Dinh dưỡng cho trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh
Quá trình hấp thụ của bệnh nhân sau mổ teo mật bị ảnh hưởng như thế nào ?
Ở trẻ teo mật bẩm sinh do giảm bài tiết dịch mật xuống ruột và chức năng chuyển hóa, hấp thu của gan bị tổn thương dẫn tới giảm khả năng hấp thu các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K và các vi chất sắt, kẽm, canxi . Vì vậy, cần thường xuyên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin trong chế độ ăn cho trẻ.
Có nhiều vấn đề về dinh dưỡng chúng ta sẽ phải đối mặt sau phẫu thuật, phổ biến nhất là tình trạng chậm lên cân, sự kém hấp thu và rối loạn tiêu hóa.
Một số nguyên nhân gây ảnh hưởng đến dinh dưỡng và qua trình hấp thu thức ăn ở trẻ sau mổ teo mật:
- Trẻ trải qua một cuộc phẫu thuật lớn.
- Thời gian nằm viện kéo dài sau phẫu thuật.
- Trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng phối hợp.
- Kém hấp thụ thúc ăn do tình trạng ứ mật
Chế độ ăn cho trẻ dưới 6 tháng và trẻ trong độ tuổi ăn dặm.
Bảng thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
+ Với trẻ trong độ tuổi này chỉ nên ăn sữa, chưa nên sử dụng các thực phẩm ăn dặm bổ sung.
+ Với trẻ còn vàng da, Bilirubin cao trên ngưỡng bình thường nên lựa chọn các sản phẩm sữa có đạm thủy phân và MCT do các sản phẩm này dễ hấp thụ hơn với trẻ.
+ Với trẻ thoát mật tốt, hết vàng da, Bilirubil trở về giới hạn bình thường, chức năng gan ổn định, tăng cân tốt có thể lựa chọn sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa đạm thủy phân.
- Với trẻ vào độ tuổi ăn dặm ( trên 6 tháng tuổi )
+ Lựa chọn thực phẩm đa dạng cho bữa ăn để bé có một bữa ăn đầy đủ năng lượng và các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tinh thần và thể chất.
+ Rau củ: Nên chọn các loại rau lá có màu xanh đậm vì sẽ cung cấp thêm cho trẻ nhiều yếu tố vi lượng kẽm, sắt…Bố mẹ nên bổ sung mỗi tuần từ 1 đến 2 bữa các thực phẩm chứa vitamin A và Beta Caroten như bí đỏ, carot, cà chua…. Không nên ăn quá nhiều vì có thể gây chứng vàng da do ứ đọng Beta Caroten.
+ Trẻ có thể ăn đa dạng các loại Protid có nguồn gốc động vật, hải sản…….đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Trẻ sau mổ teo mật bẩm sinh nên hạn chế những thức ăn gì?
- Với trẻ có chức năng gan không tốt nên hạn chế các loại thịt đỏ( thịt bò, thịt trâu, thịt dê, đà điểu…) vì các loại thịt này chứa nhiều acid amin nhân thơm khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
- Hạn chế dùng mỡ động vật cho bé gây khó tiêu
- Không cho bé ăn phủ tạng động vật: lòng lơn, tim , cật, gan lơn
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có phẩm mầu, các thực phẩm có chất bảo quản và các thức ăn công nghiệp đóng hộp.
Điều dưỡng Vũ Thị Quyên
Khoa Gan Mật
Những điều cần suy ngẫm Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là một vấn đề của riêng gia đình mà là của cả xã hội. Sự nhận thức về sự nghiêm trọng...
Dính lưỡi (còn gọi là ngắn phanh lưỡi) là dị tật bẩm sinh nhẹ, trong đó phanh lưỡi (lớp màng mỏng nằm dưới lưỡi) bị ngắn, dầy và căng, khiến chuyển động của lưỡi bị hạn chế. Đây là nguyên nhân mà ít người biết đến, làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi và ảnh hưởng đến sự phát âm của trẻ. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và phẫu thuật cho hơn 500 trẻ dính lưỡi. Trung bình mỗi ngày có khoảng 5 đến 10 trẻ phẫu thuật điều trị tại khoa.
Mở khí quản là thủ thuật mở một đường thở nhân tạo để đưa không khí vào thẳng khí quản thông qua Canuyn mà không qua đường mũi họng; đường thở này có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Trẻ dậy thì sẽ có rất nhiều thay đổi từ hình thể đến tâm lý và sinh lý. Vì thế nếu bố mẹ không nắm bắt kịp thời để có hướng tư vấn, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ sinh ở tuần 38, sau 2 tháng 14 ngày nặng 4,7 kg có bị suy dinh dưỡng không?
Bé nhà em sinh ở tuần thứ 38, nặng 2,4kg. Đến nay bé đã được 2 tháng 14 ngày mà cân nặng mới chỉ 4,7 kg. Bác sĩ cho em hỏi, cân nặng của bé như vậy có phải là bị suy dinh dưỡng không ạ?
- 1 trả lời
- 1816 lượt xem
Bé 7 tháng biếng bú, có cần uống siro gì để cải thiện hoặc cần khám dinh dưỡng không?
Em sinh bé trai được 7 tháng, bé nặng 8,4 kg. Lúc sinh bé nặng 2,6 kg. Bé bắt đầu lười bú từ tháng thứ 6, mỗi cữ chỉ một ít khoảng 100ml và phải ép mới bú chứ bé không tự bú. Đêm bé lại đòi ti mẹ, cứ tu được 5 phút lại ngủ, cả đêm ti đến 4-5 lần, trằn trọc khó ngủ. Bé ăn dặm ít, uống ít nước và nước tiểu vàng nhẹ hoặc không vàng. Bé uống vitamin D và phơi nắng hàng ngày đầy đủ. Bé chỉ biết lẫy, khi ngồi phải chống tay và chưa vững, bé cũng chưa mọc răng nữa. Bé có cần uống thêm siro gì để cải thiện không ạ, hay cần khám dinh dưỡng không?
- 1 trả lời
- 1240 lượt xem
Trẻ 10 tháng cao 71cm nặng 8kg biếng ăn, khó ngủ, suy dinh dưỡng và thiếu canxi
Bé trai nhà em được 10 tháng tuổi. Bé nặng 8kg, cao 71cm. Bé vẫn đang bú mẹ và 2 tháng gần đây rất biếng ăn. Ban đêm bé trằn trọc, khó ngủ và ra nhiều mồ hôi. Bác sĩ cho em hỏi, bé có nên uống bổ sung canxi không? Và nên uống loại nào ạ? Em thấy có loại canxi sữa thì có uống được không, thưa bác sĩ? Em có cho bé đi khám và được bác sĩ kê canxi corbiere và d3 aquarium nhưng không thấy cải thiện, bé vẫn khó ngủ. Bé đã mọc được 6 cái răng rồi nhưng lại bị đen lại. Em nên làm gì bây giờ ạ?
- 1 trả lời
- 2279 lượt xem
Trẻ 7 tháng nặng 7,1kg dài 68cm biếng bú, biếng ăn và bị ói thì cần bổ sung nước và dinh dưỡng như thế nào?
Bé gái nhà em sinh mổ nặng 3,6kg. Bé bú sữa ngoài hoàn toàn. Tháng đầu tiên bé tăng 1kg. Tháng thứ 2 bé tăng 500g do em bị bệnh, không chăm được, bà ngoài chăm bé. Tháng thứ 3 em chăm bé thì bé tăng được 700g. Tháng thứ 4 bé tăng 300g do biếng bú hơn. Tháng thứ 5 tăng 400g, tháng thứ 6 bé bú tốt, có khi 1 ngày bú 1 lít sữa. Đến giữa tháng thứ 6 bé có đờm nhớt ở cổ nên biếng bú, bị ói, không chịu ăn. Sau 1 tuần bé hết ói nhưng vẫn biếng ăn, biếng bú. Tháng thứ 6 bé tăng 600g. 3 tuần gần đây, bé bú lại được 1 ngày 600-70ml sữa, em không cho bé ăn vì ăn vào bé có biểu hiện ho, rùng mình, ói. Bé ói liền 2 ngày, sau cách ngày mới ói. 2 ngày gần đây không thấy ói nữa. Bé vẫn ngủ và chơi bình thường. Tháng thứ 7 bé không tăng lạng nào. Hiện tại bé 7 tháng, nặng 7,1kg, dài 68cm. Bé nhà em như vậy có phải bị suy dinh dưỡng không? Và từ tháng thứ 7 bé cần uống nước như thế nào ạ?
- 1 trả lời
- 913 lượt xem
Trẻ sinh non 34 tuần, 4 tháng đi ngoài phân xanh đen, bết dính và nặng mùi là bị làm sao?
Bé nhà em sinh non 34 tuần, nặng 1,5kg. Nay bé đã được 4 tháng rưỡi, nặng 7,2 kg. Ngay từ đầu em vừa kết hợp cho bé bú mẹ lẫn bú bình. Đến nay sữa mẹ không đủ nên bé bỏ bú mẹ luôn. Từ trước tới giờ phân của bé vẫn bình thường, chỉ có 4 ngày trở lại đây, em bỗng thấy phân của bé có màu xanh đen, dẻo, bết dính và hơi nặng mùi. Bé vẫn bú bình thường. Xin hỏi phân của bé nhà em như vậy có vấn đề gì không ạ?
- 1 trả lời
- 2507 lượt xem
Bệnh đầu nhỏ Microcephaly là dị tật bẩm sinh, trong đó đầu em bé nhỏ hơn nhiều so với bình thường.
Sốt xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dương tính với HIV có thể khiến bạn có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh (PPD).
Christine Duenas đã mất đứa con của mình khi cô mang thai được 39 tuần và 3 ngày. Cô ấy đã lâm bồn, nhưng sau đó đã có sự cố khủng khiếp xảy ra. Trước khi chào đời, con bé đã chết.
Tất cả chúng ta đều biết rằng các anh chị em trong gia đình có thể có những người cha khác nhau - về mặt kỹ thuật khiến họ trở thành anh chị em cùng mẹ khác cha - nhưng còn với các cặp song sinh thì sao? Có, điều này có thể xảy ra.