Dự phòng và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh
1. Dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh
Trước thai kỳ:
- Khám sức khỏe định kỳ đặc biệt là trước khi có ý định mang thai để phát hiện các vấn đề viêm nhiễm và bệnh lý nội khoa khác để điều trị triệt để trước khi mang thai tránh nguy cơ lây nhiễm cho bé, đồng thời hạn chế được việc điều trị khi mang thai.
- Nên mang thai có kế hoạch.
- Điều trị các bệnh lý viêm nhiễm vùng kín ở cả hai vợ chồng trước khi có ý định sinh con.
Trong thai kỳ:
- Khám định kỳ khi mang thai theo quy định để phát hiện các bất thường sớm và có hướng xử lý tốt nhất.
- Thực hiện tiêm chủng đầy đủ trong thai kỳ.
- Nếu thấy có các bất thường trong quá trình mang thai như ra khí hư có mùi, màu bất thường, hôi, ngứa vùng kín...phải đến gặp bác sĩ ngay, không tự ý xử lý hay dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến thai.
- Ăn uống bổ sung đầy đủ dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cả mẹ và bé.
- Chăm sóc vệ sinh cho các bà bầu tốt.
- Tuân thủ, chăm sóc các bà mẹ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm hay chuyển dạ kéo dài.
Trong quá trình sinh:
- Chuẩn bị phòng sinh và các dụng cụ hỗ trợ khi sinh phải đảm bảo vô trùng để hạn chế tối đa việc lây nhiễm cho trẻ sơ sinh qua các dụng cụ, bàn tay người chăm sóc hay nhiễm khuẩn trong phòng sinh.
- Quá trình sinh phải được thực hiện hỗ trợ bởi những người có chuyên môn nghiệp vụ cao để tránh các biến chứng sản khoa như sang chấn cho mẹ và bé. Điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ trong lúc sinh.
Sau sinh:
- Mẹ đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc cho trẻ sơ sinh: rửa tay sạch trước và sau khi tiếp xúc với trẻ. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, hạn chế khả năng lây nhiễm vi khuẩn cho trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh đặc biệt lưu ý trong việc chăm sóc các vùng da, rốn và mắt vì ở giai đoạn này, các vùng này rất nhạy cảm và dễ dàng bị nhiễm khuẩn.
- Đảm bảo vệ sinh phòng ốc cũng như các đồ đạc dụng cụ có thể tiếp xúc với trẻ.
- Cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong 6 tháng đầu để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và tăng cường đề kháng cho trẻ.
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ cho trẻ.
- Đối với những trường hợp có nguy cơ cao như thời gian chuyển dạ kéo dài, vỡ ối trên 18 giờ, nhiễm khuẩn ối...cho trẻ dùng kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
2. Kế hoạch chăm sóc trẻ nhiễm trùng sơ sinh
2.1 Mục tiêu chăm sóc
Để việc chăm sóc có hiệu quả tốt nhất cho trẻ, tất cả các chăm sóc cần đạt được các yếu tố sau:
- Đảm bảo được điều kiện vô khuẩn.
- Dinh dưỡng cho trẻ.
- Đảm bảo về sự hô hấp.
- Ổn định thân nhiệt.
- Theo dõi sát thường xuyên để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, đồng thời phát hiện kịp thời các thay đổi của trẻ để có hướng xử lý.
2.2 Các nội dung cần chú ý khi chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh
2.2.1.Chăm sóc tại bệnh viện
Đối với nhân viên y tế
Kiểm tra và theo dõi diễn biến của trẻ thường xuyên bao để cập nhật đầy đủ hồ sơ bệnh án thuận tiện cho điều trị bao gồm: Ngày giờ theo dõi, các dấu hiệu sinh tồn như nhịp thở, nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, theo dõi về tri giác...
Hô hấp: Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở. Nếu trẻ có biểu hiện có cơn ngừng thở cần báo bác sĩ sớm để có chỉ định kịp thời phục hồi sự hô hấp cho trẻ: Hoặc cho thở oxy, hoặc thở NCPAP, hoặc sử dụng thuốc....Kết hợp hút đàm nhớt nếu nếu trẻ có đờm trong đường thở gây cản trở hô hấp.
Nhiệt độ:
- Đo nhiệt độ thường xuyên, 6-8 giờ kiểm tra lại một lần.
- Duy trì nhiệt độ phòng tùy theo cân nặng và lứa tuổi của trẻ.
- Lưu ý thay tã mỗi khi bé bị nôn trớ, tiểu tiện để đảm bảo vệ sinh, tránh hiện tượng ẩm ướt dễ làm trẻ bị sốt cao hơn.
- Cho bé nằm phòng thoáng, chườm ấm thường xuyên ở vùng trán và nách cho trẻ. Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ cho dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
- Đặc biệt lưu ý với các trường hợp trẻ sinh non phải nằm lồng kính.
Thực hiện cho bệnh nhi xét nghiệm hay dùng thuốc theo đúng y lệnh của bác sĩ với nguyên tắc 3 tra 5 đối.
Thông báo kịp thời các diễn biến của bệnh nhi.
Thực hiện nguyên tắc vô khuẩn khi tiếp xúc đặc biệt khi làm các thủ thuật với bệnh nhi.
Sắp xếp các trẻ bị nhiễm khuẩn hay có nguy cơ lây nhiễm phải nằm phòng riêng để tránh lây truyền chéo.
Đối với các mẹ và người thân:
Phối hợp cùng các nhân viên y tế theo dõi và chăm sóc trẻ.
Không cho trẻ dùng chung đồ với các trẻ bị bệnh.
Đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc bé, đơn giản ngay cả trong việc cho trẻ bú mẹ.
Cho trẻ bú mẹ nhiều lần trong ngày.
Lưu ý với các trường hợp trẻ có chỉ định đặt sonde dạ dày: Chăm sóc cho trẻ ăn theo đúng hướng dẫn của các nhân viên y tế, theo dõi dấu hiệu bất thường ở trẻ như sặc, đau...và bất thường tại sonde.
Chăm sóc kỹ vùng rốn cho trẻ:
- Giữ rốn khô và sạch, tránh ẩm ướt.
- Vệ sinh rốn bằng bằng dung dịch sát khuẩn theo thứ tự từ chân rốn đến thân cuống rốn, kẹp rốn rồi đến mặt cắt cuống rốn.
- Nếu rốn có hiện tượng viêm mủ hôi, tấy đỏ vùng da xung quanh thì cần báo bác sĩ để có thể xử lý kịp thời, không tự ý cho trẻ dùng thuốc hay tự lấy mủ ra khỏi rốn.
Tắm cho trẻ đúng cách, tắm bằng khăn mềm, nước ấm, tắm trong phòng có nhiệt độ từ 28-30 độ C, không tắm cho trẻ quá lâu, tắm từng phần cơ thể.
Bên cạnh các vấn đề vệ sinh chăm sóc cho trẻ thì mẹ và những người có tiếp xúc trực tiếp với trẻ cũng phải đảm bảo vệ sinh của bản thân để tránh trở thành con đường lây nhiễm bệnh cho trẻ.
2.2.2.Chăm sóc sau khi ra viện
Hướng dẫn các bà mẹ về việc dùng thuốc tại nhà cho trẻ bị nhiễm khuẩn sơ sinh.
Hướng dẫn các mẹ về việc đảm bảo vệ sinh cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ.
Khuyến khích các mẹ cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng thời gian theo quy định.
Dặn dò các mẹ đưa bé tái khám đúng hẹn bác sĩ yêu cầu.
Sau khi xuất viện, nếu thấy bé có một trong các biểu hiện sau thì cho trẻ đi khám ngay: khó thở, sốt, co giật, tiêu chảy, viêm mủ dây rốn, bỏ bú,...
Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường xảy ra ở trẻ nhỏ do nhiều yếu tố mà liên quan nhiều trực tiếp đến vấn đề vệ sinh của cả mẹ và bé. Do vậy, các mẹ nên hiểu rõ về bệnh cũng như cách phòng tránh bệnh để có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ.
Không chỉ dành cho phụ nữ đã kết hôn hoặc có quan hệ tình dục mới cần phải khám phụ khoa. Trẻ em cũng có thể mắc bệnh phụ khoa nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, việc khám phụ khoa trẻ em và lưu ý khi đưa trẻ đi khám cũng rất quan trọng.
Suy dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng đang là vấn đề quan trọng đối với việc nâng cao sức khỏe của trẻ em các nước đang phát triển và ở Việt Nam hiện nay. Đây là tình trạng bệnh lý theo tác động của sự nhiễm trùng, xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein và năng lượng lâu dài, dẫn đến sự chậm phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.
Thông thường chiếc răng sữa đầu tiên mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi, và phần lớn trẻ mọc đủ 20 răng sữa (10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới) trước khi lên 3 tuổi. Sau đó các răng sữa rụng dần và sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn tương ứng. Đây chính là giai đoạn mà các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con mình.
Viêm nướu răng cấp tính là một trong những bệnh lý phổ biến ở vùng miệng của trẻ. Bệnh thường dễ chẩn đoán và điều trị ở mức độ nhẹ, tuy nhiên có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Phát hiện viêm nướu răng sớm sẽ giúp điều trị tốt, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cũng như các ảnh hưởng đến răng, cấu trúc xương và các mô khác.
Trẻ 11 tháng tuổi cực kỳ tò mò với tất cả mọi thứ đang tồn tại. Giờ đây trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn bao giờ hết, và những gì phát triển ở trẻ thời điểm này sẽ tiếp tục đi theo trẻ nhiều năm sau này.
Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?
- 1 trả lời
- 1019 lượt xem
Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?
- 1 trả lời
- 1142 lượt xem
Trẻ sinh non 34 tuần lên cân chậm, da khô và vặn mình nhiều có bị làm sao không?
Bé nhà mình sinh non lúc mẹ mới được 34 tuần. Bé nặng 1,7kg. Bé lên cân rất chậm, sau gần 2 tháng mới được 3kg. Ngoài ra, da bé rất khô và vặn mình rất nhiều thì có bị làm sao không ạ?
- 1 trả lời
- 1064 lượt xem
Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?
Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?
- 0 trả lời
- 590 lượt xem
Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?
- 1 trả lời
- 590 lượt xem
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Nhiễm trùng tai là bệnh được chẩn đoán phổ biến thứ hai ở trẻ em tại Mỹ (sau cảm lạnh). Một nghiên cứu lớn cho thấy 23% trẻ sơ sinh sẽ bị ít nhất một lần nhiễm trùng tai khi tròn 1 tuổi và hơn 1 nửa bị ít nhất một lần khi được 3 tuổi.
Amidan bị sưng đỏ, và có mụn màu trắng là dấu hiệu rõ ràng và phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Cơn sốt trên 38,3 độ C và sưng các tuyến dưới hàm cũng là những dấu hiệu cảnh báo.
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.