứng sưng, đau khớp của bệnh viêm khớp với bệnh vảy nến. Bệnh vảy nến thường có các triệu chứng đặc trưng là các mảng đỏ, đóng vảy cứng, ngứa ở trên da và đầu.

Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị
Viêm khớp nhiễm khuẩn: triệu chứng và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng ở khớp, xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus lây lan sang khớp hoặc chất dịch bao quanh khớp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây