Hướng Dẫn Theo Dõi Cử Động Thai Nhi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Cử động thai nhi là gì?
- Cử động thai ( hay gọi là thai máy) là khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, tay chân hay toàn thân, mà người mẹ cảm nhận được
- Cử động thai là biểu hiện tình trạng sức khỏe của thai nhi. Khi số lần thai cử động giảm đó là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe kém của thai nhi. Khi thai nhi không cử động hay cử động yếu, có thể thai yếu hay thai đã lưu
Thời điểm nhận biết cử động thai ?
- Các phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu cảm nhận được những cử động của thai nhi vào tuần lễ thứ 18-20 của thai kỳ. Trong 3 tháng giữa này, cử động của thai nhi thường không đều, nhưng càng về sau càng đều hơn. Thời gian cử động rõ nhất bắt đầu từ tuần lễ thứ 26.
- Ngoài cảm giác hạnh phúc khi nhận biết những cử động của thai, thai phụ cần quan tâm cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua đếm cử động thai. Đây là phương thức chủ động nhất đê thai phụ cùng nhân viên y tế theo dõi sức khỏe thai nhi.
- Tốt nhất là đếm cử động thai sau ăn no. Nên đếm cử động thai 2 -3 lần trong ngày, vào những giờ cố định
- Khi thai ngủ, cử động thai sẽ giảm hay không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20 – 40 phút. Thông thường không quá 90 phút
Cách đếm cử động thai nhi ?
- Thai phụ cần đi tiểu để bàng quang trống trước khi đếm cử động thai. Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai
- Đếm số lần cử động thai nhi trong vòng 1 giờ
- Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhât 4 cử động trong 1 giờ
- Nếu có ít hơn 4 cử động thai,sản phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác
Sức khỏe thai nhi như thế nào?
- Thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 cử động trong 1 giờ
- Nên đếm ba lần trong một ngày
- Nếu có ít hơn 4 cử động thai, sản phụ phải nằm nghỉ và đếm cử động thai trong 1 giờ tiếp theo hoặc đếm trong 2 giờ. Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng thai bằng những phương pháp khác.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Xăm môi và uống thuốc theo đơn này có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Các bác sĩ cho em hỏi. Em bị chậm kinh 1 tuần. Cách đây 10 ngày vì không biết có thai nên em có đi xăm môi và có uống thuốc theo đơn này trong vòng 3 ngày. Hôm qua em thử que có lên 2 vạch. Vậy mong bác sĩ có thể tư vấn giúp em là thuốc này có ảnh hưởng đến thai nhi không ạ. Và giờ em cần làm những xét nghiệm gì ạ.
- 0 trả lời
- 3053 lượt xem
Động thai, uống thuốc dưỡng có ảnh hưởng gì không?
Em mang thai lần đầu được 6 tuần. Đi khám, bs bảo bị động thai (bóc tách túi thai 10%) nên kê cho em đơn thuốc dưỡng thai (gồm Utrgestan100g, Obimin100g và Sparennil 40mg). Vậy, thuốc trên có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không ạ?
- 1 trả lời
- 5209 lượt xem
Liệu thuốc chống đông máu có ảnh hưởng đến quá trình thụ thai?
Chồng em đang uống thuốc chống đông máu, gồm: sintrom, daflon, strolin. Vậy, trong thời gian này, bọn em có thể quan hệ để thụ thai được không ạ?
- 1 trả lời
- 1171 lượt xem
Có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong thai kỳ không?
- Bác sĩ ơi, tôi có nên dùng thuốc chống đông máu herparin trong khi đang mang thai không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 1168 lượt xem
Cách thai kỳ ảnh hưởng đến những giấc mơ và lý do tại sao?
- Bác sĩ biết không, trong thời gian mang thai tôi hay mơ hơn và những giấc mơ cũng trở nên lạ lùng hơn. Bác sĩ có thể lý giải giúp tôi tại sao lại như vậy không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
- 1 trả lời
- 905 lượt xem
Một phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với sự thay đổi tâm trạng, thèm ăn, khó chịu, buôn nôn và một loạt các bệnh thai nghén khác. Nếu mọi thứ chưa đủ thì hãy tưởng tượng sẽ như nào nếu bạn đời của bạn cũng bắt đầu trải qua những triệu chứng tương tự như vậy?
Câu hỏi: - Bác sĩ có thể cho tôi biết vận động viên nên tuân thủ những hướng dẫn tập luyện nào trong thai kỳ không ạ? Cảm ơn bác sĩ!
May mắn thay, bạn có thể đã được miễn dịch với một số bệnh truyền nhiễm.
Chỉ số đường huyết cao trong suốt thai kỳ và quá trình chuyển dạ làm tăng nguy cơ em bé bị hạ đường huyết sau khi sinh và trẻ sinh ra quá to.
Thiếu máu trầm trọng trong 2 tháng đầu của thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ con sinh ra nhẹ cân...