Hiệu quả của Montelukast ở bệnh nhi hen suyễn cấp - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Một nghiên cứu trên Tạp chí nhi khoa The Journal of Pediatrics cho thấy: Montelukast không thể thay thế cho corticosteroid đường uống ở trẻ em bệnh hen suyễn cấp tính mức độ nhẹ đến trung bình (đối tượng nghiên cứu: các bệnh nhân cho về sau khi ổn định cơn hen cấp ở khoa Cấp cứu).

Bác sĩ Suzanna Schuh và các cộng sự tại bệnh viện nhi ở Toronto cho rằng "Hầu như tất cả trẻ em được điều trị hen suyễn tại khoa cấp cứu đều dùng steroid đường uống trong thời gian ở bệnh viện và sau khi xuất viện".

Để đánh giá xem montelukast có thể rút ngắn liệu pháp dùng prednisolone hay không, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thử nghiệm mù đôi, lựa chọn ngẫu nhiên 130 trẻ em, độ tuổi từ 2 đến 17, cho dùng montelukast hoặc corticosteroid đường uống. Tất cả bệnh nhi đều được uống prednisolone trước để ổn định cơn hen.

Với những bệnh nhân dùng prednisolone hoặc montelukast mỗi ngày trong 5 ngày sau khi xuất viện, tiêu chí chủ yếu để đánh giá thất bại trị liệu trong vòng 8 ngày là: nhập viện do hen suyễn, hoặc nhu cầu sử dụng thêm corticosteroid toàn thân.

5 trong số 63 bệnh nhân (7,9%) dùng prednisolone và 15 trong số 67 bệnh nhân (22,4%) dùng montelukast đã điều trị thất bại. Trẻ nhỏ (từ 2 đến 3 tuổi) có khả năng phải tái nhập viện nhiều hơn so với trẻ lớn tuổi hơn (OR: 4,89). Có nhiều bệnh nhân dùng montelukast cần dùng thêm thuốc hơn so với bệnh nhân được điều trị với prednisolone (tương ứng với 23,9% và 9,5%, p=0,03).

Không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa hai nhóm về trung bình số lần dùng albuterol xông hít, về những ngày không xuất hiện triệu chứng bệnh, hoặc về sự thay đổi điểm số trong tiêu chuẩn đánh giá chức năng hô hấp ở trẻ em (the Pediatric Respiratory Assessment Measure score).

Các nhà nghiên cứu kết luận: "Liệu pháp montelukast không đạt được kết quả điều trị có thể so sánh, nó có tỉ lệ điều trị thất bại cao hơn đáng kể so với liệu pháp dùng prednisolone. Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ em hen suyễn cấp tính nhẹ đến vừa nên dùng corticosteroid đường uống sau khi xuất viện từ khoa cấp cứu".

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  502 lượt xem

Cho trẻ hơn 5 tháng tuổi đến khám muộn tại Phòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện có được không?

Em sinh non bé khi thai mới được 31 tuần 6 ngày. Hiện tại bé nhà em đã được hơn 5 tháng tuổi. Trước đó em có lịch hẹn tái khám tại PHòng khám trẻ có nguy cơ tại bệnh viện Từ Dũ, nhưng do điều kiện ở quê xa xôi nên em chưa đi được. Giờ em muốn cho bé đến khám thì có được không ạ?

  •  1 năm trước
  •  1 trả lời
  •  709 lượt xem

Làm gì để phòng tránh trẻ bị lây bệnh khi đi mẫu giáo?

- Có những biện pháp nào để phòng tránh cho bé không bị lây bệnh khi đi mẫu giáo không bác sĩ? Bác sĩ giải đáp giúp tôi với! Cảm ơn bác sĩ!

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  595 lượt xem

Có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện?

Bác sĩ cho tôi hỏi, có phải cảm lạnh và cúm là những bệnh dễ lây nhiễm nhất trước khi triệu chứng xuất hiện không ạ?

  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  585 lượt xem

Bác sĩ cho em xin lời khuyên về bệnh tăng động ở trẻ em

Con em đi tiêm phòng về và có bị sốt. Từ khi hết sốt thì con có triệu chứng chậm phát triển. Đến nay con 4 tuổi nhưng vẫn chưa biết nói. Cơ thể yếu rất dễ bị ốm. Chạy nhảy liên tục không thể ngồi yên được một chỗ. Không hiểu được lời người lớn nói gì. Xin bác sĩ cho em xin lời khuyên và cho e xin biẹn pháp với ạ

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  564 lượt xem
Video có thể bạn quan tâm
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương 28:04
Tìm hiểu bệnh hen trẻ em - BV Nhi Trung Ương
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung Ương
 2 năm trước
 404 Lượt xem
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN? 03:06
TIÊM VẮC XIN TRẺ BỊ SỐT THÌ NHỮNG TRIỆU CHỨNG GÌ CẦN ĐƯA TRẺ TỚI BỆNH VIỆN?
Sau khi tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng với vắc xin và đáp ứng bằng cách tạo ra kháng thể với mầm bệnh. Từ đó hệ thống miễn...
 2 năm trước
 353 Lượt xem
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với. 01:18
Đi bệnh viện gấp nếu trẻ bị Tay Chân Miệng có biểu hiện giật mình chới với.
Giật mình chới với là 1 trong 3 biểu hiện nặng điển hình của tay chân miệng, là dấu hiệu cho thấy bé đã bị.nhiễm độc thần kinh, nếu không điều trị...
 1 năm trước
 3272 Lượt xem
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em 19:59
Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em
Nguồn: Bệnh viện Nhi trung Ương
 2 năm trước
 354 Lượt xem
Tin liên quan
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh
Răng Hutchinson – dấu hiệu của bệnh giang mai bẩm sinh

Răng Hutchinson xảy ra do trẻ bị lây truyền bệnh giang mai khi còn trong bụng mẹ hoặc trong khi sinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS
Nuôi con bằng sữa mẹ và bệnh HIV/AIDS

Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS). HIV có thể truyền cho em bé qua sữa mẹ.

Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ
Bệnh Lupus ban đỏ và việc cho con bú sữa mẹ

Hãy tìm hiểu về bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cho con bú để có thể đưa ra lựa chọn cũng như cách chăm sóc bé một cách tốt nhất nhé!

Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em
Các bệnh dị ứng theo mùa (dị ứng phấn hoa/cỏ) ở trẻ em

Dị ứng theo mùa là gì? Bệnh dị ứng theo mùa có là một vấn đề nghiêm trọng không? Trẻ thường bị dị ứng theo mùa vào thời điểm nào trong năm? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết đưới đây!

Không dung nạp lactose là bệnh gì?
Không dung nạp lactose là bệnh gì?

Sự không dung nạp lactose thật sự sẽ xuất hiện trong những năm trẻ học tiểu học hoặc thanh thiếu niên. Mặc dù các triệu chứng có thể xuất hiện sớm hơn, nhưng rất khó xảy ra việc con bạn không dung nạp lactose.

atopalm

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây