1

Không nên bôi kem dưỡng ẩm khi bị eczema - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nhiều bác sĩ gia đình thường xuyên kê kem bôi điều trị eczema mà có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn, một cuộc khảo sát cho thấy.

Khoảng 90% bác sĩ đa khoa cho biết họ kê loại kem aqueous cream cho bệnh nhân, và đến lúc này 85% mới biết là mình kê đơn chưa đúng. Họ kê thuốc này như một loại kem chống khô da do các bệnh ngoài da như eczema. Tuy nhiên, nó lại chứa thành phần chất tẩy giống như xà phòng, chất vốn là khắc tinh của bệnh eczema. “Nếu mắc bệnh eczema mà bôi kem chứa nước lên da thì nó sẽ làm cho bệnh tồi tệ hơn”, TS Tony Bewley, chuyên gia da liễu Bệnh viện Whipps Cross & Barts (London, Anh) cho biết. “Những người mắc eczema không nên thoa các sản phẩm dầu tự nhiên lên da vì nó sẽ làm da có xu hướng khô hơn”.

Tuy nhiên, loại kem dưỡng aqueous cũng không thực sự hữu ích vì nó không thực sự chứa nhiều dưỡng ẩm. Thực tế là kem dưỡng này có thành phần chất tẩy - mặc dù không nhiều như xà phòng thông thường nhưng cũng giống như các loại sữa tắm và vì thế nó sẽ không tốt cho người da khô hay bị eczema. Một số loại kem tương tự có chứa sodium lauryl sulphate, một thành phần có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ làn da, làm cho da trở nên nhạy cảm hơn và tình trạng bệnh eczema tồi tệ thêm.  Vì vậy những người dùng kem này với hy vọng làm mềm vùng da bị khô thì có thể thấy là da bong tróc và sần sùi hơn trước.

Thực tế, nhiều trẻ dùng kem dưỡng chứa nước bị hội chứng kích ứng da. Một nghiên cứu cho thấy 56% trẻ bị phản ứng bứt rứt khó chịu do dùng aqueous cream so với 17% trẻ dùng dược phẩm làm mềm da.

Các dược phẩm dạng kem này sở dĩ ít gây kích ứng cho da là vì chúng không chứa thành phần sodium lauryl. Mỗi người sẽ phù hợp với 1 loại kem nào đó và còn phải tùy thuộc vào mùa. Có những người cần loại kem giàu chất dưỡng ẩm vào mùa đông vì da họ quá khô và tuyến dầu ít hoạt động trong mùa đông lạnh và aqueous cream đáp ứng được yêu cầu này.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?
Dầu ô liu có tác dụng dưỡng trắng da không?

Để trả lời câu hỏi dầu ô liu có tác dụng làm trắng da hay không, trước tiên chúng ta cần hiểu cơ bản về cơ chế hoạt động của các chất làm trắng da và những đặc tính của dầu ô liu.

Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?
Dưỡng dài lông mi bằng dầu dừa có hiệu quả không?

Nhờ có nhiều lợi ích đã được chứng minh nên dầu dừa được sử dụng làm nguyên liệu chính trong nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp. Dầu dừa có nhiều tác dụng, từ dưỡng ẩm, bảo vệ da và tóc cho đến đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, không ít tác dụng trong số đó có lợi cho lông mi.

Có nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?
Có nên dùng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?

Dầu dừa chứa nhiều axit béo và có đặc tính cấp ẩm rất tốt. Vậy có thể sử dụng dầu dừa để dưỡng ẩm cho da không?

Có nên dưỡng râu bằng dầu dừa không?
Có nên dưỡng râu bằng dầu dừa không?

Trong khi nhiều nam giới có thói quen cạo râu hàng ngày thì một số người lại thích để râu vì cho rằng bộ râu giúp họ trông nam tính hơn. Cũng giống như dưỡng tóc, để có được một bộ râu đẹp thì việc sử dụng các sản phẩm dưỡng là điều cần thiết. Các sản phẩm này có tác dụng làm mềm râu khi mọc dài, tạo sự bóng khỏe cho bộ râu và đôi khi còn giúp dưỡng da.

Dầu ô liu có tác dụng làm sạch da và trị mụn trứng cá không?
Dầu ô liu có tác dụng làm sạch da và trị mụn trứng cá không?

Mụn trứng cá hình thành khi dầu (bã nhờn) tích tụ trong lỗ chân lông. Tuy nhiên, một xu hướng chăm sóc da được rất nhiều người biết đến trong thời gian gần đây là sử dụng dầu để làm sạch da nhằm ngăn ngừa mụn. Nhiều hãng sản xuất mỹ phẩm cũng đã tung ra thị trường các sản phẩm tẩy trang dạng dầu bên cạnh tẩy trang dạng nước thông thường.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây