1

Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông) thường nằm ở bộ phận nào?

Huyết khối tĩnh mạch sâu là bệnh do cục máu đông gây thuyên tắc tĩnh mạch. Bệnh có thể dẫn đến thuyên tắc phổi đe dọa đến tính mạng.

1. Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Cơ thể con người có 3 loại tĩnh mạch là tĩnh mạch nông nằm ngay dưới da, tĩnh mạch sâu ở giữa các bắp cơ và tĩnh mạch xuyên có vai trò liên kết các tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu thông qua các van một chiều.

Động mạch có vai trò đem máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể, còn tĩnh mạch đảm nhiệm chức năng mang máu nghèo oxy quay trở lại tim. Trong đó, các tĩnh mạch sâu đưa máu về tĩnh mạch chủ - là tĩnh mạch lớn nhất trong cơ thể rồi đưa máu thẳng về tim.

Huyết khối tĩnh mạch sâu là tình trạng xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch sâu, làm cản trở con đường lưu thông của máu. Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể gây ra triệu chứng đau, sưng, cảm giác nóng rát ở vùng da tương ứng. Nguy hiểm hơn, cục máu đông có thể bong tróc khỏi thành tĩnh mạch và đi tự do theo dòng máu, đến phổi gây tắc nghẽn tuần hoàn máu ở phổi. Khi đó, phổi và tim phải hoạt động gắng sức. Bệnh nhân bị thuyên tắc phổi nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong nhanh chóng.

2. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường nằm ở bộ phận nào?

Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông) thường nằm ở bộ phận nào?
Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở tĩnh mạch chi dưới bao gồm: vùng chậu, vùng đùi, vùng cẳng chân

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở tĩnh mạch chi dưới bao gồm: vùng chậu, vùng đùi, vùng cẳng chân. Đôi khi, huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra ở tay, ngực hoặc các vị trí khác trong cơ thể. Hầu như huyết khối tĩnh mạch sâu chỉ ảnh hưởng ở một bên của cơ thể.

Huyết khối tĩnh mạch sâu nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách thì hiệu quả điều trị khá cao, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Điều quan trọng là phải nhận biết các triệu chứng của bệnh để khám và chẩn đoán kịp thời.

3. Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu có phần không rõ ràng, nhiều trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện gì cả. Một số trường hợp có cảm giác đau sưng đột ngột, nóng rát vùng huyết khối gây thuyên tắc, cảm giác đau tăng lên khi đi đứng, da đổi màu xanh hoặc đỏ.

Các triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu tùy thuộc vào kích thước huyết khối và vị trí huyết khối gây thuyên tắc.

4. Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu

Huyết khối tĩnh mạch sâu (cục máu đông) thường nằm ở bộ phận nào?
Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu là do rối loạn chức năng đông máu

Nguyên nhân gây huyết khối tĩnh mạch sâu là do rối loạn chức năng đông máu. Nếu có một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch thì huyết khối đó sẽ tạo ra phản ứng viêm, kích thích tĩnh mạch sinh ra thêm nhiều huyết khối khác.

Nếu máu bị ứ đọng trong tĩnh mạch thì nguy cơ xuất hiện huyết khối rất cao. Trường hợp này thường xảy ra ở bệnh nhân không cử động trong thời gian dài, khiến lưu lượng máu giảm, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch chi dưới.

Các nguyên nhân đặc hiệu của bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu gồm:

  • Gãy chân, gãy khớp háng;
  • Phẫu thuật khớp háng, khớp gối, bắp chân, cẳng chân, bụng hoặc ngực...
  • Rối loạn đông máu di truyền;
  • Không vận động trong thời gian dài, có thể do đi tàu xe hoặc ngồi máy bay quá lâu trong không gian chật. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra, nếu có thì cũng gặp ở các bệnh nhân đã từng phẫu thuật hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh lý nào đó
  • Ung thư;
  • Người béo phì, tiểu đường, tiền sử đột quỵ và nhồi máu cơ tim, phụ nữ có thai... có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu cao hơn người bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?

Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ

Rung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim
Đặt stent trong nhồi máu cơ tim

Đặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.

Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.

Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.

Video có thể bạn quan tâm
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT 01:57
TĂNG HUYẾT ÁP  MỐI NGUY HẠI ẢNH HƯỞNG SỨC KHỎE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Theo các nghiên cứu từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hội Tim mạch Việt Nam, số người bị tăng huyết áp ngày càng gia tăng và có xu hướng tăng...
 3 năm trước
 694 Lượt xem
Tin liên quan
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?
Bạn biết gì về động mạch trong cơ thể?

Bạn biết gì về hệ thống động mạch trong cơ thể?

Hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch

Khi bạn có quá nhiều cholesterol, nó sẽ tích tụ trong các động mạch của bạn. Sự tích tụ này làm cho động mạch xơ cứng lại - một quá trình được gọi là xơ vữa động mạch.

Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu
Phân biệt chất béo tốt và chất béo xấu

Các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày có hàng chục loại chất béo khác nhau, và mỗi loại lại có một vai trò và tác động không giống nhau bên trong cơ thể.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây