1

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) ở trẻ em

Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) ở trẻ em Nhiễm trùng máu (nhiễm khuẩn huyết) ở trẻ em

Nhiễm trùng máu là gì?

Nhiễm trùng máu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào máu và gây ra một nhiễm trùng nghiêm trọng trong các cơ quan như thận, phổi, hoặc trong xương. Nhiễm trùng máu có thể được điều trị bằng kháng sinh, nếu nó được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá nặng, nó có thể gây tử vong. Nhờ hai loại vắc xin mà loại nhiễm trùng này ngày càng trở nên hiếm hoi.

Hai loại vắc xin gì làm giảm nguy cơ nhiễm trùng máu?

Tuy không xảy ra thường xuyên, nhưng đôi khi có một chủng vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu của các bé. Các vi khuẩn thường gặp nhất là Haemophilus influenzaeStreptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn). Điều may mắn là các vi khuẩn này ít có cơ hội lây nhiễm cho một đứa trẻ được đã được tiêm phòng. Vắc xin Hib đã loại bỏ rất nhiều bệnh ở trẻ nhỏ do H. influenzae gây ra. Và một loại vắc xin pneumoccocal (Prevnar) đã cho thấy trong một số nghiên cứu là có thể giảm nguy cơ nhiễm phế cầu khuẩn hơn 90%. Điều đó có nghĩa là những trẻ chưa được tiêm chủng hiện nay dễ bị nhiễm trùng máu, đặc biệt là những trẻ từ 2 - 36 tháng tuổi, khi hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Trẻ bị các bệnh như hồng cầu hình liềm hoặc nhiễm HIV cũng có nguy cơ tương tự.

tiem chung
Hãy cho bé tiêm chủng đầy đủ để giảm nguy cơ nhiễm trùng máu

Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn này nhờ các kháng thể chúng nhận được khi còn trong bụng mẹ. Khi trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu, nguyên nhân thông thường là do vi khuẩn - như nhóm B strep - mà chúng bị nhiễm từ mẹ trong khi sinh. Gary Overturs, giáo sư tại trường Đại học New Mexico tại Albuquerque, cho biết: “Nguy cơ bắt đầu giảm khi bé được 2 tuổi trở lên và gần như biến mất khi bé được 3 tuổi, vì lúc đó hệ thống miễn dịch của bé đã đủ mạnh để chống lại hầu hết các trường hợp nhiễm trùng máu.” Trong những trường hợp hiếm gặp hơn, trẻ có thể bị nhiễm trùng máu do các loại vi khuẩn như Staphylococcus aureusStreptococcus nhóm A, đôi khi có thể đi vào máu qua vết cắt trên da; hoặc Neisseria meningitides đi qua đường hô hấp; hoặc salmonella đi vào máu qua ruột.

Làm thế nào để nhận biết bé có bị nhiễm trùng máu hay không?

Điều này rất khó. Trong khi một số trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu sẽ kêu khóc om sòm hoặc hôn mê, đôi khi triệu chứng duy nhất là sốt. Đó là lý do tại sao nên cho bé đi khám bác sĩ nếu bé nhỏ hơn 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 38 độ C, ngay cả khi bé không có dấu hiệu bệnh tật khác.

nhiem trung mau 2

Nếu trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ nếu bé bị sốt hơn 38,8 độ C. Nếu bé dường như không thể vỗ về được, không giao tiếp bằng mắt, hoặc khó đánh thức, hãy đưa bé đi gặp bác sĩ ngay cả khi bé không bị sốt cao. Nhiễm trùng máu do vết cắt, nhọt hoặc các rối loạn khác trên da thường biểu hiện qua việc sốt, đau đớn, và ửng đỏ nghiêm trọng xung quanh vết thương. Nếu nhận thấy bé có bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ. Loại vi khuẩn này có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ở xương và khớp.

Nhiễm trùng máu được chẩn đoán và điều trị như thế nào?

Khi trẻ bị sốt, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận nguyên nhân của nó. Bé có thể bị nhiễm trùng tai, cổ họng hoặc phổi mà cha mẹ không biết. Nếu bác sĩ không thấy dấu hiệu gì trong số này, bác sĩ sẽ cảnh giác về nhiễm trùng máu.

Mặc dù hầu hết các cơn sốt là do nhiễm virus, bé sẽ cần phải chọc dò tủy sống (để kiểm tra viêm màng não do vi khuẩn), xét nghiệm ​​máu (để kiểm tra nhiễm trùng máu) và có thể là dùng ống thông để lấy mẫu nước tiểu sạch (để kiểm tra nhiễm trùng đường tiết niệu). Tất cả những điều này là xâm lấn và có thể gây căng thẳng, nhưng nguy cơ của các bệnh nghiêm trọng là đủ lớn để hầu hết các bác sĩ tin rằng chúng là đáng giá.

“Chỉ có 2 hoặc 3% trẻ sốt mà không có các triệu chứng bị nhiễm trùng máu. Đối với bệnh nhiễm trùng máu, điều quan trọng là phải phát hiện càng sớm càng tốt”, Overturs cho biết. Nếu trẻ có vết thương có vẻ bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu đó để xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm máu sẽ được đưa ra trong khoảng 24 giờ. Trong khi chờ đợi, trẻ sẽ được dùng kháng sinh. Bác sĩ sẽ quyết định xem bé sẽ ở lại bệnh viện để dùng kháng sinh qua tĩnh mạch, tiêm thuốc, hoặc uống thuốc kháng sinh ở nhà và quay trở lại vào ngày hôm sau. Theo Overturs, khoảng một nửa trong số các bé sơ sinh bị nghi ngờ nhiễm trùng máu sẽ được nhập viện. Một khi bác sĩ xác nhận chẩn đoán, trẻ sẽ tiếp tục dùng kháng sinh. Tình trạng nhiễm trùng sẽ rõ ràng trong một tuần hoặc lâu hơn, nhưng điều rất quan trọng là phải bảo đảm trẻ sử dụng toàn bộ lượng kháng sinh và theo khám bệnh đầy đủ.

Có cách nào để ngăn ngừa nhiễm trùng máu hay không?

Trước tiên, hãy chắc chắn rằng trẻ được tiêm phòng đầy đủ. Cố gắng giữ cho vết thương của trẻ sạch sẽ, không để bé chạm vào mụn nhọt hoặc vết loét, và quan sát các dấu hiệu nhiễm trùng. Phát hiện nhiễm trùng sớm là loại thuốc tốt nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Nhiễm nấm men và hăm tã ở trẻ nhỏ
Nhiễm nấm men và hăm tã ở trẻ nhỏ

Nhiễm nấm men hay nhiễm nấm Candida không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và thậm chí, đây còn là một vấn đề khá phổ biến.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em
Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ sơ sinh, trẻ em

Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ
Huyết áp cao và cho con bú sữa mẹ

Nếu bị cao huyết áp trước hoặc trong khi mang bầu, bạn có thể cần thuốc để điều trị sau khi sinh con. Và những điều tốt nhất cho sức khoẻ của bạn có thể không tốt cho trẻ sơ sinh. Hãy thảo luận về những lợi ích và rủi ro của việc cho con bú sữa mẹ và cho trẻ bú sữa công thức với bác sĩ để tìm ra phương án phù hợp nhất cho mình.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Nghe thật ngạc nhiên phải không? Cùng suckhoe123 tìm hiểu nhé

Hỏi đáp có thể bạn quan tâm
Bệnh nhiễm trùng huyết sơ sinh có chữa khỏi hoàn toàn được không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  892 lượt xem

Bé nhà em khi sinh ra đã bị nhiễm trùng huyết sơ sinh. Bé đã được điều trị ở bệnh viện 1 tuần và đã khỏi. Bệnh nhiễm trùng huyết này có khỏi hoàn toàn không và bé có nguy cơ bị lại không ạ? Ngoài ra nó có để lại di chứng gì cho bé không, thưa bác sĩ?

Trẻ lại bị nhiễm liên cầu khuẩn, có đáng lo ngại không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  837 lượt xem

Bé nhà tôi đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) một lần, giờ cháu lại bị lại, điều này có đáng lo ngại không, thưa bác sĩ?

Bé bị viêm họng có phải do bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) hay không?
  •  4 năm trước
  •  1 trả lời
  •  910 lượt xem

Bé nhà tôi bị viêm họng, có thể nào bé bị viêm họng là do bé đã bị nhiễm liên cầu khuẩn (strep) không ạ?

Có nên vừa uống thuốc điều trị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan vừa cho con bú không?
  •  3 năm trước
  •  0 trả lời
  •  452 lượt xem

Khi em sinh bé được 25 ngày thì bị nổi mề đay. Em có đi khám thì bác sĩ kết luận em bị đau dạ dày, nhiễm khuẩn amíp, virut HP và sán lá gan. Em được bác sĩ kê các loại thuốc: Tricabendazole, Esomeprazol 40mg (ezdixum), Metronidazol 250mg ( incepdazol 250), Drotaverin 80mg ( Drotusc forte), Levocetirizin 10mg ( Ripratine) và Arginin HCL 500mg (Entraviga). Bác sĩ nói chỉ có Tricabendazole sau khi uống 24h mới được cho bé bú. Còn lại các thuốc khác không ảnh hưởng gì, vẫn có thể cho bé bú bình thường. Tuy nhiên, em về tìm hiểu thì thấy những thuốc này khi đang cho con bú đều không khuyến khích mẹ dùng. Em uống thuốc đã được 2 ngày và cho bé bú bằng sữa công thức. Em rất muốn cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, nên có vắt ra để sau 20 ngày uống thuốc xong sẽ cho bé bú lại. Nhưng càng ngày em thấy sữa càng ít, vắt cũng không được nhiều. Nhiều người làm bên dược thì khuyên em nên dừng uống thuốc, khi nào bé bỏ bú hãy điều trị. Giờ em không biết phải làm thế nào ạ? Bé uống sữa công thức morinaga nhập khẩu thì 3 ngày mới thấy đi ị, mỗi lần đi là rặn đỏ mặt, phân đặc, lọn không cứng. Bé hay đạp tay chân, gồng người lên khi ngủ thì có phải thiếu chất không ạ?

Bé trai hơn 2 tháng bị tiêu chảy nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
  •  2 năm trước
  •  1 trả lời
  •  459 lượt xem

Em sinh bé trai được 2 tháng 15 ngày tuổi. Hiện bé nặng 5,9kg. Ngày hôm qua và hôm nay bé bị đi ngoài phân xanh, có lúc cố đi thì có dính ít máu. Em cho bé đi khám thì bác sĩ kết luận bé bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, kê cho bé uống kháng sinh và bù điện giải. Bé vẫn bú mẹ bình thường, không bị sốt ạ. Tình trạng của bé nhà em có nguy hiểm không ạ?

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây