1

Kỹ thuật mới cứu bệnh nhân xuất huyết não - Bệnh viện Bạch Mai

Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bác sĩ Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai) đã ứng dụng thành công kỹ thuật tiêu sợi huyết trong điều trị chảy máu não thất biến chứng giãn não thất cấp (xuất huyết não). Bộ Y tế vừa chính thức đưa kỹ thuật này vào danh mục kỹ thuật cao

Ca bệnh chảy máu não thất

Ca bệnh 1

Gia đình bệnh nhân Lê Đình H (34 tuổi, tỉnh Bắc Ninh) cho biết đang ngồi họp, anh Hưng đột ngột đau đầu dữ dội, buồn nôn và nôn, sau đó nhanh chóng hôn mê sâu.

Chuyển đến Khoa Cấp cứu trong tình trạng hôn mê, huyết áp cao, liệt nửa người trái. Kết quả chụp cắt lớp sọ não cho thấy chảy máu não vùng đồi thị phải, chảy máu toàn bộ hệ thống não thất và giãn não thất cấp.

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy và mổ cấp cứu dẫn lưu não thất ra ngoài ngay trong đêm. Khoảng 12 giờ sau đột quỵ, bệnh nhân bắt đầu được điều trị tiêu sợi huyết não thất bằng thuốc Alteplase (thuốc làm tan huyết khối) qua dẫn lưu não thất sau khi đã loại trừ dị dạng mạch máu não.

Sau 3 lần dùng thuốc tiêu sợi huyết, máu trong não thất tiêu hết, ý thức bệnh nhân cải thiện. Đến ngày điều trị thứ 5, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản, rút dẫn lưu não thất và có thể ăn uống được bằng đường miệng.

Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân được chuyển tuyến dưới. Khoảng 1 tháng sau đến khám lại, bệnh nhân có thể đi lại gần như bình thường.

Ca bệnh 2

Tương tự  bệnh nhân Nguyễn Đình K. (63 tuổi, tỉnh Thái Nguyên) có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị thường xuyên. Được biết, trước khi vào viện khoảng 4 ngày, ông K. đột ngột xuất hiện đau đầu, được đưa vào bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Nguyên trong tình trạng tỉnh, tăng huyết áp. Kết quả chụp cắt lớp sọ não có hình ảnh chảy máu não thất.

Đến ngày điều trị thứ 3 thì tình trạng bệnh xấu đi, bệnh nhân xuất hiện hôn mê sâu. Kết quả phim chụp cắt lớp sọ não lần 2 có hình ảnh chảy máu não thất nhiều hơn và giãn não thất cấp. Bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai.

Tại khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân được mổ cấp cứu dẫn lưu não thất ra ngoài. Khoảng 6 giờ sau mổ, sau khi loại trừ dị dạng mạch máu não, bệnh nhân được điều trị tiêu sợi huyết não thất bằng thuốc Alteplase.

Sau 1 tuần bệnh nhân được rút dẫn lưu não thất, tỉnh táo hoàn toàn, không có di chứng liệt và được chuyển về tuyến dưới điều trị. Khám lại sau một tháng, bệnh nhân có thể đi lại gần như bình thường.

Kỹ thuật khó, hiệu quả cao

Được triển khai từ năm 2011, đến nay, kỹ thuật này đã được áp dụng thường quy tại khoa Cấp cứu (tỷ lệ thành công 80 – 90%), không ít bệnh nhân trong số đó đã hồi phục gần như hoàn toàn.

Phương pháp này được xem là biện pháp điều trị can thiệp hiệu quả nhất trong chảy máu não thất cho những bệnh nhân có đủ tiêu chuẩn chỉ định. TS. BS. Nguyễn Văn Chi đánh giá đây là kỹ thuật cao và rất phức tạp, tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân để thực hiện kỹ thuật rất chặt chẽ, đòi hỏi phải có bác sĩ, điều dưỡng được đào tạo chuyên biệt.

TS. BS. Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cấp cứu cho biết, chảy máu não chiếm 10% - 15% trong tổng số khoảng 2 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm trên toàn thế giới, trong đó biến chứng chảy máu não thất chiếm khoảng 40% và làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

Vì vậy, nếu nghiên cứu áp dụng này thành công sẽ giúp cho các bác sĩ Việt Nam có thêm một biện pháp mới và hiệu quả trong điều trị chảy máu não thất có biến chứng giãn não thất cấp nhằm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, khoa Cấp cứu đang đào tạo và chuyển giao kỹ thuật này cho các y bác sĩ cấp cứu ở tuyến dưới. Bác sĩ Chính cho biết, đây là tiền đề cho bước tiếp theo là đào tạo và chuyển giao kỹ thuật tiêu sợi huyết trong điều trị chảy máu não thất có giãn não thất cấp.  

Cả hai kỹ thuật dẫn lưu não thất ra ngoài và tiêu sợi huyết trong điều trị chảy máu não thất đã được Bộ Y tế đưa vào danh mục kỹ thuật cao trong chuyên ngành cấp cứu vào năm 2012 và 2014.

Đây là bước đầu tiên trước khi có đề xuất với Bộ Y tế đưa hai kỹ thuật này vào danh mục Bảo hiểm y tế chi trả. Hiện nay hai kỹ thuật này đã được thông qua hội đồng khoa học của Bệnh viện Bạch Mai.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Bạch Mai

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Bệnh lý thần kinh do rượu: Triệu chứng, điều trị và phòng ngừa

Bệnh lý thần kinh do rượu sẽ ngày càng nghiêm trọng, gây tổn thương vĩnh viễn ở hệ thần kinh và các bộ phận khác của cơ thể nếu người bệnh tiếp tục uống rượu. Điều này có thể dẫn đến khuyết tật, đau đớn mạn tính và thậm chí là tử vong.

Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?
Dầu dừa có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinson là một bệnh do thoái hóa hệ thần kinh trung ương. Theo ước tính, đến nay có trên 10 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh Parkinson. Những người bị bệnh này gặp phải các triệu chứng chính là run chân tay, co thắt và đau cơ, dẫn đến đi lại vận động khó khăn. Một số người mắc bệnh Parkinson còn bị sa sút trí tuệ hay lú lẫn, đặc biệt là khi tình trạng bệnh tiến triển nặng.

5 giai đoạn của bệnh Parkinson
5 giai đoạn của bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một dạng rối loạn thần kinh do thoái hóa, có các triệu chứng điển hình là run chân tay, mất khả năng kiểm soát vận động của cơ, dẫn đến khó khăn khi cử động, đi lại, nói chuyện… Bệnh còn gây ra nhiều triệu chứng khác và khi bệnh tiến triển sang các giai đoạn sau thì các triệu chứng càng nặng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây